Thực hiện ngay các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí
Xem xét Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Chính phủ tại phiên họp Quốc hội ngày 23/5, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Tài chính Ngân sách cơ bản tán thành và đánh giá cao sự chủ động, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương để đạt được những kết quả tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Ủy ban Tài chính Ngân sách, Báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá, phân tích, làm rõ mối quan hệ, sự chuyển biến trong tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, chế độ, định mức; chưa đánh giá đầy đủ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và trách nhiệm. Cùng với việc các bộ, ngành, địa phương báo cáo không đúng thời hạn, không đầy đủ, thiếu định lượng; chưa khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được Quốc hội, đại biểu Quốc hội chỉ ra tại các kỳ báo cáo... gây khó khăn rất lớn cho việc tổng hợp, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.
Đại diện Ủy ban Tài chính Ngân sách đồng thời cũng chỉ rõ tình trạng bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chậm ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí diễn ra nhiều năm nay, điều này cho thấy người đứng đầu các cơ quan, tổ chức chưa coi trọng, chưa chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về việc xây dựng, triển khai Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong bộ, ngành, địa phương, đơn vị, làm ảnh hưởng đến việc triển khai và kết quả thực hiện Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.
![]() |
“2022 là năm đầu thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chính phủ đã có báo cáo tình hình triển khai. Tuy nhiên, báo cáo chưa làm rõ những kết quả, chuyển biến so với thời điểm Quốc hội chưa ban hành Nghị quyết, nhất là việc thu hồi đất đã giao nhưng chưa đưa vào sử dụng, sử dụng sai mục đích; việc khắc phục các bất cập trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên tái chế, năng lượng tái tạo; quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên số, băng tần số vô tuyến điện, kho số viễn thông, cơ sở dữ liệu...”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết.
Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn NSNN chưa sát với khả năng thực hiện, dẫn đến các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không phân bổ hết kế hoạch vốn được giao. Việc phân bổ, giao vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 chưa bảo đảm tiến độ quy định tại Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của một số bộ, ngành, địa phương chưa đạt mục tiêu; 31/51 bộ và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 75% kế hoạch; tỷ lệ giải ngân dự án có vốn nước ngoài chỉ đạt 42,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nhiều dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nhưng không thể triển khai do vướng mắc về quy hoạch, địa điểm, đất đai, giải phóng mặt bằng; điều chỉnh đơn giá, dự toán dẫn đến làm thay đổi hoặc phải điều chỉnh lại dự án.
Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội ban hành nhiều chính sách, giải pháp với thời gian thực hiện chủ yếu trong năm 2022 và 2023 nhằm mục tiêu nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Chính phủ và các Bộ, ngành chậm ban hành văn bản quy định chi tiết; dự báo, tính toán nhu cầu của một số chính sách chưa sát thực tế; triển khai một số chính sách chậm, kết quả không đạt như dự kiến.
Đến ngày 31/12/2022, kết quả giải ngân các chính sách hỗ trợ mới đạt hơn 78,3 nghìn tỷ đồng (bằng 26% tổng số vốn). Cụ thể: Chính sách hỗ trợ lãi suất (2%/năm) đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thông qua hệ thống ngân hàng thương mại có kết quả triển khai rất thấp, đến cuối tháng 3/2023, số tiền hỗ trợ lãi suất chỉ đạt 327 tỷ đồng; Chính sách cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ đạt dư nợ 16.400 tỷ đồng, bằng 42,7% tổng quy mô chính sách; 4/5 chương trình, chính sách dự kiến không sử dụng hết 16.865 tỷ đồng/38.400 tỷ đồng nguồn vốn của chương trình.
Việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ, giao kế hoạch vốn của Chương trình cho một số nhiệm vụ, dự án đầu tư chậm; một số dự án không hoàn thành thủ tục đầu tư đúng thời hạn nên không được tiếp tục phân bổ nguồn vốn. Đến cuối tháng 8/2022, Chính phủ mới trình Ủy ban thường vụ Quốc hội (đợt 1) danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh, bổ sung vốn ngân sách trung ương kế hoạch năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương và đến Kỳ họp thứ 5 mới trình Quốc hội đợt 3. Việc triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm và còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình, gây lãng phí nguồn lực Nhà nước…
Trên cơ sở đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện ngay.
Thứ nhất, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn; tập trung hoàn thành các chuẩn mực kế toán, phương pháp thống kê, thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng, tới năm 2025 cơ bản hoàn thành các chuẩn mực kế toán và công khai Báo cáo tài chính nhà nước.
Thứ hai, khẩn trương triển khai kế hoạch để hoàn thành các nhiệm vụ và giải pháp quy định tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV.
Ba là, có giải pháp khắc phục ngay tình trạng phân bổ, giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm; bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.
Bốn là, nghiên cứu, có giải pháp mạnh mẽ trong cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước chậm triển khai, vi phạm trong cổ phẩn hóa, thoái vốn nhà nước.
Năm là, công khai trên các phương tiện thông tin danh sách các bộ, ngành, địa phương chậm ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, 2023 và các tổ chức, cá nhân có hành vi lãng phí, vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các tin khác

Giải pháp nào đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bình Dương hợp tác với bang Nebraska - Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 3/10

Ninh Thuận: Quyết tâm hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công
![[Infographic] FDI tháng 9/2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/03/10/infographic-fdi-thang-92023-20231003105049.jpg?rt=20231003105051?231003035439)
[Infographic] FDI tháng 9/2023

Quảng Ngãi xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 2/10

Rà soát lại chính sách ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

UOB: Tăng trưởng kinh tế quý IV đạt 7%, tăng trưởng cả năm 5%

Thừa Thiên - Huế tổ chức tuần lễ chuyển đổi số 2023

WB: Sức cầu yếu khiến GDP của Việt Nam chững lại, dự báo ở mức 4,7%

Xuất khẩu thủy sản khó bứt phá trong ngắn hạn

PMI tháng Chín giảm xuống 49,7 điểm
![[Infographic] Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/02/10/infographic-chi-so-san-xuat-cong-nghiep-9-thang-nam-2023-20231002103619.jpg?rt=20231002103621?231002103821)
[Infographic] Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023
![[Infographic] Thu, chi ngân sách Nhà nước tháng 9/2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/02/10/infographic-thu-chi-ngan-sach-nha-nuoc-thang-92023-20231002100026.jpg?rt=20231002100029?231002101216)
[Infographic] Thu, chi ngân sách Nhà nước tháng 9/2023

Giám đốc ADB: Việt Nam khá thành công trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô

CIC cảnh báo hiện tượng lừa đảo "kiểm tra điểm tín dụng"
![[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/02/15/medium/infographic-gia-xang-giam-trong-phien-dieu-hanh-2102023-20231002155928.jpg?rt=20231002155931?231002042521)
[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10

WB: Sức cầu yếu khiến GDP của Việt Nam chững lại, dự báo ở mức 4,7%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Quảng Trị tổ chức Hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân năm 2023
Bình Định: Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đà Nẵng: Agribank ra mắt chợ, tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Thanh toán không tiếp xúc là xu hướng của thời đại mới

Nhiều ưu đãi dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB

Hành trình chuyển đổi BIDV Core Banking và những điều “lần đầu tiên” thực hiện

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ
