Tỷ giá ngày 17/4: Quay đầu giảm
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/4 | |
Tỷ giá tính chéo của VND với một số ngoại tệ từ 16/4/2020 đến 22/4/2020 | |
Tỷ giá ngày 16/4: Tăng nhẹ trở lại |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sáng nay đã điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm 5 đồng so với phiên cuối phiên trước, hiện ở mức 23.241 đồng/USD.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ấn định giá mua vào ở mức 23.175 đồng/USD, trong khi giá bán ra được niêm yết ở mức 23.650 đồng/USD.
Sáng nay, nhiều ngân hàng có giao dịch ngoại tệ lớn đã điều chỉnh giảm giá mua mua-bán đồng USD so với cuối phiên gần nhất, với mức giảm dao động phổ biến trong khoảng 10-20 đồng.
Cụ thể, giá mua thấp nhất đang ở mức 23.320 đồng/USD, giá mua cao nhất đang ở mức 23.360 đồng/USD. Trong khi đó, ở chiều bán ra, giá bán thấp nhất đang ở mức 23.500 đồng/USD, giá bán cao nhất đang ở mức 23.550 đồng/USD.
Trên thị trường thế giới, sáng nay, chỉ số đô la Mỹ (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 99,76 điểm, giảm 0,17 điểm so với giá mở cửa.
Trên thị trường thế giới, chỉ số đồng USD đang xu hướng tăng trở lại. Các chuyên gia phân tích cho rằng, động lực chủ yếu đến từ nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn an toàn, điều này đã thúc đẩy đồng bạc xanh bất chấp số liệu về kinh tế Mỹ đang trong tình trạng “tồi tệ”, và các nhà hoạch định chính sách đang phải sử dụng các biện pháp kích thích khá mạnh.
"Nếu kinh tế Mỹ không hồi phục thì nền kinh tế thế giới cũng sẽ không thể hồi phục. Điều này giải thích tại sao đồng USD vẫn thu hút các nhà đầu tư mặc dù yếu tố cơ bản của Mỹ đang yếu đi", Kathy Lien từ BK Asset Management nói.
Phân tích ở góc độ cơ bản, tình hình dịch bệnh Covid-19 có khả năng đã khơi dậy nhu cầu đối với các loại tiền tệ trú ẩn an toàn và sự thống trị của đồng đô la Mỹ. Trong đó, tâm lý lo ngại luôn đè nặng các nhà đầu tư, và hiện họ đang khá quan tâm đến thông tin rằng một số quốc gia đang phải kéo dài biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, triển vọng tăng trưởng toàn cầu đang được đánh giá khá tiêu cực. Cụ thể, IMF vừa phát hành bản cập nhật cho Triển vọng kinh tế thế giới, với dự báo mức tăng trưởng -3% trong năm nay.
Số liệu từ bản cập nhật cũng cho thấy, triển vọng phục hồi theo hình chữ V trong nền kinh tế và hoạt động kinh doanh toàn cầu dường như ngày càng ít xảy ra.