Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thủ tướng: Cắt bỏ thủ tục rườm rà, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phải đi liền với cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, loại bỏ cơ chế “xin – cho”, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp; lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực phát triển. Người đứng đầu phải sát việc, quyết liệt, trăn trở với công việc; chỉ đạo, điều hành thần tốc, táo bạo, hiệu quả hơn, tăng cường kiểm tra, giám sát, tháo gỡ vướng mắc.
aa
Thủ tướng nhấn mạnh, đẩy mạnh phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phải gắn với đơn giản hóa và cương quyết cắt bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phiền hà, bỏ cơ chế xin cho, giảm thời gian, chi phí, tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh, đẩy mạnh phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phải gắn với đơn giản hóa và cương quyết cắt bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phiền hà, bỏ cơ chế xin cho, giảm thời gian, chi phí, tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 17/5, Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, nhằm đánh giá tình hình thực hiện những tháng đầu năm và đề ra phương hướng thời gian tới.

Đạt kết quả tích cực trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Các báo cáo tại phiên họp cho thấy công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở với quyết tâm cao. Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung, cập nhật Nghị quyết số 03/NQ-CP và ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW (đã có 63/63 địa phương, 22/22 bộ, ngành ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết).

Ban Chỉ đạo đã được kiện toàn theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 15/5/2025, thành lập 3 tổ công tác giúp việc. Trong 4 tháng đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng ban hành 26 nghị quyết, 31 quyết định, 9 chỉ thị, 13 công điện; tổ chức 6 hội nghị lớn toàn quốc; phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số”.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về thể chế, đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 193/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc biệt cho KHCN và chuyển đổi số; 19 dự án luật, 3 nghị quyết đang được trình tại kỳ họp Quốc hội. Chính phủ đã ban hành 11 nghị định, hoàn thiện Khung kiến trúc Chính phủ số Việt Nam phiên bản 4.0.

Chuyển đổi số tiếp tục tiến triển tích cực: Dịch vụ 5G được triển khai mạnh mẽ (xây dựng 11.500 trạm BTS), tốc độ internet di động vào top 20 thế giới, thí điểm internet vệ tinh. Thương mại điện tử tăng trưởng 22%; thanh toán không tiền mặt tăng 28,7%, thiết bị chấp nhận thẻ tăng gần 30%.

Công nghiệp ICT đạt kết quả nổi bật: 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sản phẩm công nghệ số đạt 49,4 tỷ USD (tăng 16,2%), doanh thu toàn ngành ước đạt 423.300 tỷ đồng (tăng 44,4%). Thuế từ thương mại điện tử tăng 19%, đạt 34.500 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đề án 06 được triển khai mạnh mẽ, mang lại hiệu quả thiết thực: cấp 100% căn cước công dân có gắn chip, kích hoạt hơn 63,4 triệu tài khoản định danh điện tử, tích hợp 43 tiện ích trên ứng dụng VNeID. Các tiện ích công trực tuyến dần hoàn thiện, 58/76 dịch vụ công thiết yếu đã được triển khai, 200 thủ tục hành chính được cắt giảm thành phần hồ sơ.

Lĩnh vực y tế, giáo dục, an sinh xã hội có nhiều tiến bộ: hơn 15,5 triệu dữ liệu cá nhân được tích hợp với Sổ sức khỏe và Bệnh án điện tử; triển khai Hệ thống điều phối dữ liệu y tế tại 29 tỉnh; hơn 2,9 triệu đối tượng nhận trợ cấp xã hội qua tài khoản ngân hàng.

Về cải cách hành chính, đã tinh gọn tổ chức bộ máy còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ; đẩy nhanh sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Người đứng đầu phải sát việc, quyết liệt, trăn trở với công việc

Phát biểu kết luận, Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã triển khai tốt nhiệm vụ, đặc biệt là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ. Đồng thời chỉ ra nhiều hạn chế: phân cấp, phân quyền chưa triệt để; nhiều nhiệm vụ còn chậm tiến độ; nhận thức chưa đồng đều; thủ tục hành chính chưa đơn giản hóa đúng mức; triển khai một cửa quốc gia và trung tâm hành chính công chưa đồng bộ…

Đại diện các bộ, ngành, địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện các bộ, ngành, địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phân tích nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, Thủ tướng cho rằng chủ yếu là do người đứng đầu và nhấn mạnh, người đứng đầu phải sát việc, quyết liệt, kiểm tra, đôn đốc, trăn trở với công việc. Nơi nào cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu dành nhiều thời gian, công sức cho công tác này thì công việc tiến bộ, có kết quả rõ rệt, còn nơi nào người đứng đầu tinh thần trách nhiệm chưa cao, nỗ lực chưa lớn, còn lơ là, thậm chí qua loa, đại khái thì công việc chậm chạp.

Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt được Thủ tướng khẳng định: phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phải đi đôi với cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; tăng cường hợp tác công – tư; chỉ đạo, điều hành phải thần tốc, táo bạo, hiệu quả; xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh.

Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Công an phối hợp, tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình ban hành Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo để thống nhất triển khai trong thời gian tới - Ảnh: VGP
Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Công an phối hợp, tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình ban hành Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo để thống nhất triển khai trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quyết tâm tăng tốc – bứt phá, thực hiện 3 đột phá chiến lược số

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu phải quyết tâm "tăng tốc và bứt phá", thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình hình, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% năm 2025, tạo đà tăng trưởng 2 con số cho cả nhiệm kỳ.

Phương châm điều hành là: “Bộ máy tinh gọn – Dữ liệu kết nối – Quản trị hiện đại”. Trong đó, tập trung vào 3 đột phá chiến lược số: thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số. Chi ngân sách cho KHCN cần tăng lên 3%.

Nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh hợp tác công tư, Thủ tướng kêu gọi sự tham gia tích cực hơn nữa của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân cả về nguồn lực, xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo động lực, truyền cảm hứng.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, động lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06. Tiếp tục triển khai tổ chức thực chất, rộng khắp các phong trào thi đua trong toàn quốc để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và Nhân dân (nhất là phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" và "Bình dân học vụ số").

Cần rà soát, hoàn thiện thể chế, bảo đảm nguồn lực, có cơ chế ưu tiên cho KHCN và chuyển đổi số. Thủ tướng giao Bộ Công an sớm hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Dữ liệu; Nghị định quy định về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Nghị định quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ dữ liệu, hoàn thành trong tháng 6/2025; phân công Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng theo dõi, chỉ đạo.

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương xây dựng các nghị định hướng dẫn thi hành 19 luật và 3 nghị quyết liên quan đến KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số đang trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9; giao Bộ Tư pháp đôn đốc, phân công Phó Thủ tướng Lê Thành Long theo dõi, chỉ đạo.

Các bộ, ngành, địa phương sớm đăng ký dự án, nhiệm vụ KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí; phân công Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo.

Các bộ, ngành, địa phương sớm đăng ký dự án, nhiệm vụ KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các bộ, ngành, địa phương sớm đăng ký dự án, nhiệm vụ KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam phù hợp với phương án sắp xếp tổ chức bộ máy sáp nhập tỉnh, tổ chức chính quyền hai cấp, hoàn thành trong tháng 6/2025; phân công Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo.

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương xây dựng các đề án triển khai cơ chế thử nghiệm chính sách nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ chiến lược trong các ngành, lĩnh vực; giao Bộ Khoa học và Công nghệ đôn đốc, phân công Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo.

Về phát triển hạ tầng số, kinh tế số và chính phủ số, Thủ tướng yêu cầu phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại; các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu của bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp mình, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia. Tổ chức triển khai thử nghiệm có kiểm soát với các ngành công nghệ mới và phát triển sản xuất thông minh. Bộ Tài chính sớm hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền chính sách thí điểm thị trường tài sản mã hóa. Các bộ, ngành, địa phương cần tập trung số hóa toàn diện và đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý nhà nước.

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại; tiếp tục đẩy mạnh cung cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, gắn với sắp xếp đơn vị hành chính; đẩy mạnh triển khai Đề án 06; phân công Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình theo dõi, chỉ đạo.

Bộ Công an phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để tăng cường quản lý nhà nước, phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu "nghĩ thật, làm thật, kết quả thật, nhân dân thụ hưởng thật" để việc phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, cải cách hành chính và triển khai Đề án 06 sẽ tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và bền vững, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.”
Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Giải trình ý kiến đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận tại Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều ngày 17/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã làm rõ những vấn đề về sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.
Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Ngày 17/6/2025, Quốc hội đã thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên. Các ý kiến tập trung đề xuất các giải pháp khai thông đầu tư công, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định kinh tế vĩ mô để đưa Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Chi bộ Vụ Hợp tác quốc tế đổi mới, nâng tầm hội nhập trong kỷ nguyên mới

Chi bộ Vụ Hợp tác quốc tế đổi mới, nâng tầm hội nhập trong kỷ nguyên mới

Ngày 17/6/2025, Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế (HTQT) tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, đánh dấu chặng đường 3 năm nỗ lực và thành tựu của nhiệm kỳ 2022-2025, đồng thời mở ra giai đoạn phát triển mới cho Vụ HTQT trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Tham dự và chỉ đạo tại Đại hội, có đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Sáng nay (17/6/2025), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp với 455/457 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật Doanh nghiệp mang đến nhiều thay đổi quan trọng, tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường minh bạch và thúc đẩy chuyển đổi từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước.
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Trao đổi thông tin tại Họp báo Quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam, ông Phạm Tất Thắng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho biết, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Theo đó, xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh/thành phố và cấp xã) thống nhất trong cả nước, phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cấp chính quyền.
Đại hội đại biểu Đảng bộ NHCSXH TW: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển

Đại hội đại biểu Đảng bộ NHCSXH TW: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển

Với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển”, ngày 16/6, Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương (NHCSXH TW) trọng thể tổ chức khai mạc phiên chính thức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025 - 2030, với sự tham dự của 150 đại biểu đại diện cho trí tuệ, sự thống nhất ý chí và sức mạnh đoàn kết của 605 đảng viên.
Sửa đổi Hiến pháp là hợp ý Đảng, lòng dân và yêu cầu phát triển của đất nước

Sửa đổi Hiến pháp là hợp ý Đảng, lòng dân và yêu cầu phát triển của đất nước

Sáng nay (17/6), tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7 sắp tới.
Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 15/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3528/UBND-NC về việc triển khai một số nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Ngày 16/6/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 16/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.