Tỷ giá ngày 9/4: Nhiều ngân hàng giảm nhẹ giá mua - bán USD
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 8/4 | |
Tỷ giá ngày 8/4: Tăng nhẹ |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sáng nay đã điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm 10 đồng so với phiên cuối phiên trước, hiện ở mức 23.235 đồng/USD.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ấn định giá mua vào ở mức 23.175 đồng/USD, trong khi giá bán ra được niêm yết ở mức 23.650 đồng/USD.
Sáng nay, nhiều ngân hàng giữ nguyên tỷ giá mua - bán đồng bạc xanh như chiều qua, một số ngân hàng đã điều giảm nhẹ giá mua - bán.
Cụ thể, giá mua thấp nhất đang ở mức 23.400 đồng/USD, giá mua cao nhất đang ở mức 23.460 đồng/USD. Trong khi đó, ở chiều bán ra, giá bán thấp nhất đang ở mức 23.560 đồng/USD, giá bán cao nhất đang ở mức 23.630 đồng/USD.
Trên thị trường thế giới, sáng nay, chỉ số đô la Mỹ (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 100,15 điểm, tăng 0,02 điểm (0,02%) so với giá mở cửa.
Hôm qua, đồng USD tăng trở lại ở một số thị trường ở châu Âu và châu Á, do các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản an toàn khi có nhiều tin tức đáng thất vọng xung quanh sự bùng phát của Covid-19, số người tử vong ngày càng tăng và thiệt hại kinh tế trở nên rõ ràng hơn.
“Tâm lý e ngại rủi ro và đồng USD sẽ đồng hành cùng nhau”, ông Ray Attrill, người đứng đầu bộ phận chiến lược FX tại National Australia Bank, nói với CNBC.
Joe Capurso, nhà phân tích tiền tệ của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho rằng: “Trong khi số ca nhiễm tăng chậm lại, ảnh hưởng kinh tế của cuộc khủng hoảng corona sẽ kéo dài trong nhiều năm. Các nền kinh tế của thế giới sẽ mất thời gian để bắt đầu hoạt động trở lại, một số doanh nghiệp sẽ không mở lại và thất nghiệp sẽ mất nhiều năm (để phục hồi). Chúng tôi nghĩ rằng điều đó có nghĩa là đồng USD sẽ tăng trở lại”.
Thực tế, Covid-19 dường như rút cạn thanh khoản và đe dọa nguồn cung tín dụng. Ở một thỏa thuận ngầm, dường như các ngân hàng trung ương nắm giữ Trái phiếu Kho bạc Mỹ sẽ có thể đổi chúng lấy đồng bạc xanh.
Sự chấp nhận ngầm này của Fed về trách nhiệm đối với thị trường tài trợ USD trên toàn cầu, có lẽ là một lý do tại sao các tài sản rủi ro như USD đã ổn định ít nhất ở một mức độ nào đó, sau những "cơn bão" của những tuần gần đây.