Vì sao ngân hàng làm dày “bộ đệm” dự phòng?
![]() |
TS. Nguyễn Hữu Huân |
Nhiều ngân hàng tích cực làm dày “bộ đệm” dự phòng, điều này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Trong thời gian gần đây, các ngân hàng đẩy mạnh tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu như Vietcombank có tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới hơn 500%, hàng loạt ngân hàng cũng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao hơn 100% có rất nhiều ý nghĩa. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang thận trọng về sức khoẻ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại khi lạm phát, suy thoái toàn cầu đang gây nhiều khó khăn. Đặc biệt, nó đang cho thấy sự chủ động trong việc xác định những rủi ro về nợ xấu trong tương lai để tích cực làm dày “bộ đệm” dự phòng. Trường hợp nếu doanh nghiệp không trả được nợ, chuyển nhóm nợ xấu thì ngân hàng cũng có nguồn để xử lý.
Việc trích lập bao nhiêu sẽ tuỳ “sức khỏe” của mỗi ngân hàng. Nên tỷ lệ bao phủ nợ xấu giữa các ngân hàng cũng có sự khác biệt. Ngân hàng nào hoạt động hiệu quả, có kết quả kinh doanh tốt sẽ trích lập dự phòng cao và họ coi đây như “của để dành”, đảm bảo hoạt động ổn định trong dài hạn.
Còn một số ngân hàng có lợi nhuận không cao, dù muốn cũng không thể trích lập nhiều mà chỉ trích đủ, nên tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức khiêm tốn. Với bộ đệm dự phòng mỏng, các ngân hàng này sẽ gặp khó khăn hơn khi phải xử lý các khoản vay tiềm ẩn rủi ro chuyển thành nợ xấu.
“Bộ đệm” dày có đồng nghĩa với việc ngân hàng đã nằm trong vùng an toàn không, thưa ông?
Không thể đảm bảo an toàn 100%, nhưng rõ ràng ngân hàng đã có sự chuẩn bị cho các rủi ro. Về phía NHNN cũng điều hành chính sách chủ động linh hoạt, kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh tiềm ẩn rủi ro... Đó là những điều chúng ta có thể tự tin về sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, ngoài việc đưa ra một “bộ đệm” dày, ngân hàng phải nâng cao tinh thần cảnh giác, năng lực quản trị rủi ro tín dụng, không đơn thuần là trích lập dự phòng càng cao càng tốt mà phải kiểm soát được rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức khi nhân viên thực hiện hoạt động thẩm định cấp tín dụng.
Đối với những khoản tiềm ẩn nợ xấu cao và kể cả nợ đang nằm trong vùng an toàn nhưng ngân hàng cảm thấy có nguy cơ rủi ro thì phải có những hành động cảnh báo sớm, đưa ra những phương án xử lý nếu xảy ra nợ xấu.
Ông nhận định thế nào về áp lực nợ xấu của các ngân hàng trong hiện tại và giai đoạn tới đây?
Mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước ít chịu ảnh hưởng hơn bởi những biến động căng thẳng địa chính trị, lạm phát trên thế giới và các yếu tố khác, nhưng rõ ràng chúng ta vẫn phải đối mặt những khó khăn chung của kinh tế thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng gây khó khăn để tìm nguồn nguyên liệu sản xuất... Còn với các doanh nghiệp du lịch trong hơn hai năm dịch đã “kiệt sức” mới chỉ bắt đầu hồi phục và vẫn hoạt động cầm chừng.
Chưa kể, các khoản nợ tái cơ cấu cũng tiềm ẩn rủi ro chuyển thành nợ xấu khi doanh nghiệp không thể trả nợ.
Ngoài ra, việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ của ngân hàng đang gặp khá nhiều khó khăn do thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian ảnh hưởng lớn tới tốc độ và thu hồi vốn của ngân hàng. Có thể thấy, áp lực nợ xấu hiện nay khá cao. Vì vậy, mỗi ngân hàng phải có kế hoạch dự phòng hợp lý.
Thời gian tới, cần có cơ chế hỗ trợ từ các cơ quan liên quan giúp ngân hàng thu hồi vốn nhanh chóng, giảm tỷ lệ nợ xấu và tái cho vay.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Ứng dụng công nghệ giúp thay đổi căn bản dịch vụ ngành Tài chính - Ngân hàng

Giải pháp ngân hàng bán vàng sẽ tác động tích cực lên thị trường

"Room” tín dụng vẫn hiệu quả
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh giác chiêu trò sử dụng công nghệ Deepfake giả mạo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
