Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thủ tướng: Chỉ bàn làm, không bàn lùi, quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Phát biểu kết luận tại Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025 diễn ra ngày 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hành động quyết liệt, tinh thần chủ động, trách nhiệm cao và đồng bộ trong hệ thống chính trị để thực hiện được mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025.
aa
Thủ tướng chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Theo Thủ tướng, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ là năm tăng tốc, về đích kế hoạch 5 năm 2021-2025, mà còn là năm mở ra bước chuyển mình hướng tới kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng. Để tạo bước đệm vững chắc cho giai đoạn tiếp theo, cần phát huy tối đa vai trò “vốn mồi” của đầu tư công - lực kéo quan trọng kích hoạt các nguồn lực đầu tư tư nhân, FDI, hợp tác công tư.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong và ngoài nước. Lạm phát toàn cầu, xung đột địa chính trị, chuỗi cung ứng chưa thực sự phục hồi, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu giảm đang gây áp lực lên tăng trưởng. Trong khi đó, đầu tư công lại chính là động lực có thể chủ động thúc đẩy để tạo sức lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế.

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng ghi nhận nỗ lực triển khai nhiệm vụ của nhiều địa phương, bộ, ngành. Nhiều dự án, nhất là dự án quan trọng quốc gia trên toàn quốc được triển khai khẩn trương với khí thế thi công “ba ca bốn kíp”, "vượt nắng, thắng mưa”…

Tính đến 30/4/2025, ước giải ngân chung cả nước là 128,5 nghìn tỷ đồng, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 (16,64%), nhưng về giá trị tuyệt đối cao hơn 18 nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng thay mặt Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những kết quả các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đạt được - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng thay mặt Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những kết quả các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đạt được - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là 10 bộ, cơ quan Trung ương và 36 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình của cả nước trong 4 tháng đầu năm. Thủ tướng cũng đặc biệt tri ân cán bộ, công nhân, người lao động trên các công trường và cảm ơn người dân đã chia sẻ mặt bằng, nơi sinh kế cho các dự án, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung.

Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ thẳng thắn chỉ ra, việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục nghiêm túc. Đến cuối tháng 4, vẫn còn 17 bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã giao với tổng số gần 8 nghìn tỷ đồng, trong khi tỷ lệ giải ngân của 37/47 bộ, cơ quan và 27/63 địa phương vẫn dưới mức trung bình. Một số dự án giao thông trọng điểm, như cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La, Gia Nghĩa - Chơn Thành… tiến độ giải ngân còn chậm.

Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ những điểm nghẽn đang cản trở tốc độ giải ngân. Trong đó, điển hình là khâu chuẩn bị đầu tư còn chậm, sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Việc thực thi ở cơ sở có nơi còn tâm lý e dè, né tránh trách nhiệm. Một số địa phương chưa phát huy được vai trò của người đứng đầu, hệ thống chính trị chưa thực sự vào cuộc.

Theo Thủ tướng, giải ngân vốn đầu tư công còn một số khó khăn như giải phóng mặt bằng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn cung nguyên vật liệu, giải ngân vốn ODA. Công tác kiểm tra, đôn đốc có lúc còn lỏng lẻo; một số bộ, cơ quan, địa phương chưa chủ động, quyết liệt, thậm chí có tâm lý né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, chờ đợi chỉ đạo. Việc triển khai thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có lúc, có nơi còn chậm. Năng lực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại một số nơi còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách ở cơ sở.

Một trong những bài học được Thủ tướng rút ra là phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò người đứng đầu phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, các địa phương cần tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kiểm tra, đôn đốc và kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn theo nguyên tắc: "lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên" và theo tinh thần "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả".

Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác giải phóng mặt bằng phải được thực hiện nhanh chóng, dứt điểm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, đồng thời chăm lo tốt đời sống nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, phát huy trách nhiệm, lựa chọn đúng nhà thầu có năng lực, thực hiện nghiêm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện sơ kết, tổng kết kịp thời; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt; xử lý, kỷ luật công khai, minh bạch những nơi làm chưa tốt.

Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Rà soát, xử lý các cơ quan không hoàn thành nhiệm vụ

Về định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư công được giao nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, tạo không gian và động lực phát triển mới.

Thủ tướng chỉ rõ sáu nhiệm vụ tổng quát, yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò người đứng đầu, tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ động, sát sao, thường xuyên rà soát, đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại đơn vị và công trường.

Đồng thời, cần cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; quan tâm xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi, đánh giá đầu tư công – đặc biệt là dữ liệu về đất đai, môi trường và năng lực nhà thầu. Phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, với tinh thần “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi”.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác giải phóng mặt bằng; với những dự án khó, phức tạp thì Bí thư cấp ủy phải trực tiếp chỉ đạo; đồng thời cần vận dụng linh hoạt các quy định, chú trọng hỗ trợ các trường hợp người dân có hoàn cảnh khó khăn về chỗ ở, đất ở.

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương tháo gỡ vướng mắc về nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường. Các bộ liên quan khẩn trương hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đơn giá, hoàn thành trước ngày 15/6.

Thủ tướng lưu ý, phải bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, không đội vốn, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường và đặc biệt là phòng chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng lưu ý, phải bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, không đội vốn, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường và đặc biệt là phòng chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng chỉ đạo tổ chức cuộc họp chuyên đề để xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến quy hoạch; các bộ, ngành cần chủ động xử lý các vấn đề trong thẩm quyền.

Các bộ, cơ quan nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định pháp luật và hướng dẫn phân cấp, phân quyền trong quản lý và triển khai dự án đầu tư công tại địa phương khi có thay đổi về địa giới hành chính hoặc mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, tránh để công việc bị gián đoạn.

Thủ tướng lưu ý công tác chuẩn bị đầu tư phải làm tốt hơn, đặc biệt là chuẩn bị kế hoạch đầu tư công trung hạn trong nhiệm kỳ sắp tới, tinh thần là dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải.

Về vốn ODA, Thủ tướng giao Bộ Tài chính sớm đề xuất sửa đổi các nghị định, văn bản luật liên quan; nội dung nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ xử lý, nội dung nào thuộc thẩm quyền Quốc hội thì báo cáo Quốc hội sớm nhất có thể.

Đối với công tác đấu thầu, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Luật Đấu thầu để trình Quốc hội. Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường trách nhiệm trong việc lựa chọn nhà thầu có đủ uy tín, năng lực. Các Phó Thủ tướng Chính phủ được giao hỗ trợ tích cực các địa phương, đơn vị thực hiện nội dung này.

Về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương; nếu có vướng mắc thì báo cáo Chính phủ để ban hành Nghị quyết xử lý.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của cấp trên, nếu gặp khó khăn thì kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng.

Thủ tướng cũng chỉ đạo đẩy mạnh hợp tác công tư trong triển khai các dự án; riêng với các dự án mở rộng các tuyến cao tốc đã vận hành, mạnh dạn giao cho các doanh nghiệp có đủ uy tín, năng lực, đã và đang làm tốt.

Thủ tướng yêu cầu phát huy vai trò của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng tăng cường kiểm tra, đôn đốc các dự án cao tốc bảo đảm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị chu đáo lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án hạ tầng chiến lược trên cả nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Đồng thời, các cơ quan đề xuất danh sách các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tập trung hoàn thành mục tiêu đến hết năm 2025, đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc, 1.000 km đường ven biển, khánh thành giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành, khởi công tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Hải Phòng…

Thủ tướng lưu ý, phải bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, không để đội vốn, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường và đặc biệt là phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giao Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát lại toàn bộ các bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, trước mắt là nhiệm vụ năm 2024 và các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng đã giao. Nếu chưa hoàn thành thì phải xử lý, coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ.
Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đạt giải C “Sự kiện, hoạt động ấn tượng” tại Hội Báo toàn quốc 2025

Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đạt giải C “Sự kiện, hoạt động ấn tượng” tại Hội Báo toàn quốc 2025

Chiều 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội Báo toàn quốc 2025 đã bế mạc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi. Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đã đạt Giải C - giải “Sự kiện, hoạt động ấn tượng”.
Khẳng định vị thế báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Khẳng định vị thế báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong dòng chảy 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, báo chí ngành Ngân hàng từng bước khẳng định vị thế với những dấu ấn phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tại Hội Báo toàn quốc 2025, gian hàng của Liên Chi hội Nhà báo ngành Ngân hàng là minh chứng cụ thể phản ánh tinh thần đổi mới, sự chuyên nghiệp và những đóng góp thiết thực của đội ngũ làm báo trong Ngành đối với sự phát triển báo chí và sự nghiệp chung của ngành Ngân hàng.
Bồi dưỡng chuyên đề về chiến lược số và ứng dụng AI cho lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tại NHNN

Bồi dưỡng chuyên đề về chiến lược số và ứng dụng AI cho lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tại NHNN

Ngày 20/6, triển khai Quyết định số 2223/QĐ-NHNN ngày 30/5/2025 và Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày 28/4/2025 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề "Chiến lược số và ứng dụng AI trong quản lý, chỉ đạo, điều hành NHNN" dành riêng cho đội ngũ lãnh đạo cấp Vụ và tương đương. Lớp bồi dưỡng có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng.
Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo niềm tin, lan tỏa khát vọng phát triển

Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo niềm tin, lan tỏa khát vọng phát triển

Trong không khí thiêng liêng, xúc động và tự hào tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, đây là một hành trình vẻ vang viết nên bằng trí tuệ, tâm hồn dân tộc, bằng tinh thần Cách mạng tấn công, bằng sự hy sinh cao cả và bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của những người làm báo cách mạng Việt Nam
Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Ngày 21/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Sự kiện nhằm tôn vinh những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua. Đây cũng là kim chỉ nam để các nhà báo tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình trong giai đoạn đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là dòng chảy mãnh liệt, vun đắp lý tưởng, kết nối niềm tin và không ngừng chuyển mình để lan tỏa, đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng -  kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại, Thời báo Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống và kênh truyền thông chủ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những chuyển mình mạnh mẽ từ nội dung đến ứng dụng công nghệ đã giúp những người làm báo bắt kịp xu hướng làm báo hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu truyền thông chính sách. Trước bối cảnh mới, với những đòi hỏi cao về năng lực phân tích, tư duy phản biện và ứng dụng công nghệ số, Thời báo Ngân hàng cần tiếp tục có những giải pháp đột phá để phát huy vai trò là “cầu nối” tin cậy giữa chính sách và thị trường, giữa nhà quản lý và công chúng. Đồng thời, khẳng định vị thế là cơ quan báo chí nòng cốt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về vai trò, kỳ vọng và định hướng phát triển của Thời báo trong giai đoạn tới.
Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt của báo chí trong việc giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào cách mạng. Từ những ngày hoạt động ở Pháp, Người đã góp phần sáng lập và viết bài cho các tờ báo tiến bộ như: Le Paria, L’Humanité, truyền bá lý luận cách mạng vô sản. Khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người sáng lập tờ Thanh niên - ra số đầu ngày 21/6/1925 - khai mở dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí vẫn là di sản vô giá, soi đường cho sứ mệnh của báo chí cách mạng.
Đổi mới, sáng tạo trong công tác phát hành và kho quỹ trong giai đoạn mới

Đổi mới, sáng tạo trong công tác phát hành và kho quỹ trong giai đoạn mới

Ngày 20/6, Cục Phát hành và Kho quỹ NHNN đã tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030 với chủ đề "Đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số hoạt động phát hành và kho quỹ trong giai đoạn mới". Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Đào Minh Tú - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Thống đốc Thường trực NHNN.
Chi bộ Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt  nhiệm vụ được giao

Chi bộ Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Ngày 20/6/2025, Chi bộ Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính (DBTKOD) đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2027.