Chỉ số kinh tế:
Ngày 18/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.994 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tác động số hóa đến thúc đẩy đổi mới và tăng cường tài chính toàn diện

PV
PV  - 
Ngày 04 – 06/03/2025, Đoàn công tác của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), do ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc CIC là trưởng đoàn, đã tham dự thành công Hội thảo bên lề sự kiện APEC 2025 tại Hàn Quốc. Trong bối cảnh tài chính số phát triển mạnh mẽ, việc tham dự Hội thảo APEC 2025 là cơ hội quý báu để viên chức, người lao động CIC được học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp trong thời gian tới.
aa
Tất toán nợ xấu, người dân có được tiếp tục vay ngân hàng? Hội nghị viên chức, người lao động năm 2025 của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CIC nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng
Tác động số hóa đến thúc đẩy đổi mới và tăng cường tài chính toàn diện

Hội thảo về Tài chính số tại APEC 2025 “Tác động của số hóa ngân hàng đối với đổi mới tài chính và tài chính toàn diện” tập trung vào 02 nội dung chính về số hóa tài chính và đổi mới trong hệ thống ngân hàng” và Hệ sinh thái dữ liệu mới cho tài chính số an toàn và toàn diện. Trong khuôn khổ chương trình, qua góc nhìn của chuyên gia, các diễn giả đến từ nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm thực tiễn về tác động của công nghệ đối với hệ thống ngân hàng, bảo mật dữ liệu, bảo vệ người tiêu dùng…

Tác động số hóa đến thúc đẩy đổi mới và tăng cường tài chính toàn diện
Đoàn công tác của CIC tham dự Hội thảo

Nhiều nội dung quan trọng tại Hội thảo

Thứ nhất, Open Finance: Mô hình tài chính mở rộng, cho phép cá nhân và doanh nghiệp truy cập, chia sẻ, quản lý dữ liệu tài chính của mình một cách chủ động, minh bạch thông qua các nền tảng kỹ thuật số; giúp thúc đẩy sự cạnh tranh, tăng cường khả năng tiếp cận tài chính và hỗ trợ đổi mới công nghệ trong ngành tài chính.

Thứ hai, MyData: Mô hình quản lý dữ liệu cá nhân tiên tiến, cho phép chủ thể dữ liệu kiểm soát, quản lý và sử dụng dữ liệu của mình, chủ động quyết định việc chia sẻ dữ liệu của mình với các tổ chức tài chính để nhận được các dịch vụ phù hợp hơn.

Thứ ba, quy trình tài chính số: Thông qua việc ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (Blockchain), quy trình này số hóa các hoạt động tài chính, giúp tự động hóa, tối ưu hóa quy trình cung cấp dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo an toàn thông tin.

Thứ tư, bảo vệ người tiêu dùng trong hệ sinh thái tài chính số: Song song với sự phát triển của công nghệ nói chung và hệ sinh thái tài chính số nói riêng, các rủi ro về quyền riêng tư và an ninh mạng cũng ngày càng trở nên phức tạp, khó lường. Để giải quyết vấn đề này, các diễn giả đã trình bày, phân tích một số chiến lược chính như chuẩn hóa tiêu chuẩn kỹ thuật, tăng cường kiểm soát an ninh mạnh, hoàn thiện quy trình cấp quyền dữ liệu, hỗ trợ các sáng kiến giáo dục tài chính

Thứ năm, hệ sinh thái dữ liệu mới trong dịch vụ tài chính: Đảm bảo đáp ứng đủ 04 yếu tố, gồm: Niềm tin vào dữ liệu và phân tích (D&A), sự phát triển của các nhà cung cấp dữ liệu bên thứ ba, cơ sở hạ tầng dữ liệu hiện đại, quản trị dữ liệu cá nhân.

Tác động số hóa đến thúc đẩy đổi mới và tăng cường tài chính toàn diện
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc CIC phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc CIC chia sẻ một số nội dung về thách thức của việc tiếp cận tài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và vai trò của dữ liệu mới, đặc biệt là với các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển, nơi doanh nghiệp thường thiếu lịch sử tín dụng chính thức, gây khó khăn cho các tổ chức tài chính trong việc đánh giá rủi ro.

Tác động số hóa đến thúc đẩy đổi mới và tăng cường tài chính toàn diện
Phiên thảo luận tại Hội thảo

Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, dù CIC và các Công ty Thông tin tín dụng (TTTD) tư nhân đã thực hiện tốt các chức năng như đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TTTD, bao gồm cả những sản phẩm giá trị gia tăng như chấm điểm, xếp hạng tín dụng, hỗ trợ quản lý rủi ro và thu hồi nợ,… song cũng không thể tránh khỏi những tác động mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi số nhanh chóng và yêu cầu cấp thiết về đẩy mạnh tài chính số, khi mà vẫn còn khoảng 30% dân số trưởng thành không có lịch sử tín dụng tại Việt Nam.

Vì vậy, cần thiết phải thu thập các nguồn dữ liệu thay thế như dữ liệu sử dụng dịch vụ điện, nước, logistics, kế toán,…; Nghiên cứu, ứng dụng các loại hạ tầng dữ liệu mới như AI, học máy (Machine Learning), điện toán đám mây, blockchain, ngân hàng mở và chia sẻ dữ liệu thông qua API mở, phân tích dữ liệu,…; Bám sát khung pháp lý hỗ trợ hạ tầng dữ liệu mới (Luật Dữ liệu 2024 và các dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định về sản phẩm và dịch vụ dữ liệu, Nghị định về sản phẩm và dịch vụ phân tích và tổng hợp dữ liệu và Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong thời gian tới).

Bài học kinh nghiệm cho CIC

Một là, tập trung đầu tư nâng cấp nền tảng công nghệ tin học, ứng dụng AI, Machine Learning, Big Data vào hoạt động TTTD, đảm bảo phù hợp với định hướng chuyển đổi số của Ngân hàng Nhà nước theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng.

Hai là, chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế kết nối các nguồn dữ liệu mới và xây dựng hạ tầng dữ liệu hiện đại.

Ba là, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức có kinh nghiệm về phân tích và ứng dụng dữ liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ TTTD.

PV

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 18/6: Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng

Sáng 18/6: Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (18/6), tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 2-40 đồng so với phiên trước.
Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối quý 1/2025 với nhiều thông tin đáng chú ý.
Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (17/6), tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 5-40 đồng so với phiên trước.
Nam A Bank huy động thành công vốn vay từ Symbiotics, đẩy mạnh tín dụng xanh và phát triển bền vững

Nam A Bank huy động thành công vốn vay từ Symbiotics, đẩy mạnh tín dụng xanh và phát triển bền vững

Mới đây, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - HOSE: NAB) tiếp tục huy động thành công khoản vốn quốc tế từ Công ty Quản lý quỹ Symbiotics Investments SA (Symbiotics) nâng tổng số vốn huy động từ Symbiotics từ đầu năm đến nay đạt hơn 20 triệu USD, khẳng định uy tín trên thị trường vốn quốc tế với các đối tác hàng đầu.
Sáng 16/6: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Sáng 16/6: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (16/6), tỷ giá trung tâm tăng 18 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 19-58 đồng so với phiên trước.
Sáng 13/6: Tỷ giá trung tâm giảm 15 đồng

Sáng 13/6: Tỷ giá trung tâm giảm 15 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (13/6), tỷ giá trung tâm giảm 15 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 7-40 đồng so với phiên trước.
Gửi tiền, vay vốn tại ngân hàng Big 4 được hưởng lãi suất ra sao?

Gửi tiền, vay vốn tại ngân hàng Big 4 được hưởng lãi suất ra sao?

Lãi suất huy động tại nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước: Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank hiện đang dao động từ 1,6-4,8%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tại các ngân hàng có xu hướng giảm so với thời điểm đầu năm.
Sáng 12/6: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Sáng 12/6: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/6), tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 5-20 đồng so với phiên trước.
[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 12-18/6

[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 12-18/6

Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 12-18/6.
Bảo hiểm Agribank giữ vững vị thế trong Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2025

Bảo hiểm Agribank giữ vững vị thế trong Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2025

Ngày 11/06/2025, Vietnam Report chính thức công bố Top 10 Công ty Bảo hiểm uy tín năm 2025, trong đó, Bảo hiểm Agribank tiếp tục được vinh danh là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất, khẳng định vị thế bền vững trên thị trường sau nhiều năm nỗ lực không ngừng.