Tiếp tục trễ hẹn!
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Góc nhìn từ lợi ích tổng thể và chiến lược cạnh tranh | |
Thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư 2 dự án đường sắt đô thị TP.HCM |
Chậm do hồ sơ thanh toán chưa chuẩn
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Umeda Kunio đã gửi thư cho Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo TP. HCM và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan bày tỏ quan ngại về tiến độ triển khai, cấp vốn cho dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Theo đó, hiện số tiền chậm thanh toán cho nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn tại dự án đã lên đến hơn 100 triệu USD (tính đến ngày 16/11); đồng thời đưa ra cảnh báo, nếu đến cuối tháng 12 không được giải quyết, dự án sẽ buộc phải ngừng thi công.
Dự án Metro số 1 có nguy cơ ngừng thi công do chậm thanh toán |
Xung quanh vấn đề này, Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (Ban QLĐSĐT) cho biết, các đề nghị thanh toán đã chuyển đến Ban QLĐSĐT, nhưng hiện phải điều chỉnh do có những sai sót, hồ sơ không đúng quy định. Hiện Ban QLĐSĐT đã giao cho nhà thầu, tư vấn rà soát lại để hoàn chỉnh hồ sơ.
Theo Ban QLĐSĐT, tính đến thời điểm hiện nay, dự án tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên đã triển khai thực hiện đạt gần 57% khối lượng công trình. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, có những công trình hạ tầng kỹ thuật làm phát sinh chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các gói thầu. Hiện các hạng mục công trình thi công cầm chừng vì thiếu vốn.
Cụ thể, năm 2016, kế hoạch vốn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) giao 592 tỷ đồng, trong khi nhu cầu thực tế là 1.945 tỷ đồng, thiếu 1.353 tỷ đồng, UBND thành phố phải tạm ứng ngân sách thành phố để chi trả 600 tỷ đồng.
Năm 2017, Bộ KH-ĐT giao là 2.119 tỷ đồng, trong khi nhu cầu thực tế là 5.442 tỷ đồng, UBND thành phố lại tiếp tục tạm ứng 1.673 tỷ đồng để trả cho nhà thầu. Ngày 29/12/2017, Bộ KH-ĐT không bố trí vốn ngân sách 2018 cho dự án. Trước tình thế này, UBND thành phố đã tạm ứng từ ngân sách thành phố trên 3.300 tỷ đồng để thanh toán cho các nhà thầu.
Tiếp tục chờ
Theo Ban QLĐSĐT, dự án có thể chậm trễ vì kế hoạch vốn ODA năm 2017 đã giao nhưng không đủ nhu cầu vốn cho cả năm; trong khi đó, kế hoạch vốn ODA năm 2018 chưa được bố trí. Hợp đồng vay lại đã được ký kết nhưng chưa xác định giá trị vay lại do quan điểm của Bộ Tài chính về các hạng mục thuộc diện này của dự án không phù hợp với hướng dẫn của Bộ GT-VT. Bên cạnh đó, thời hạn khóa sổ khoản vay cũng đã hết.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, UBND TP. HCM kiến nghị Thường trực Chính phủ xem xét, chấp thuận cho dự án được vay lại các hạng mục liên quan đến khai thác, vận hành kinh doanh vận tải bao gồm depot, đoàn tàu, hệ thống máy bán vé và kiểm soát vé; phần xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt sẽ được Chính phủ cấp phát.
Cụ thể, vay lại một phần gói thầu số 3 - “mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng” và toàn bộ gói thầu số 4 (gói thầu IT). Tổng giá trị vốn ODA vay lại là 3.824 tỷ đồng. Để thực hiện việc này, UBND thành phố đề xuất giao Bộ GT-VT là cơ quan chuyên môn thẩm định giá trị vay lại do UBND thành phố đề xuất, làm cơ sở để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trả lời với báo chí, đầu tháng 12, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong số 17.388 tỷ đồng (dự án được duyệt ban đầu), hiện dự án đã giải ngân được 13.630 tỷ đồng như vậy số nợ của nhà thầu là có nhưng không phải ở mức quá nhiều.
Để dự án triển khai thông suốt, UBND thành phố cũng kiến nghị Bộ KH-ĐT sớm trình Thủ tướng Chính phủ về ứng trước vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, thẩm định giá trị vay lại do UBND TP. HCM đề xuất, chấp thuận gia hạn Hiệp định vay thêm 1 năm rưỡi từ ngày 31/10/2018 đến ngày 30/4/2020.