Tín dụng chính sách – chủ trương nhân văn đánh thức sức sống miền cao nguyên đá (Bài 2)

12:18 | 22/12/2024 Cuộc thi Tín dụng CSXH
aa
10 năm là một chặng đường dài để một đời người thay đổi, một vùng thôn bản có thể lột xác thoát nghèo, làm giàu. Trong 10 năm đó, nguồn vốn chính sách theo Chỉ thị số 40-CT/TW đã hỗ trợ được người dân các dân tộc tỉnh Hà Giang không chỉ thay đổi điều kiện sống, mà còn giúp thay đổi từ nhận thức, tư duy. Đó chính là chủ trương nhân văn của Đảng và Nhà nước, đang được những cán bộ áo hồng làm cầu nối đến với người dân.

Bài 2: Đường của Đảng xoá nghèo tăm tối

Trao cơ hội, trao cả yêu thương

Anh Hoàng Văn Túng, cán bộ NHCSXH huyện Yên Minh là người dân tộc Giấy, ở xã Đông Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Sinh ra và lớn lên từ núi rừng, đã 40 năm làm “cán bộ nhà nước”, hàng chục năm nay, anh tận tuỵ mang vốn để mang từng đồng vốn chính sách về cho người dân trong thôn, trong xã có cơ hội thoát nghèo và phát triển kinh tế, vì thế, hơn ai hết, anh Túng nhìn rõ từng sự thay đổi theo từng ngày trên quê hương mình. “Mỗi lần tận tay trao từng đồng vốn chính sách cho bà con láng xóm của mình, thực sự tôi đều có những cảm xúc vừa vui vừa thầm gửi gắm những hy vọng, và luôn thấy tin tưởng. Hàng nghìn người dân trong xã là anh em, họ hàng của tôi, dù đang ở nơi vùng sâu, vùng khó khăn nhất của xã, đều được thụ hưởng và vượt lên phát triển kinh tế hộ gia đình và trồng trọt, chăn nuôi. Dù chỉ là cầu nối giữa ngân hàng và người dân, nhưng tôi thấy tự hào vì mình đã đóng góp được một phần cho quê hương”, anh Túng tâm sự. Là người hiểu rõ phong tục tập quán của người dân, anh phối hợp với các tổ trưởng, người có uy tín, đến từng hộ để hướng dẫn người dân cách làm ăn, khuyến khích họ cách trân quý từng đồng vốn, trân quý cơ hội được trao, để sử dụng đồng vốn làm sao cho hiệu quả. Khi gặp khó khăn, như trường hợp rét đậm rét hại, sương muối... ảnh hưởng đến cây trông vật nuôi, anh cùng với bà con – là cha mẹ, anh em, người thân của mình chung tay vào tháo gỡ. Anh mang kiến thức học được, cùng với kinh nghiệm, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm, trái tim yêu thương để chia sẻ, động viên bà con cùng vượt qua khó khăn, vươn lên làm thoát nghèo, tạo cơ hội học hành và làm việc cho người dân tộc. Trong xã, anh trở thành tấm gương cho thế hệ con cháu noi gương, học tập. Con trai anh noi gương bố cũng là một cán bộ NHCSXH mang màu áo hồng, cũng đang ngày ngày theo dấu chân cha đi gieo vốn trên từng đồi núi đá, để từ đó, thu gặt những thành quả cuộc sống...

Cán bộ NHCSXH hướng dẫn bà con vay vốn
Cán bộ NHCSXH hướng dẫn bà con vay vốn

Cũng là một người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà Giang, chị Phạm Thị Hoà – PGĐ chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang đã gắn bó với NHCSXH 22 năm. Chị kể những ngày đầu, khi vốn chính sách đến với bà con dân tộc, khái niệm tiếp cận tài chính của họ gần như ở số 0. Họ còn không nhận biết được mặt đồng tiền, nhất là những đồng tiền mệnh giá cao. “Có một bác người dân tộc Mông ở Phú Cáo được vay 5 triệu đồng, luống cuống đếm mãi không xong. Bác ấy mân mê từng đồng tiền như một điều gì đó quý giá, sợ bị vuột mất, thậm chí, còn không tin mình lại có nhiều tiền như thế.

Để “chứng thực” giá trị số tiền mình được vay, bác khách hàng đó đã lận lưng quần đi xuống chợ, ăn một lúc... 2 bát phở. Vẫn chưa thực sự tin tưởng mình có tiền, bác khách hàng này còn đi làm 2 chiếc răng vàng, rồi ngày ngày lấy gương ra soi để nhắc nhở rằng mình có tiền thật”, chị Hoà nhớ lại câu chuyện “cười ra nước mắt” kể trên. Lúc đó, còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, chị rất ngạc nhiên vì cách hành xử của bác khách hàng đó. Vì vậy, chị đã đến ở cùng gia đình bác, tâm sự để hiểu suy nghĩ, rồi cùng với bác đi mua 1 con trâu giống về, dựng chuồng trại để chăn nuôi. “Được cái người dân tộc rất thương và quý, nghe theo cán bộ, nên dồn tất cả vào việc chăm sóc trâu. Chỉ 1 năm sau, con nghé đầu tiên ra đời, và 5 năm sau, gia đình bác khách hàng đó đã “hoà vốn”, có thêm 5 con trâu, thậm chí còn “lãi” 2 bát phở và 2 cái răng vàng”, chị Hoà chia sẻ. Từ đó, vốn chính sách đã giúp gia đình bác khách hàng bớt khó khăn hơn trong cuộc sống, sau đó, con trai bác khách hàng này lại tiếp tục vay vốn NHCSXH và hiện nay đời sống gia đình no ấm, khang trang.

Với cá nhân chị Hoà, 22 năm mang vốn lên núi, không phải chỉ mang tiền, chị và những cán bộ của NHCSXH còn mang theo cả sự yêu thương, gửi gắm tới bà con đồng bào. Sự tận tuỵ, yêu thương đó đã giúp bà con dân tộc từ những ngày đầu bỡ ngỡ, tiếp cận tài chính bây giờ đã rất tốt. Trước, phụ nữ người Mông không có bất kỳ tiếng nói, vai trò gì trong nhà, tất cả đều do người đàn ông quyết định. Thế nên mới có câu chuyện người đàn ông đi uống rượu say nằm vật trên đường, vợ cầm ô ngồi bên trông cả ngày trời. Nhưng đến bây giờ, người phụ nữ Mông đã rất tự tin, có tiếng nói, bắt đầu quán xuyến kinh tế. Có ý thức về tài chính, đàn ông người Mông cũng bớt uống rượu, họ bắt đầu chăm chút đến con cái, đến việc học hành của con. Ở phiên chợ, hình ảnh người cha dắt con đi mua sách vở, quần áo, bút mực không còn xa lạ.

Chị Phạm Thị Hoà – PGĐ chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang đang trò chuyện cùng bà con
Chị Phạm Thị Hoà – PGĐ chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang đang trò chuyện cùng bà con

“Những đồng vốn đã giúp vùng “lõi nghèo” Hà Giang thay đổi rõ rệt, như bước sang 1 trang mới. Vì vậy, cán bộ NHCSXH rất được dân yêu quý, coi mình như người nhà. Là người Hà Giang, sinh ra lớn lên ở mảnh đất này, thấy sự thay đổi đó, là nhìn thấy hạnh phúc và cảm thấy tự hào, yêu thương nhiều hơn”, chị Hoà phấn khởi chia sẻ.

Đưa núi rừng tiến kịp miền xuôi

Theo số liệu Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội của tỉnh uỷ Hà Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện trên 19 chương trình tín dụng chính sách. Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW doanh số cho vay đạt 10.586 tỷ đồng, với 282.952 lượt đối tượng được vay vốn; doanh số thu nợ đạt 6.882 tỷ đồng, bằng 65% doanh số cho vay. Đến 31/10/2024 tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 5.307,6 tỷ đồng, tăng 3.480,6 tỷ đồng so với năm 2014, với 93.737 đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân một hộ dư nợ đạt 56,6 triệu đồng, tăng 37,5 triệu đồng so với năm 2014. Dư nợ tập trung ở một số chương trình như: Chương trình tín dụng hộ nghèo; Chương trình tín dụng hộ cận nghèo… Nguồn vốn tín dụng đã giúp trên 129 ngàn đối tượng vay vượt qua ngưỡng nghèo; 7.664 học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; thu hút, tạo việc làm cho hơn 29.240 lao động; xây dựng được 57.163 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn đảm bảo theo tiêu chuẩn và 1.623 căn nhà ở cho hộ nghèo và nhà ở xã hội; 55.678 đối tượng tại vùng khó khăn được vay vốn sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống từng bước vươn lên thoát nghèo. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, giai đoạn 2016-2021 tỷ lệ hộ nghèo giảm 25,11%, (từ 43,65 xuống còn 18,54%). Giai đoạn 2022-2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 10,96% (từ 42,08% xuống còn 31,12%).

Một buổi giao dịch của NHCSH tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang)
Một buổi giao dịch của NHCSH tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang)

10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã làm thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đẩy mạnh thực hiện TDCSXH. Không chỉ toàn thể chính quyền địa phương vào cuộc, nhằm giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách tổ chức sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả vươn lên thoát nghèo bền vững, tỉnh đã chỉ đạo NHCSXH cùng các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn cách làm có hiệu quả, triển khai lồng ghép giữa chương trình vốn vay NHCSXH với các chương trình và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Và, những kết quả đạt được là minh chứng rõ ràng nhất cho một chủ trương nhân văn của Đảng. Những ví dụ điển hình, những sự đổi thay từ bữa cơm, giấc ngủ của bà con cho tính hiệu quả của từng đồng vốn chính sách khi đi vào đời sống. Vốn chính sách không chỉ hỗ trợ nhiều người dân thoát nghèo, mà còn gieo vào đó niềm tin, hy vọng và ý chí vươn lên. Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” luôn trách nhiệm, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, những cán bộ NHCSXH trong màu áo hồng đã gieo những hạt giống nở hoa trên miền cao nguyên đá, đánh thức sự sống từ những nơi gian khó, vất vả nhất, giúp “lõi nghèo” Hà Giang thoát nghèo. Đó chính là đường lối mang ánh sáng về bản, xoá nghèo tăm tối, đưa núi rừng tiến kịp miền xuôi…

Hà An
Nguồn:

Các tin khác

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 3)

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 3)

Nhiều kết quả quan trọng đạt được trong 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội đang và sẽ trở thành điểm tựa để các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đưa hoạt động tín dụng chính sách phát triển bền vững.
Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 2)

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 2)

Trên hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Hoà Bình những năm qua, không thể không kể đến vai trò quan trọng của tín dụng chính sách. Nguồn vốn tín dụng do Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hoà Bình triển khai đã trở thành “trợ lực” thiết thực, hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, xây dựng và phát triển kinh tế.
Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 1)

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 1)

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội, đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững, mang đến điểm tựa vững chắc và cơ hội phát triển cho hàng triệu hộ gia đình khó khăn trên cả nước. Thông qua tín dụng chính sách xã hội, Chỉ thị này trở thành “cánh tay nối dài” từ ý Đảng đến lòng dân, lan tỏa nguồn lực thiết yếu giúp người dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng về một đất nước thịnh vượng, gắn kết ý Đảng với lòng dân trên hành trình xây dựng nền tảng bền vững từ cơ sở.
Tín dụng chính sách – chủ trương nhân văn đánh thức sức sống miền cao nguyên đá (Bài 2)

Tín dụng chính sách – chủ trương nhân văn đánh thức sức sống miền cao nguyên đá (Bài 2)

10 năm là một chặng đường dài để một đời người thay đổi, một vùng thôn bản có thể lột xác thoát nghèo, làm giàu. Trong 10 năm đó, nguồn vốn chính sách theo Chỉ thị số 40-CT/TW đã hỗ trợ được người dân các dân tộc tỉnh Hà Giang không chỉ thay đổi điều kiện sống, mà còn giúp thay đổi từ nhận thức, tư duy. Đó chính là chủ trương nhân văn của Đảng và Nhà nước, đang được những cán bộ áo hồng làm cầu nối đến với người dân.
Tín dụng chính sách – chủ trương nhân văn đánh thức sức sống miền cao nguyên đá (Bài 1)

Tín dụng chính sách – chủ trương nhân văn đánh thức sức sống miền cao nguyên đá (Bài 1)

Là một tỉnh miền núi nghèo nơi biên giới cực Bắc của Tổ quốc, nổi tiếng với cao nguyên đá, song, Hà Giang cũng là “lõi nghèo” của cả nước. Thế nhưng, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các thôn bản vùng cao Hà Giang đang từng ngày thay da đổi thịt, với hơn 10.586 tỷ đồng vốn ưu đãi đến tay 282.952 lượt đối tượng được vay vốn, đã giúp hàng trăm nghìn hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
“Trái ngọt” từ chính sách tín dụng vì người nghèo của Đảng

“Trái ngọt” từ chính sách tín dụng vì người nghèo của Đảng

Từ một hộ thuần nông, thu nhập phụ thuộc thời tiết và mùa vụ, giờ đây gia đình ông Lường Văn Thành ở bản Phăng 2, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã trở thành hộ kinh tế giỏi …Cùng với nhiều hộ dân khác đạt được kết quả khả quan trong phát triển kinh tế, gia đình ông Thành là một minh chứng cụ thể khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng trong tín dụng chính sách xã hội đã thật sự đi vào cuộc sống…
Tín dụng chính sách xã hội đồng hành cùng các mô hình kinh tế phụ nữ làm chủ

Tín dụng chính sách xã hội đồng hành cùng các mô hình kinh tế phụ nữ làm chủ

Nhờ các chương trình cho vay ưu đãi từ nguồn vốn chính sách cũng đã trở thành “người đồng hành” giúp chị em phụ nữ vay vốn sản xuất, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn xã...
Chỉ thị 40 “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về Chính sách xã hội”: Kim chỉ nam để hiện thực hoá những giấc mơ

Chỉ thị 40 “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về Chính sách xã hội”: Kim chỉ nam để hiện thực hoá những giấc mơ

Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương, chính sách đúng đắn, có tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân.
Chuyện Cựu chiến binh trồng rừng cho trăm năm sau

Chuyện Cựu chiến binh trồng rừng cho trăm năm sau

Những năm qua, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hội viên Cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Tây Sơn đã phát triển nhiều mô hình kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Nổi bật trong số đó có CCB Lý Tấn Tin (thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú) - một CCB không chỉ vay vốn làm kinh tế hiệu quả mà còn có ý tưởng cao đẹp khi thực hiện được việc trồng rừng bản địa, rừng cây gỗ quý để bảo vệ môi trường sinh thái cho cả trăm năm sau
Giấc mơ không bị đánh bại!

Giấc mơ không bị đánh bại!

Tôi đến thăm trang trại của anh Long vào một ngày trời sửa soạn lập đông, sau những ngày thu vàng rực nắng. Vừa hay là thời kỳ sinh sản của hươu, lứa hươu non vừa chào đời bập bẹ những bước đi đầu tiên bên những con mẹ. Tôi nhìn thấy ở đáy mắt của người nông dân hiền hoà chất phác ấy ánh lên một nỗi niềm hạnh phúc xen lẫn tự hào khó tả.
Chỉ thị số 40-CT/TW - Củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội (Bài 2)

Chỉ thị số 40-CT/TW - Củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội (Bài 2)

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Long An thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thu hút ngày càng nhiều nguồn lực trong xã hội cho tín dụng chính sách. Điều này, khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI), về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”.
Chỉ thị số 40-CT/TW - Củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội (Bài 1)

Chỉ thị số 40-CT/TW - Củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội (Bài 1)

Qua 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đặc biệt, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các chương trình tín dụng ưu đãi được triển khai đến hầu hết các đối tượng thụ hưởng tại địa phương. Qua đó, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.
Hành trình ấm áp

Hành trình ấm áp

“Trên hành trình đồng hành cùng hoạt động tuyên truyền mang nguồn vốn đến gần hơn với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tôi bắt gặp những câu chuyện, hình ảnh vừa ấm áp mang đậm “tình người” của những người đang gắn bó với hoạt động tín dụng chính sách”. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện về hành trình “cõng vốn”, “cõng yêu thương” đến gần hơn với người nghèo và các đối tượng chính sách…
Người tổ trưởng nguyện dẫn vốn cho người nghèo “đến chết thì thôi”

Người tổ trưởng nguyện dẫn vốn cho người nghèo “đến chết thì thôi”

Với một chiếc xe đạp cũ kỹ, một chiếc nón lá và một cuốn sổ ghi chép nợ vay của các hộ nghèo. Suốt 20 năm qua, ở thị trấn Trảng Bom (Đồng Nai) có một phụ nữ đã hỗ trợ cho hàng nghìn lượt hộ nghèo vay vốn chính sách. Dù đã đến tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng bà vẫn nguyện làm “cánh tay nối dài” cho ngân hàng để dẫn vốn ưu đãi đến người nghèo mà bà cho rằng công việc nghĩa tình này đã gắn bó với cuộc sống của mình như một định mệnh.
Chỉ thị 40-CT/TW - Điểm sáng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội

Chỉ thị 40-CT/TW - Điểm sáng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội, góp sức lớn cho xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương lần thứ 4, khóa III, nhiệm kỳ 2023-2028

Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương lần thứ 4, khóa III, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 19/12/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương lần thứ 4, khóa III, nhiệm kỳ 2023-2028 và đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa Thủ trưởng Hành chính và Ban Thường vụ Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương năm 2024. Tham dự và chủ trị Hội nghị có đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Thủ trưởng Hành chính Cơ quan NHNN Trung ương.
Đặt mục tiêu phục vụ 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Đặt mục tiêu phục vụ 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã diễn ra vào ngày 18/12
Bất động sản Việt một năm nhìn lại với nhiều “lát cắt”

Bất động sản Việt một năm nhìn lại với nhiều “lát cắt”

Những thay đổi to lớn trong năm 2024 về chính sách, xu hướng đầu tư hay bối cảnh kinh doanh là cơ sở để chúng ta tiếp tục giữ tầm nhìn lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Chủ động, sáng tạo đưa nghị quyết Công đoàn các cấp vào cuộc sống

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Chủ động, sáng tạo đưa nghị quyết Công đoàn các cấp vào cuộc sống

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - ông Phan Văn Anh đánh giá cao tính chủ động sáng tạo trong hoạt động của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.
tang toc xac thuc sinh trac hoc truoc gio g

Tăng tốc xác thực sinh trắc học trước "giờ G"

Theo quy định từ ngày 1/1/2025 tất cả tài khoản của khách hàng sẽ không thể thực hiện được các giao dịch trực tuyến và chuyển hay rút tiền tại cây ATM nếu chưa hoàn thành xác thực sinh trắc học. Do đó, các ngân hàng đang gấp rút tiến hành cập nhật giấy tờ và dữ liệu sinh trắc học cho khách hàng để không bị gián đoạn khi giao dịch.
2024 nam danh dau thanh cong hoat dong he thong ngan hang

2024 - Năm đánh dấu thành công hoạt động hệ thống ngân hàng

Ngày 14/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
nhnn gap mat cuoi nam voi cac dinh che tai chinh tien te quoc te

NHNN gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế

Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế; Nhóm công tác ngân hàng, các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
Đồng Tháp: Năm 2024, dư nợ tín dụng ước tăng 10%

Đồng Tháp: Năm 2024, dư nợ tín dụng ước tăng 10%

Ngành Ngân hàng Đồng Tháp dự tính đến cuối năm 2024 tổng dư nợ tín dụng tại địa bàn tỉnh này đạt khoảng 117.510 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với đầu năm.
Góp sức phát triển kinh tế địa phương

Góp sức phát triển kinh tế địa phương

Là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi luôn dành 75-85% tổng dư nợ cho lĩnh vực này.
Vốn ngân hàng góp sức để Triệu Phong “thay áo mới”

Vốn ngân hàng góp sức để Triệu Phong “thay áo mới”

Trong thời gian qua, triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân và sự tiếp sức về nguồn vốn tín dụng của Agribank, chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Triệu Phong (Quảng Trị) mang lại kết quả tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Chiều 10/12, tại Hòn Thơm, Phú Quốc, Tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ khởi công dự án Tòa tháp Khát Vọng - Aspira Tower, với tổng mức đầu tư lên đến 13.000 tỷ đồng.
VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

Ngày 05/12/2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) đã vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Indochina Capital (ICC) đã tổ chức thành công lễ khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences tại Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Trước những biến động của nền kinh tế, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang bất động sản với phân khúc căn hộ - ngôi sao sáng đang dẫn đầu thị trường. Trong đó, dự án The Opus One, thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park, được đánh giá là sản phẩm đầu tư hấp dẫn bậc nhất phía Đông TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Với mục đích tối ưu và nâng tầm trải nghiệm khách hàng, từ 16/12/2024, BAC A BANK chính thức ra mắt ứng dụng Mobile Banking phiên bản mới với nhiều cải tiến về giao diện và tính năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.
VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.
Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB

Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB

Với thông điệp “Tự do tận hưởng”, thẻ SHB Mastercard Truly Free của SHB giúp khách hàng gạt bỏ những bận tâm về các loại chi phí và thoải mái trong chi tiêu, chắp cánh người trẻ Việt Nam sống tự do theo đuổi đam mê và tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.
Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Từ ngày 09/12 đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập Ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X-Digi: Cách mạng hóa hành trình dịch vụ khách hàng

KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X-Digi: Cách mạng hóa hành trình dịch vụ khách hàng

Ngoài tốc độ và sự tiện lợi khi cho phép các giao dịch tài chính diễn ra 24/7/365, nền tảng Ngân hàng số X-Digi của KienlongBank còn mang đến tính cá nhân hóa đặc biệt, phù hợp với nhu cầu của đa dạng phân khúc khách hàng, góp phần đưa đến các dịch vụ số toàn diện nhất.
Đồng hành chuyển đổi số cùng khách hàng, ngân hàng chinh phục trái tim của các tiểu thương

Đồng hành chuyển đổi số cùng khách hàng, ngân hàng chinh phục trái tim của các tiểu thương

Số hóa đang thay đổi diện mạo của ngân hàng, mang đến những dịch vụ thông minh, nhanh chóng và phù hợp hơn với nhu cầu của từng khách hàng.
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ

BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là đơn vị đầu tiên trong hệ thống ngân hàng vừa nhận được giải thưởng “Đầu tư sáng tạo bình đẳng giới”. Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Hành trình tiến tới Bình đẳng và Thịnh vượng & Lễ trao tặng UN Women WEPs Awards 2024” do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp thực hiện.
Eximbank EBiz – nền tảng bảo lãnh số cho doanh nghiệp thời 4.0

Eximbank EBiz – nền tảng bảo lãnh số cho doanh nghiệp thời 4.0

Eximbank EBiz mang đến giải pháp bảo lãnh trực tuyến, trên cơ sở công nghệ tự động hóa tiên tiến, bảo mật tối ưu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở ra kỷ nguyên tài chính số hiện đại.
Phiên bản di động