Thắt chặt giải pháp chống lừa đảo trực tuyến
Sẵn sàng với xác thực sinh trắc học
Trên thực tế, tình trạng lừa đảo trực tuyến luôn là một thách thức. Các đối tượng tội phạm ngày càng có nhiều thủ đoạn mới, nhắm đến các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Phạm Thái Sơn - Phó giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm 2023, trang cảnh báo an toàn thông tin của Bộ này tiếp nhận gần 17.400 phản ánh liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Quý I/2024, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam nhận hơn 4.100 phản ánh, trong đó hơn 60% người dùng truy cập từ điện thoại cá nhân bị lừa đảo trực tuyến, thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
![]() |
Để tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến, mọi người cần thận trọng khi nhận được liên hệ từ các nguồn không rõ ràng |
Trả lời về vấn đề này tại phiên thảo luận ngày 23/5/2024, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong thời gian vừa qua, NHNN đã chỉ đạo toàn Ngành về tăng cường công tác phòng, chống, ngăn ngừa hành vi gian lận trong việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng eKYC; đồng thời cũng chỉ đạo các TCTD phải triển khai các giải pháp theo dõi việc giao dịch, kiểm soát, đánh giá trong và sau khi khách hàng mở tài khoản để kịp thời phát hiện những tài khoản có dấu hiệu đáng ngờ để có giải pháp phù hợp.
Bên cạnh đó, NHNN đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trong đó bổ sung một số những quy định rất chặt chẽ. Đặc biệt là NHNN đã ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN, yêu cầu áp dụng các biện pháp xác thực sinh trắc học đối với các giao dịch trên 10 triệu đồng hoặc giá trị trên 20 triệu đồng/ngày bằng sinh trắc học nhằm hạn chế việc sử dụng tài khoản không chính chủ cho hành vi vi phạm pháp luật.
Thực hiện Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, đến nay, hầu hết các ngân hàng đã tích cực triển khai xác thực sinh trắc học thông qua nhiều hình thức, từ qua App ngân hàng hoặc tại các quầy giao dịch. Đây được coi là “vũ khí” chống giả mạo định danh để chiếm đoạt tài sản.
Anh Phạm Minh Vương (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, hiện tại anh đang có 3 tài khoản của 3 ngân hàng khác nhau. Thời gian qua, các ngân hàng đều tích cực thông báo yêu cầu đăng ký sinh trắc học cả trên web, trên App điện thoại và cả tin nhắn SMS. Do nhu cầu thường xuyên phải chuyển khoản cho khách hàng với số tiền lớn nên anh cũng nhanh chóng đăng ký sinh trắc học cho cả 3 tài khoản ngân hàng. Thủ tục đăng ký cũng rất đơn giản, làm trực tiếp trên điện thoại chỉ vài phút là xong.
Là một trong những ngân hàng sớm triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, ngay từ đầu tháng 3/2024, TPBank đã tích cực triển khai đăng ký cho các khách hàng. Hiện 100% cán bộ, nhân viên của TPBank đã cập nhật và sử dụng dữ liệu sinh trắc học trong xác thực các giao dịch chuyển tiền và thanh toán.
Ông Đinh Văn Chiến - Phó Tổng giám đốc TPBank cho biết, trong năm 2023, TPBank có tới hơn 12 triệu khách hàng, thực hiện 1 tỷ giao dịch/năm với tổng giá trị giao dịch lên tới 1,5 triệu tỷ đồng. Do đó, việc triển khai xác thực sinh trắc học để ngăn ngừa các rủi ro cho khách hàng cũng như bảo vệ ngân hàng là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng.
Trước khi NHNN ban hành Quyết định số 2345, TPBank cũng đã triển khai xác thực giao dịch bằng sinh trắc học và được rất nhiều khách hàng đăng ký và sử dụng. Ưu điểm của sinh trắc học khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền, mở tài khoản, mở thẻ, gửi tiết kiệm,… trên App TPBank hay khi đến giao dịch tại Ngân hàng tự động LiveBank 24/7, chỉ cần vài giây xác thực mà không cần mang bất cứ loại giấy tờ nào, đảm bảo giao dịch an toàn, nhanh chóng và thuận tiện.
Phòng ngừa lừa đảo là nhiệm vụ trọng tâm của Ngành
Trong bối cảnh các ngân hàng luôn theo đuổi mục tiêu đưa ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thân thiện, giàu tiện ích, đem lại giá trị thiết thực và đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, cho vay...).
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh, phòng ngừa hành vi lừa đảo qua mạng luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển của ngành Ngân hàng. Toàn Ngành luôn coi an ninh, an toàn, bảo mật là trọng yếu.
Đứng từ phía các ngân hàng thương mại, theo ông Phan Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc Techcombank, giải pháp xác thực giao dịch số hóa bằng sinh trắc học là một trong những cam kết mạnh mẽ và ưu tiên hàng đầu của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay nhằm tuân thủ cao nhất các yêu cầu của NHNN trong việc đảm bảo giao dịch an toàn, bảo mật cho khách hàng trên không gian mạng. Điều này cũng giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trên mọi điểm chạm giao dịch với Techcombank.
Tính đến hết quý I/2024, Techcombank có 13,8 triệu khách hàng, với khoảng 370.000 khách hàng mới, trong đó, 59% gia nhập thông qua nền tảng ngân hàng số và 39% từ kênh chi nhánh... Từ đầu tháng 4/2024, Techcombank đã tiến hành thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng thông qua căn cước công dân gắn chip trên ứng dụng Techcombank Mobile và tại quầy giao dịch. Đến nay, lượng khách hàng đăng ký sinh trắc học trực tiếp và trực tuyến đạt khá lớn.
OCB cũng đã giới thiệu phiên bản OCB OMNI thế hệ mới sử dụng công nghệ bảo mật FIDO với thuật toán mã hóa mạnh mẽ, bảo mật đa lớp cho từng giao dịch, với việc bổ sung xác thực sinh trắc học sẽ đảm bảo tính an toàn, bảo vệ thông tin tài chính của người dùng một cách tối ưu.
Tính đến thời điểm này chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Quyết định 2345 có hiệu lực. Do vậy, các ngân hàng đang tích cực phối hợp với Bộ Công an để làm sạch cơ sở dữ liệu sinh trắc học của khách hàng bằng cách đối chiếu với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư để có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tại Quyết định 2345.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng lưu ý thêm, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn cao trào của chuyển đổi số, để thực hiện hóa các giải pháp phòng, chống lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng kịp thời các quy chế quản lý để bảo vệ người dùng.
Các tin khác

Xây dựng Co-opBank trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại

Quản lý tài chính gia đình thời 4.0: Chi tiêu thông minh, sống an tâm

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile Money đến hết năm 2025

Ngành Ngân hàng tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thống đốc NHNN: Ngành Ngân hàng luôn sẵn sàng đồng hành phát triển nhà ở xã hội

Co-opbank: Khát vọng trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính vi mô vì cộng đồng

Sáng 19/4: Tỷ giá trung tâm ổn định

Đề xuất quy định mới liên quan kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Không để xuất hiện tình trạng trục lợi, đầu cơ trên thị trường vàng

Lợi nhuận quý I gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, LPBank chạy đà hiệu quả, vững vàng bứt phá

Kết thúc quý 1/2025, hoạt động kinh doanh của PGBank có nhiều điểm sáng

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

NHNN triển khai các giải pháp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

TS.Cấn Văn Lực: Không luật hoá quy định về xử lý nợ xấu sẽ gây ách tắc vốn cho nền kinh tế

Lãi suất các ngân hàng Big 4 hiện ra sao?
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
