Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

H.Giang
H.Giang  - 
Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.
aa
Không có chuyện “giãn thời hạn xử lý sở hữu chéo” Thu hẹp dần sở hữu chéo Giới hạn sở hữu cổ phần: Giảm thiểu sở hữu chéo
Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo
Chưa có bộ luật nào từ trước đến nay tốt như Luật Các TCTD lần này, đặc biệt là về sở hữu chéo

Khuôn khổ pháp lý được hoàn thiện

Liên quan đến vấn đề sở hữu chéo, chia sẻ tại Hội thảo, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 đã đưa ra một số quy định hạn chế sở hữu chéo, đầu tư chéo và quy định giới hạn sở hữu vốn điều lệ. Những quy định này đã có tác dụng trong việc hạn chế và xử lý những xung đột lợi ích thiểu số với lợi ích của TCTD, hạn chế rủi ro, thao túng, chi phối ngân hàng. Tuy vậy, trước thực tế khách quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn ngừa, xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo, cho vay, đầu tư không đúng quy định.

Gần đây nhất, Luật Các TCTD năm 2024 đã sửa đổi bổ sung một loạt các quy định giúp tăng cường ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD. Đi cùng với đó, NHNN đã ban hành các thông tư liên quan như Thông tư 16/2024/TT-NHNN quy định về việc xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của TCTD, công ty con của TCTD; Thông tư 25/2024/TT-NHNN quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của TCTD nhằm góp phần hạn chế sở hữu chéo, sở hữu có tính chất chi phối hoạt động của TCTD, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động cấp tín dụng. Và gần đây nhất, NHNN đã dự thảo Thông tư quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ cho phép phải xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định tại Luật Các TCTD.

"Tựu chung lại, chúng tôi đánh giá cao những quy định siết chặt giới hạn sở hữu và tín dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật gần đây", luật sư Trương Thanh Đức khẳng định.

Từ kinh nghiệm giảng dạy đại học trong 43 năm, PGS.TS. Đào Văn Hùng, nguyên Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cũng đánh giá, chưa có bộ luật nào từ trước đến nay tốt như Luật Các TCTD lần này, đặc biệt là về sở hữu chéo. Tuy nhiên, bộ luật này chỉ là quy tắc, con số. Vấn đề quan trọng là ở sự tuân thủ lại nằm trong bộ luật khác. Nếu chỉ có duy nhất bộ luật về ngân hàng thì chưa đủ mà cần đồng bộ với các luật khác để có chế tài cho các hành vi vi phạm.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Mấu chốt là tuân thủ và giám sát thực thi

"Luật chặt hay lỏng thì điều quan trọng nhất vẫn là các ngân hàng, cổ đông và khách hàng phải tự mình tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực, đề cao việc tuân thủ. Đồng thời, công tác thanh tra, giám sát phải được tăng cường, thật sự nghiêm túc, kịp thời thì mới bảo đảm được hiệu quả và hiệu lực của pháp luật ngân hàng", luật sư Trương Thanh Đức khẳng định.

Khẳng định mấu chốt của mọi mấu chốt vẫn nằm ở khâu giám sát thực thi luật, ông Đức đề xuất thay vì cổ đông sở hữu 01% mới phải công khai thì danh sách toàn bộ cổ đông cần được công khai; thay vì chỉ khách hàng có dư nợ 10% vốn điều lệ ngân hàng mới công bố thì toàn bộ danh sách khách hàng vay vốn đều phải công bố trên website ngân hàng. Chỉ có công khai minh bạch thì mới có giám sát thực sự.

Để tăng tính công khai, minh bạch, ông Nguyễn Văn Hảo, Phó chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam nhấn mạnh đến sự minh bạch trong quản trị ngân hàng. Quản trị rủi ro muốn đạt được sự minh bạch phải có 2 điều kiện. Thứ nhất, ngân hàng và các bên liên quan phải tuân thủ. Thứ hai, phải có sự chính trực và cái đó phụ thuộc vào đạo đức của những người đang kinh doanh ở ngân hàng.

Đồng quan điểm, ông Hùng cho rằng, Luật Các tổ chức tín dụng hiện tại đã có những điều khoản quan trọng về sở hữu chéo, tuy nhiên cần triển khai nghiêm túc để đảm bảo sự minh bạch trong hệ thống. Đây là bước đi cần thiết để củng cố niềm tin của thị trường và nhà đầu tư.

Theo ông Hùng, bất kỳ chính sách nào cũng cần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và khả thi trong thực hiện. Nếu không, các doanh nghiệp sẽ tìm cách “lách” chính sách để đạt mục tiêu, tạo ra rủi ro tiềm ẩn. Các tập đoàn tài chính cần tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực như chứng khoán, bảo hiểm, và quản lý tài sản để giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Điều này không chỉ giúp đa dạng hóa nguồn thu mà còn giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Ông Hùng kiến nghị, một bộ luật riêng lẻ không thể giải quyết toàn bộ vấn đề. Việc đồng bộ các luật liên quan sẽ giúp tạo môi trường pháp lý vững chắc, hỗ trợ cho sự phát triển của tập đoàn tài chính.

Với những bước tiến trong Luật Các tổ chức tín dụng và các giải pháp được đề xuất, Việt Nam đang từng bước xây dựng một hệ thống tài chính bền vững và hiệu quả. Tuy nhiên, thành công không chỉ nằm ở việc ban hành luật mà còn ở sự tuân thủ và phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan. “Với tầm nhìn đúng đắn và các chính sách phù hợp, các tập đoàn tài chính Việt Nam có thể vươn xa, không chỉ trong khu vực mà còn trên trường quốc tế”, PGS.TS. Đào Văn Hùng nhấn mạnh.

H.Giang

Tin liên quan

Tin khác

MB: Dư nợ tín dụng xanh đạt 65.063 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tín dụng

MB: Dư nợ tín dụng xanh đạt 65.063 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tín dụng

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã: MBB) đang nổi lên như một trong những tổ chức tín dụng tiên phong tại Việt Nam tích hợp các yếu tố bền vững vào chiến lược tăng trưởng dài hạn. Theo báo cáo thường niên năm 2024, dư nợ tín dụng xanh tại MB đã đạt 65.063 tỷ đồng - tương đương 8,5% tổng dư nợ của ngân hàng, đưa MB vào nhóm đầu các ngân hàng thương mại trong hệ thống xét theo tỷ trọng tín dụng xanh.
Tín dụng tiếp tục là điểm sáng ngành Ngân hàng

Tín dụng tiếp tục là điểm sáng ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng bước vào quý I/2025 với tăng trưởng tín dụng cải thiện tích cực nhưng lợi nhuận vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong bức tranh kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro bên ngoài, tín dụng đang nổi lên như một điểm sáng, phản ánh phần nào sự hồi phục nhu cầu vốn và sự linh hoạt trong điều hành của hệ thống ngân hàng.
VPBank dẫn đầu về tăng trưởng huy động trong những tháng đầu năm 2025

VPBank dẫn đầu về tăng trưởng huy động trong những tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh ngành Ngân hàng bước vào năm 2025 với nhiều thách thức, từ rủi ro bên ngoài như căng thẳng thuế quan cho tới áp lực nội tại do biên lãi thuần (NIM) bị thu hẹp, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) nổi bật là điểm sáng hiếm hoi với tốc độ tăng trưởng huy động dẫn đầu ngành ngay trong quý I, đồng thời duy trì hiệu quả kinh doanh và củng cố nền tảng phát triển dài hạn.
Một cổ phiếu ngân hàng chất lượng cao đang bị thị trường “bỏ quên”

Một cổ phiếu ngân hàng chất lượng cao đang bị thị trường “bỏ quên”

Trong bối cảnh ngành ngân hàng đối mặt với áp lực tăng trưởng tín dụng và gia tăng rủi ro tài sản, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) vẫn cho thấy năng lực vận hành ổn định và hiệu quả, nhưng thị giá cổ phiếu lại đang phản ánh mức định giá thấp hơn đáng kể so với giá trị nội tại. Theo đánh giá mới cập nhật của SSI Research, VCB là một trong những cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn trong nhóm các ngân hàng thương mại.
BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2025, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, mã: BVB) ghi nhận những kết quả tài chính tích cực, cho thấy sự đúng hướng trong chiến lược tập trung vào ngân hàng bán lẻ hiện đại và đẩy mạnh số hóa. Với tổng tài sản vượt mốc 110.100 tỷ đồng, tăng 6,4% so với đầu năm, BVBank tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển bền vững trong nhóm ngân hàng cỡ vừa.
KienlongBank: Hơn 95% giao dịch khách hàng qua kênh số

KienlongBank: Hơn 95% giao dịch khách hàng qua kênh số

Trong quý I/2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm 2024. Thành quả này đến từ sự kết hợp giữa tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng số và chiến lược phân lớp khách hàng linh hoạt - ba trụ cột đang định hình lại mô hình tăng trưởng bền vững của ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Tổng tài sản của VietBank đạt 174.377 tỷ đồng

Tổng tài sản của VietBank đạt 174.377 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, mã: VBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với những kết quả tích cực, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô tài sản lẫn hiệu quả kinh doanh.
VietABank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng

VietABank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã: VAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích cực. Lợi nhuận trước thuế đạt 352,9 tỷ đồng, tăng mạnh 42,5% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 292,9 tỷ đồng, tăng 44,5%.
Tổng tài sản của PVcomBank đạt 241.202 tỷ đồng

Tổng tài sản của PVcomBank đạt 241.202 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 với thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 4.054,5 tỷ đồng, tăng 15,6% so với quý 1/2024. Ở chiều ngược lại, chi phí lãi giảm 12,8% so với cùng kỳ về còn 2.841 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí trả lãi tiền gửi giảm 24,6% còn 2.033 tỷ đồng.
VIB: CASA cuối quý I tăng 17% so với đầu năm

VIB: CASA cuối quý I tăng 17% so với đầu năm

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với hoạt động tín dụng và huy động tăng trưởng tích cực, trong đó CASA tăng 17% so với đầu năm góp phần vào chiến lược cải thiện biên lãi ròng và tối ưu hóa chi phí vốn.