Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Mặc dù mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ ở nhiều ngân hàng trong các tuần vừa qua nhưng mức độ tác động khiến lãi suất cho vay tăng theo trong các tháng cuối năm là không lớn.
aa
Ngân hàng “co kéo” giảm thêm lãi suất cho vay Dự báo lãi suất cho vay tiếp tục giảm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp Cho vay lĩnh vực bất động sản sẽ tăng

Lãi tiết kiệm tăng phù hợp thực tiễn cạnh tranh

Từ đầu tháng 7 đến nay, ghi nhận trên thị trường đã có khoảng gần 20 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Nhóm ngân hàng áp dụng lãi suất huy động cao nhất là nhóm các nhà băng quy mô nhỏ và vừa như: NCB, OceanBank, BVBank, NCB, HDBank, OCB… (lãi suất huy động kỳ dài hạn niêm yết khoảng 6-6,1%/năm). Bên cạnh đó, một số NHTM như: Eximbank, SeABank, VIB, BAOVIET Bank, Saigonbank, VietBank, MB… cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động tiến sát mốc 6% ở các kỳ hạn dài, từ 12-36 tháng.

Việc hàng loạt NHTM điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong tháng vừa qua đã khiến thị trường dấy lên lo ngại lãi suất cho vay cũng sẽ tăng trong các tháng cuối năm. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế và đại diện NHTM “làn sóng” tăng lãi suất huy động này sẽ ảnh hưởng không lớn đến mặt bằng lãi suất cho vay.

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định
Nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động nhưng chưa có tác động tới lãi suất cho vay

TS. Châu Đình Linh - Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho rằng, động thái tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm hiện nay ở một số ngân hàng phản ánh đúng với bản chất thực tiễn cạnh tranh của thị trường.

Theo đó, sau một thời gian dài hệ thống ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất thấp đã khiến cho sức hấp dẫn của tiền gửi tiết kiệm giảm đi so với các kênh đầu tư khác. Các kênh trái phiếu, chứng chỉ quỹ và một vài phân khúc bất động sản có sự phục hồi sau nửa đầu năm trong chừng mực nào đó đang khiến dòng tiền gửi tiết kiệm chảy sang. Vì thế, để giữ chân khách hàng, đảm bảo duy trì, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, các nhà băng sẽ phải cân nhắc tăng mức lãi suất huy động ở một số kỳ hạn phù hợp.

Ngoài ra, việc tăng lãi suất huy động cũng cho thấy nhu cầu vốn để phục vụ các chiến lược kinh doanh và mở rộng tăng trưởng tín dụng các quý cuối năm của hệ thống ngân hàng đang tăng lên. Điều này phản ánh rõ khi hai tháng vừa qua tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng khá mạnh so với thời điểm đầu năm.

TS. Châu Đình Linh cũng nhận định rằng, mặc dù động thái tăng lãi suất diễn ra ở khá nhiều ngân hàng, tuy nhiên biên độ tăng khá mạnh chỉ xảy ra ở một số nhà băng thuộc nhóm ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình. Các ngân hàng quy mô lớn cũng có tăng nhưng không đáng kể. Vì vậy, “làn sóng” tăng lãi suất huy động hiện nay có thể tác động tiêu cực khiến lãi suất cho vay ở một số kỳ hạn tại các ngân hàng quy mô nhỏ tăng lên. Tuy nhiên, lãi suất cho vay sẽ chỉ tăng ở các nhà băng có ít lợi thế cạnh tranh về nguồn vốn đầu vào rẻ và hạn chế về mạng lưới, thị phần. Nhóm các ngân hàng quy mô vừa và lớn có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao, có dòng tiền ổn định và huy động đầu vào tốt hơn thì việc tăng nhẹ lãi suất huy động không làm ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất cho vay.

Dư địa ổn định lãi suất điều hành vẫn lớn

Theo đại diện Khối Kinh doanh tiền tệ Ngân hàng UOB Việt Nam, mặc dù nhiều NHTM tăng lãi suất huy động trong tháng vừa qua nhưng mức lãi suất huy động hiện nay vẫn thấp hơn mức lãi suất trong những năm trước dịch bệnh Covid-19. Trong đó, lãi suất cho các kỳ hạn dưới 6 tháng (ngắn hạn) vẫn thấp hơn mức trần quy định.

Chính vì thế nhiều khả năng mặt bằng lãi suất huy động VND trong 6 tháng cuối năm vẫn có thể tiếp tục tăng nhẹ thêm 0,25% đến 0,75% tạo ra đường cong lãi suất hài hòa cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng ở mức khoảng từ 3% đến 6% vào cuối năm 2024. Vị đại diện này cho rằng, đây là mức khá hợp lý trong điều kiện vĩ mô ổn định, lạm phát đã và đang được kiểm soát quanh mức 4% và tỷ giá USD/VND có thể biến động 4% - 5% trong năm 2024.

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định

Ở góc độ dự báo, các chuyên gia tại Công ty chứng khoán MB (MBS) cho rằng, nhiều khả năng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn có thể nhích thêm 50 điểm cơ bản, quay về mức 5,2% - 5,5% trong nửa sau năm 2024. Tuy nhiên, các tháng cuối năm cầu tín dụng sẽ tăng mạnh ở các nhóm ngành sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Vì thế lượng tín dụng ưu đãi lãi suất cho vay ra thị trường sẽ chiếm tỷ trọng cao và mặt bằng lãi suất đầu ra sẽ vẫn duy trì ở mặt bằng như hiện tại hoặc chỉ nhích nhẹ ở một số NHTM quy mô nhỏ.

Đồng quan điểm, đại diện bộ phận tín dụng doanh nghiệp của một NHTMCP tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, thực tế các kỳ hạn tiền gửi chủ chốt (6 tháng và 12 tháng) ít được các NHTM điều chỉnh tăng, hoặc có tăng thì biên độ cũng rất nhỏ. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất cho vay là không nhiều. Ngoài ra, hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng (nhất là cho vay mua nhà) đã được nhiều ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất có thể để cạnh tranh tăng trưởng tín dụng các quý cuối năm. Nếu điều chỉnh tăng lãi suất cho vay vào các thời nhu cầu vốn của khách hàng quay trở lại sẽ tạo hiệu ứng tâm lý lo ngại, nên các ngân hàng sẽ rất cân nhắc.

Đánh giá về góc độ cân đối giữa chính sách điều hành lãi suất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, TS. Châu Đình Linh cho rằng, hiện nay áp lực tăng lãi suất đến từ yếu tố lạm phát là không cao. Dư địa để NHNN duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành vẫn còn khá rộng mở. Dù vậy, các quý cuối năm nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế sẽ tăng mạnh do các yếu tố mùa vụ, lễ tết và chu kỳ sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu… Vì vậy, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ cũng cần theo dõi sát sao các dấu hiệu trên thị trường để đánh giá kịp thời và đưa ra những giải pháp phù hợp, cân đối tăng trưởng tín dụng với các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

MB: Dư nợ tín dụng xanh đạt 65.063 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tín dụng

MB: Dư nợ tín dụng xanh đạt 65.063 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tín dụng

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã: MBB) đang nổi lên như một trong những tổ chức tín dụng tiên phong tại Việt Nam tích hợp các yếu tố bền vững vào chiến lược tăng trưởng dài hạn. Theo báo cáo thường niên năm 2024, dư nợ tín dụng xanh tại MB đã đạt 65.063 tỷ đồng - tương đương 8,5% tổng dư nợ của ngân hàng, đưa MB vào nhóm đầu các ngân hàng thương mại trong hệ thống xét theo tỷ trọng tín dụng xanh.
Tín dụng tiếp tục là điểm sáng ngành Ngân hàng

Tín dụng tiếp tục là điểm sáng ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng bước vào quý I/2025 với tăng trưởng tín dụng cải thiện tích cực nhưng lợi nhuận vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong bức tranh kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro bên ngoài, tín dụng đang nổi lên như một điểm sáng, phản ánh phần nào sự hồi phục nhu cầu vốn và sự linh hoạt trong điều hành của hệ thống ngân hàng.
VPBank dẫn đầu về tăng trưởng huy động trong những tháng đầu năm 2025

VPBank dẫn đầu về tăng trưởng huy động trong những tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh ngành Ngân hàng bước vào năm 2025 với nhiều thách thức, từ rủi ro bên ngoài như căng thẳng thuế quan cho tới áp lực nội tại do biên lãi thuần (NIM) bị thu hẹp, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) nổi bật là điểm sáng hiếm hoi với tốc độ tăng trưởng huy động dẫn đầu ngành ngay trong quý I, đồng thời duy trì hiệu quả kinh doanh và củng cố nền tảng phát triển dài hạn.
Một cổ phiếu ngân hàng chất lượng cao đang bị thị trường “bỏ quên”

Một cổ phiếu ngân hàng chất lượng cao đang bị thị trường “bỏ quên”

Trong bối cảnh ngành ngân hàng đối mặt với áp lực tăng trưởng tín dụng và gia tăng rủi ro tài sản, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) vẫn cho thấy năng lực vận hành ổn định và hiệu quả, nhưng thị giá cổ phiếu lại đang phản ánh mức định giá thấp hơn đáng kể so với giá trị nội tại. Theo đánh giá mới cập nhật của SSI Research, VCB là một trong những cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn trong nhóm các ngân hàng thương mại.
BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2025, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, mã: BVB) ghi nhận những kết quả tài chính tích cực, cho thấy sự đúng hướng trong chiến lược tập trung vào ngân hàng bán lẻ hiện đại và đẩy mạnh số hóa. Với tổng tài sản vượt mốc 110.100 tỷ đồng, tăng 6,4% so với đầu năm, BVBank tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển bền vững trong nhóm ngân hàng cỡ vừa.
KienlongBank: Hơn 95% giao dịch khách hàng qua kênh số

KienlongBank: Hơn 95% giao dịch khách hàng qua kênh số

Trong quý I/2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm 2024. Thành quả này đến từ sự kết hợp giữa tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng số và chiến lược phân lớp khách hàng linh hoạt - ba trụ cột đang định hình lại mô hình tăng trưởng bền vững của ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Tổng tài sản của VietBank đạt 174.377 tỷ đồng

Tổng tài sản của VietBank đạt 174.377 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, mã: VBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với những kết quả tích cực, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô tài sản lẫn hiệu quả kinh doanh.
VietABank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng

VietABank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã: VAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích cực. Lợi nhuận trước thuế đạt 352,9 tỷ đồng, tăng mạnh 42,5% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 292,9 tỷ đồng, tăng 44,5%.
Tổng tài sản của PVcomBank đạt 241.202 tỷ đồng

Tổng tài sản của PVcomBank đạt 241.202 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 với thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 4.054,5 tỷ đồng, tăng 15,6% so với quý 1/2024. Ở chiều ngược lại, chi phí lãi giảm 12,8% so với cùng kỳ về còn 2.841 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí trả lãi tiền gửi giảm 24,6% còn 2.033 tỷ đồng.
VIB: CASA cuối quý I tăng 17% so với đầu năm

VIB: CASA cuối quý I tăng 17% so với đầu năm

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với hoạt động tín dụng và huy động tăng trưởng tích cực, trong đó CASA tăng 17% so với đầu năm góp phần vào chiến lược cải thiện biên lãi ròng và tối ưu hóa chi phí vốn.