Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 khoảng 5%
Trung Quốc: Hoạt động sản xuất tăng trưởng nhanh nhất trong ba tháng Trung Quốc áp thuế bổ sung 10-15% lên nhiều mặt hàng Mỹ |
![]() |
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 khoảng 5% |
Mục tiêu này được đưa vào một tài liệu chính phủ chuẩn bị cho cuộc họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC).
Thủ tướng Lý Cường sẽ có bài phát biểu tại NPC vào thứ Tư, trình bày chi tiết các chính sách của Trung Quốc cho phần còn lại của năm.
Cuộc chiến thương mại leo thang với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa làm suy giảm sức mạnh “viên ngọc kinh tế” của Trung Quốc vào thời điểm nhu cầu hộ gia đình liên tục yếu kém và lĩnh vực bất động sản "ngập" trong nợ đang khiến nền kinh tế ngày càng dễ bị tổn thương.
Ông Trump cũng đã đe dọa áp thuế lên một danh sách dài các quốc gia, bao gồm cả một số nước coi mình là đồng minh thân cận của Mỹ, đe dọa trật tự thương mại toàn cầu tồn tại hàng thập kỷ mà Bắc Kinh đã xây dựng mô hình kinh tế của mình dựa trên đó.
Áp lực ngày càng gia tăng đối với các quan chức Trung Quốc nhằm đưa ra các chính sách "đưa thêm tiền" vào túi người tiêu dùng và giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng.
Theo báo cáo, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2025 ở mức 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng từ 3% trong năm 2024, trong đó hứa hẹn một "kế hoạch hành động đặc biệt" để kích thích tiêu dùng.
Bắc Kinh dự kiến phát hành 1,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (179 tỷ USD) trái phiếu kho bạc đặc biệt trong năm nay, tăng từ 1 nghìn tỷ trong năm 2024. Các chính quyền địa phương sẽ được phép phát hành 4,4 nghìn tỷ nhân dân tệ nợ đặc biệt, tăng từ 3,9 nghìn tỷ.
Từ quỹ nợ đặc biệt của chính phủ, 300 tỷ nhân dân tệ sẽ hỗ trợ chương trình trợ cấp tiêu dùng mới được mở rộng gần đây dành cho xe điện, thiết bị gia dụng và các hàng hóa khác.
Các chuyên gia kinh tế đã kêu gọi Bắc Kinh thực hiện tái cơ cấu dài hạn việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế với các biện pháp sâu rộng hơn, tái định hình hệ thống thuế, đất đai và tài chính để xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội vững chắc hơn.
"Với áp lực giảm phát ngày càng ăn sâu trong bối cảnh môi trường bên ngoài bất lợi, việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hộ gia đình trong nước là ưu tiên hàng đầu", Eswar Prasad, giáo sư về chính sách thương mại tại Đại học Cornell và cũng là cựu giám đốc khu vực Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhận định.
"Các chương trình ngắn hạn có thể giúp đỡ ở mức độ nào đó, nhưng các biện pháp bền vững nhằm cung cấp hỗ trợ thu nhập và củng cố mạng lưới an sinh là điều cần thiết", ông nói thêm.
Bắc Kinh cũng dự kiến sử dụng 500 tỷ nhân dân tệ từ quỹ nợ đặc biệt để tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh lớn và 200 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ nâng cấp thiết bị sản xuất.
Thúc đẩy đổi mới
Tốc độ tăng trưởng đạt 5% của Trung Quốc trong năm qua, mà chính phủ chỉ đạt được nhờ đợt kích thích kinh tế vào cuối năm, nằm trong số những mức tăng trưởng cao nhất thế giới, nhưng hầu như không được cảm nhận ở cấp độ người dân.
Trong khi Trung Quốc duy trì thặng dư thương mại hàng năm ở mức nghìn tỷ USD, nhiều người dân nước này đang phàn nàn về việc làm và thu nhập không ổn định khi các công ty cắt giảm giá bán hàng và chi phí kinh doanh để duy trì khả năng cạnh tranh trên các thị trường bên ngoài.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đối mặt với nhu cầu yếu trong nước và điều kiện khắc nghiệt hơn từ Mỹ - nơi họ bán hơn 400 tỷ USD hàng hóa mỗi năm, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhanh chóng tìm kiếm các thị trường xuất khẩu thay thế cùng một lúc.
Họ lo ngại điều này sẽ làm gia tăng cuộc chiến giá cả, bóp nghẹt lợi nhuận doanh nghiệp và làm tăng nguy cơ các chính trị gia ở những thị trường mới đó sẽ cảm thấy buộc phải dựng lên các rào cản thương mại cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước.
Kể từ khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1, chính quyền của ông đã bổ sung thêm 20% vào các mức thuế nhập khẩu hiện có đối với hàng hóa Trung Quốc, với mức tăng 10% mới nhất có hiệu lực từ thứ Ba.
"Chúng tôi lo ngại rằng họ sẽ tăng thêm 10% nữa, rồi lại thêm 10% nữa", Dave Fong, một nhà sản xuất tại Trung Quốc nói và thêm rằng: "Đó là một vấn đề lớn".
Trung Quốc hôm thứ Ba đã đáp trả các mức thuế mới của Mỹ.
Kể từ đại dịch, Trung Quốc chủ yếu đặt cược tăng trưởng tương lai vào cái mà nước này gọi là "các lực lượng sản xuất mới" thay vì 1,4 tỷ người tiêu dùng, đổ nguồn lực vào sản xuất tiên tiến, hy vọng thu hẹp khoảng cách công nghệ với các đối thủ địa chính trị.
Trong báo cáo chính phủ, Bắc Kinh cam kết tiếp tục hỗ trợ các ngành công nghiệp công nghệ cao và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Các nhà sản xuất xe điện như BYD và nền tảng trí tuệ nhân tạo AI Deepseek đã bước lên sân khấu thế giới với nhiều sự nổi bật.
Nhưng Alicia Garcia-Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, cho rằng tham vọng công nghệ và tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng là "những ưu tiên cạnh tranh nhau" và việc tìm ra sự cân bằng giữa chúng "sẽ rất quan trọng để Trung Quốc tránh được tình trạng đình trệ kéo dài như Nhật Bản đã trải qua".
"Tác động cụ thể của nỗ lực đổi mới này đối với tăng trưởng, đặc biệt là thông qua việc tăng năng suất, vẫn chưa rõ ràng", bà nói và thêm rằng: "Dù chính sách công nghiệp và tiến bộ công nghệ là quan trọng, Trung Quốc phải giải quyết những mất cân đối cơ bản của mình".
Các tin khác

Sự độc lập của Fed có đang lung lay?

Thuế quan định hình lại lộ trình lãi suất của các NHTW lớn

Ông Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed chậm cắt giảm lãi suất

Quan chức Fed khuyến nghị không vội giảm lãi suất do rủi ro lạm phát tăng cao

Chuyên gia và nhà đầu tư vẫn lạc quan về giá vàng thế giới trong tuần tới

Đằng sau lãi suất 2,25%: ECB ứng phó thế nào trước cú sốc thương mại toàn cầu?

Đồng Ruble Nga đã tăng hơn 40% so với USD

Nhật Bản không thao túng thị trường tiền tệ để làm suy yếu đồng yên

Ông Trump lại chỉ trích Chủ tịch Fed vì không giảm lãi suất

Nhật Bản: Lạm phát tiếp tục duy trì trên 3% khiến BoJ khó xử

Ông Trump hy vọng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

ECB tiếp tục hạ lãi suất nhằm hỗ trợ kinh tế trước thuế quan mới của Mỹ

Có nên sử dụng đồng yên làm đòn bẩy để hạ giá USD?

ECB sẽ giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế trước rủi ro từ thuế quan

Giá dầu bật tăng nhờ lệnh trừng phạt Iran và cam kết cắt giảm từ OPEC
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
