Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thu hẹp án phạt tử hình, bổ sung hình phạt tù chung thân không xét giảm án

Dương Công Chiến
Dương Công Chiến  - 
Ngày 20/5/2025, Quốc hội đã nghe Chính phủ và Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã trình bày các báo cáo liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Chính phủ nhấn mạnh rằng, dự án Luật mang ý nghĩa chiến lược, thể chế hóa các chủ trương của Đảng, đặc biệt là việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, bổ sung hình phạt tù chung thân không xét giảm án và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thì tán thành sự cần thiết của dự án luật, đồng thời đưa ra các đề xuất hoàn thiện để đảm bảo tính thống nhất, khả thi và nhân đạo, góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật hình sự đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và định hướng nhân văn của Nhà nước.
aa

Đảm bảo mục tiêu phòng, chống tội phạm

Chính phủ khẳng định sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tội phạm trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Dự án Luật được xây dựng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi Bộ luật Hình sự hiện hành, đồng thời bảo đảm tính nhân đạo, khoan hồng nhưng vẫn duy trì tính răn đe nghiêm khắc. Chính phủ nhấn mạnh rằng, dự án luật hướng đến việc bảo vệ chế độ, quyền con người, lợi ích của Nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh cho người dân.

Một trong những nội dung trọng tâm của dự án luật là thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh hiện có khung hình phạt tử hình, chiếm 44,44%. Chính phủ cho rằng, quy định này nhằm cách ly vĩnh viễn người phạm tội khỏi đời sống xã hội, đồng thời thể hiện tính nhân đạo, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, dự án luật đề xuất bổ sung tội sử dụng trái phép chất ma túy để đáp ứng yêu cầu đấu tranh với tình trạng gia tăng sử dụng ma túy, vốn là nguyên nhân dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Chính phủ cũng đề xuất nâng mức hình phạt tù đối với một số tội phạm về môi trường, ma túy, và an toàn thực phẩm để tăng tính răn đe, kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước và quyền của công dân.

Dự án luật còn sửa đổi, bổ sung một số quy định của các luật liên quan như Luật Đặc xá, Luật Thi hành án hình sự, Luật Phòng, chống mua bán người, và Luật Công an nhân dân để đồng bộ hóa các trình tự, thủ tục và tổ chức thi hành án tử hình, phục vụ yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Chính phủ đề xuất dự án luật được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 theo trình tự, thủ tục rút gọn, với hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, nhằm kịp thời thực hiện các chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và hỗ trợ quá trình tinh gọn bộ máy nhà nước.

Quá trình xây dựng dự án luật được thực hiện minh bạch, tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để nghiên cứu, xây dựng hồ sơ dự án luật, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Hồ sơ dự án bao gồm đầy đủ các tài liệu theo quy định, đáp ứng yêu cầu trình Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự rút gọn, thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ trong việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tiếp tục rà soát các nghị quyết để thế chế hoá

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công an trong việc xây dựng hồ sơ dự án luật đúng tiến độ và đầy đủ tài liệu theo quy định. Ủy ban nhận thấy dự thảo luật cơ bản bám sát chủ trương của Đảng, phù hợp với quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị tiếp tục rà soát các nghị quyết gần đây của Đảng, như Nghị quyết số 57-NQ/TW, Nghị quyết số 66-NQ/TW, và Nghị quyết số 68-NQ/TW, để thể chế hóa đầy đủ vào Bộ luật Hình sự, đồng thời kiểm tra tính thống nhất với các luật đang được sửa đổi, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 9, nhằm tránh chồng chéo, mâu thuẫn trong xử lý vi phạm pháp luật.

Về việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, Ủy ban ghi nhận hai quan điểm. Một số ý kiến tán thành bỏ hình phạt tử hình tại 8 tội danh như đề xuất của Chính phủ, thay thế bằng tù chung thân không xét giảm án. Tuy nhiên, đa số ý kiến thận trọng, cho rằng cần cân nhắc kỹ việc bỏ tử hình đối với các tội tham ô, nhận hối lộ, và vận chuyển trái phép chất ma túy để đảm bảo hiệu quả răn đe và phòng ngừa tội phạm.

Về đề xuất bổ sung hình phạt tù chung thân không xét giảm án, Ủy ban cũng ghi nhận hai luồng ý kiến. Đa số ý kiến ủng hộ bổ sung hình phạt này tại 18 tội danh, đồng thời đề nghị rà soát các tội đặc biệt nghiêm trọng trước năm 2015 để áp dụng đồng bộ. Một số ý kiến phản đối, cho rằng hình phạt này không khác biệt đáng kể so với tù chung thân hiện hành, có thể gây thiếu nhất quán trong chính sách hình sự, và đề xuất sửa đổi Điều 63 của Bộ luật Hình sự để quy định các trường hợp không xét giảm án, tương tự quy định của Luật Đặc xá.

Đối với đề xuất bổ sung tội sử dụng trái phép chất ma túy, Ủy ban ghi nhận sự gia tăng tình trạng sử dụng ma túy, là nguyên nhân dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tuy nhiên, đa số ý kiến không tán thành bổ sung tội danh này, lập luận rằng người sử dụng ma túy được xem là bệnh nhân theo chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các công ước quốc tế. Trước đây, tội danh này từng được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng đã bị bãi bỏ từ năm 2010, và việc xử lý bằng biện pháp hành chính kết hợp cai nghiện là phù hợp hơn. Ủy ban đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ để đảm bảo tính nhân đạo và hiệu quả trong chính sách hình sự.

Về việc nâng mức hình phạt tù đối với các tội về môi trường, ma túy, và an toàn thực phẩm, Ủy ban cơ bản tán thành để tăng tính răn đe, bảo vệ lợi ích Nhà nước và quyền của công dân. Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị Chính phủ thuyết minh rõ hơn căn cứ nâng mức hình phạt, đảm bảo mức phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Về nâng mức phạt tiền là hình phạt chính và bổ sung, Ủy ban ủng hộ tăng gấp đôi mức phạt tại một số tội danh về môi trường và xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, đồng thời đề nghị ưu tiên áp dụng hình phạt tiền trong các khung hình phạt có cả tù và tiền, theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW, cùng với yêu cầu khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

Về hiệu lực thi hành, Ủy ban đồng ý với thời điểm 1/7/2025 để kịp thời thực hiện chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, một số ý kiến đề xuất các quy định có lợi cho người phạm tội và liên quan đến bộ máy có hiệu lực từ 1/7/2025, còn các quy định khác từ 1/10/2025 để Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thời gian ban hành nghị quyết hướng dẫn và cơ quan tố tụng chuẩn bị triển khai…

Dương Công Chiến

Tin liên quan

Tin khác

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Ngày 21/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Sự kiện nhằm tôn vinh những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua. Đây cũng là kim chỉ nam để các nhà báo tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình trong giai đoạn đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là dòng chảy mãnh liệt, vun đắp lý tưởng, kết nối niềm tin và không ngừng chuyển mình để lan tỏa, đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc.
Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt của báo chí trong việc giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào cách mạng. Từ những ngày hoạt động ở Pháp, Người đã góp phần sáng lập và viết bài cho các tờ báo tiến bộ như: Le Paria, L’Humanité, truyền bá lý luận cách mạng vô sản. Khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người sáng lập tờ Thanh niên - ra số đầu ngày 21/6/1925 - khai mở dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí vẫn là di sản vô giá, soi đường cho sứ mệnh của báo chí cách mạng.
Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa diễn ra tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội dành nhiều câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch thành lập trung tâm tài chính quốc tế và chiến lược tái cơ cấu kinh tế. Phó Thủ tướng đã trình bày lộ trình cụ thể để đưa Việt Nam cạnh tranh toàn cầu, khẳng định các ngành kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng bền vững, đáp ứng kỳ vọng của cử tri.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Ổn định vĩ mô - nền tảng chinh phục mục tiêu tăng trưởng 8%

Ổn định vĩ mô - nền tảng chinh phục mục tiêu tăng trưởng 8%

Sáng 20/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã sôi nổi chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong bối cảnh địa chính trị bất ổn và áp lực từ bảo hộ thương mại quốc tế. Những chiến lược cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp và đặt nền móng cho tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030 đã được làm rõ, hứa hẹn một hành trình đầy thách thức nhưng nhiều triển vọng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Mục tiêu tăng trưởng 8% là thách thức lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Mục tiêu tăng trưởng 8% là thách thức lớn

Tiếp tục Chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy trong hành trình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy trong hành trình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -21/6/2025), sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi gặp mặt tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.