Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp tháng 10/2025.
aa
Đề xuất xử phạt bổ sung với hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm

Theo đó, tại các Điều 214, 215, 216 quy định về các tội liên quan gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, cơ quan soạn thảo đề xuất nâng gấp đôi mức phạt tiền và nâng mức tiền vi phạm để quy kết trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 214 (tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp), đề xuất số tiền vi phạm tối thiểu để xử lý hình sự tội này là chiếm đoạt 20 triệu đồng (quy định hiện hành 10 triệu đồng) hoặc gây thiệt hại tối thiểu 40 triệu đồng (hiện hành 20 triệu đồng) với các thủ đoạn lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ để lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội, dùng các loại hồ sơ này để hưởng chế độ. Mức phạt tiền với hành vi này cũng được nâng lên ít nhất 40 triệu đồng, gấp đôi so với hiện nay 20 triệu đồng.

Mức phạt 200-400 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm được đề xuất áp dụng với người phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tối thiểu từ 200 triệu hoặc gây thiệt hại ít nhất 400 triệu đồng. Với quy định đang áp dụng hiện nay, tiền phạt cho các hành vi này là 100-200 triệu đồng.

Các quy định chế tài, xử phạt vi phạm về BHYT, BHXH, BHTN đang được đề xuất tăng lên nhằm hạn chế tình trạng chậm, trốn đóng các loại bảo hiểm này, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động. Ảnh: M.N
Chế tài xử phạt vi phạm về bảo hiểm được đề xuất tăng lên nhằm hạn chế tình trạng chậm, trốn đóng, đảm bảo quyền lợi người lao động. Ảnh: M.N

Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng dự kiến nâng gấp đôi tiền phạt với tội Gian lận bảo hiểm y tế. Theo đó, Khoản 1 Điều 215, dự thảo đề xuất mức tiền tối thiểu để bị xử lý hình sự với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế là 20 triệu đồng, với gây thiệt hại là 40 triệu đồng (Luật hiện hành quy định mức tối thiểu với các hành vi này lần lượt là 10 và 20 triệu đồng). Người vi phạm có thể bị phạt từ 40 triệu đồng (hiện hành là 20 triệu đồng); phạt cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Các hành vi chịu mức phạt này bao gồm: lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ được cấp khống, thẻ giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ của người khác để hưởng bảo hiểm y tế trái quy định.

Song song với đề xuất tăng mức tiền phạt đối với tội gian lận bảo hiểm y tế, Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng đề xuất tăng gấp đôi tiền phạt lẫn tiền vi phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, Điều 216, cơ quan soạn thảo cơ bản giữ nguyên khái niệm về hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động. Song tiền vi phạm để quy xử lý hình sự được đề xuất nâng gấp đôi, tối thiểu 100 triệu đồng (mức hiện hành 50 triệu đồng). Mức tiền phạt theo đó cũng nâng gấp đôi, lên tối thiểu 400 triệu đồng (hiện hành 200 triệu đồng).

Cơ quan soạn thảo cũng đề xuất mức phạt tiền thấp nhất 400 triệu đồng, cao nhất 6 tỷ đồng đối với tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tùy theo đối tượng pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội.

Cũng liên quan đến pháp lý về triển khai Luật Bảo hiểm xã hội, trong tháng 4/2025 vừa qua Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Theo đó, các quy định mới trong dự thảo Nghị định này đều được xây dựng theo hướng “siết chặt” quản lý hoạt động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Yêu cầu, định kỳ hàng quý, trước ngày 15 của tháng đầu quý, Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp danh sách doanh nghiệp chậm, trốn đóng và gửi báo cáo về Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh để xử lý theo thẩm quyền.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Chuyển động cơ thể: Bí quyết nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần

Chuyển động cơ thể: Bí quyết nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần

Khi nói đến tập thể dục, chúng ta thường nghĩ đến việc đếm bước chân, theo dõi nhịp tim, đốt cháy calo hoặc vượt qua những giới hạn cá nhân. Tuy nhiên, một xu hướng mới đang được nhiều chuyên gia khuyến khích là “chuyển động cơ thể” tức là tập thể dục bằng cách tập trung vào cảm giác của cơ thể thay vì các chỉ số hay mục tiêu thành tích.
Uống cà phê đúng cách để không mất tác dụng của thực phẩm bổ sung

Uống cà phê đúng cách để không mất tác dụng của thực phẩm bổ sung

Theo Aboluowang khi bạn uống cà phê cần chú ý để không lãng phí hết chất dinh dưỡng của thực phẩm tốt cho sức khỏe.
5 món canh đậu xanh là kho báu cho sức khỏe ngày hè nóng

5 món canh đậu xanh là kho báu cho sức khỏe ngày hè nóng

Mỗi mùa hè, thực phẩm giải nhiệt nhất là đậu xanh, chỉ cần thời tiết nóng bức, ở nhà sẽ luôn có một nồi canh đậu xanh, uống một bát sẽ khiến cả người cảm thấy thoải mái.
Đi bộ phản ánh sức khỏe toàn diện của hệ tim mạch và cơ quan khác

Đi bộ phản ánh sức khỏe toàn diện của hệ tim mạch và cơ quan khác

Trong cuộc sống hàng ngày, đi bộ vẫn thường được xem là hoạt động đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai nhận thức được rằng những biểu hiện hiện tại nhỏ bé khi đi bộ như cảm giác giác chân bị chèn ép, giày chật hay thở gấp đều có thể phản ánh trạng thái của hệ tuần hoàn máu. Thực tế, đi bộ chính là một công cụ quan sát, một phương pháp kiểm tra nhẹ nhàng nhưng hiệu quả để phát hiện những vấn đề tiềm ẩn về tim mạch.
Chủ động phòng chống dịch bệnh trong và sau lụt bão, mưa lũ

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong và sau lụt bão, mưa lũ

Bộ Y tế cho biết những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa lụt bão, mưa lũ gồm tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…
TP. Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

TP. Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Bắt đầu từ ngày 1/7 tới, TP. Hồ Chí Minh sẽ chính thức triển khai kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải đến năm 2030. Kế hoạch này là một bước đi quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường phối hợp liên ngành trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Khoa học thần kinh và cuộc cách mạng điều trị ung thư

Khoa học thần kinh và cuộc cách mạng điều trị ung thư

Trong một số thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến ​​những tiến bộ vượt bậc trong kỳ vọng và điều trị ung thư. Tỷ lệ sống sót của nhiều loại ung thư đã được cải thiện đáng kể, nhờ vào các giải pháp an toàn tiêu chuẩn, miễn dịch liệu và các công nghệ y học chính xác. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh không chỉ toàn màu hồng. Số liệu thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh thư trên toàn cầu vẫn đang tăng lên và có những dấu hiệu đáng sợ cho tốc độ cải thiện khả năng sống sót.
Mệt mỏi sau ăn - dấu hiệu âm thầm cảnh báo đường huyết tăng cao

Mệt mỏi sau ăn - dấu hiệu âm thầm cảnh báo đường huyết tăng cao

Bạn có thường cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, thậm chí là đói lại nhanh chóng chỉ sau một bữa ăn? Nhiều người cho rằng đây là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi nạp năng lượng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của tình trạng đường huyết tăng cao sau bữa ăn - một yếu tố nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua, đặc biệt ở những người chưa từng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Từ món ăn dân dã đến “vị thuốc” quý cho sức khỏe

Từ món ăn dân dã đến “vị thuốc” quý cho sức khỏe

Không chỉ đơn thuần là thực phẩm, rau muống đã đi vào đời sống văn hóa và ẩm thực Việt Nam như một biểu tượng của sự mộc mạc, gần gũi, và là "liều thuốc tự nhiên" nếu biết sử dụng hợp lý.
Uống nước sau khi thức dậy: Thói quen nhỏ, lợi ích lớn

Uống nước sau khi thức dậy: Thói quen nhỏ, lợi ích lớn

Trong guồng quay tất bật của cuộc sống hiện đại, nhiều người thường bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê để tỉnh táo. Thế nhưng, theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ với một hành động đơn giản uống nước ngay sau khi thức dậy bạn có thể mang đến những thay đổi rõ rệt cho cơ thể sau vài tháng duy trì đều đặn.