Vĩnh Phúc: Những gì có lợi cho người dân, doanh nghiệp thì làm
Vĩnh Phúc - điển hình về chuyển đổi số cấp địa phương | |
Vĩnh Phúc - một hiện tượng về phát triển kinh tế và thu hút đầu tư |
Từ top 10 địa phương tăng trưởng cao nhất nước
Trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng nhờ những giải pháp thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, Vĩnh phúc đang tiếp tục đà phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.
Sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân Vĩnh Phúc tiếp tục khởi sắc. |
6 tháng đầu năm, Vĩnh Phúc ở trong top 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến hết tháng 8, Vĩnh Phúc lại có thêm được những kết quả mới đáng ghi nhận. Tình hình sản xuất- kinh doanh và đời sống người dân Vĩnh Phúc tiếp tục khởi sắc.
Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tiếp tục duy trì đà ổn định. Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt kết quả khả quan, cao gấp 2,3 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tính đến ngày 15/8/2022, toàn tỉnh có 898 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 18.616 tỷ đồng, tăng 18,16% về số doanh nghiệp, tăng mạnh 129,47% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng, Vĩnh Phúc đã thu hút được 21 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 9.797 tỷ đồng. Vĩnh Phúc cũng đã thu hút được 44 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đạt 280 triệu USD.
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp quay trở lại thị trường có xu hướng tích cực, trung bình mỗi tháng có 152 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2022 là 1.212 doanh nghiệp.
Kinh tế phục hồi, đời sống người dân ổn định, các ngành dịch vụ, du lịch phục hồi nhanh chóng đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đạt 41.904,3 tỷ đồng, tăng 18,27% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đầu năm giai đoạn 2018-2022 |
Những kết quả này có được là nhờ Vĩnh Phúc đã kiên trì, nỗ lực, linh hoạt, sáng tạo, đưa ra nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn và đi lên.
Cũng có thể nói, đi gần hết nửa nhiệm kỳ, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh không hề nằm trên giấy mà đã thực sự đi vào cuộc sống và cũng khẳng định đây là một tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế tốt.
Lãnh đạo tỉnh chia sẻ: Vĩnh Phúc tự biết mình đang đứng ở đâu, làm được việc gì và chưa làm được việc gì để mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với khó khăn, thách thức và cương quyết tìm giải pháp khắc phục.
Nghị quyết không nằm trên giấy
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng chia sẻ, những ngày đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII thực sự là một giai đoạn đầy thách thức và gian khó. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh được xây dựng từ thực tiễn nhưng khi đưa trở lại cuộc sống thì có nhiều việc tưởng như không thể vượt qua.
Nhưng cả hệ thống chính trị ở Vĩnh Phúc đã quyết chí, đồng lòng cùng mạnh nghĩ, mạnh quyết, mạnh làm với tinh thần “những gì có lợi cho người dân, doanh nghiệp thì làm”.
Vĩnh Phúc luôn tìm mọi cách tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực. |
Nhớ lại trong khoảng thời gian đại dịch Covid-19 ập đến, các biện pháp khoanh vùng, cách ly, giãn cách được thực hiện, Vĩnh Phúc đã linh hoạt, sáng tạo, mạnh mẽ đưa ra các giải pháp vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội với tinh thần quyết không bỏ ai lại phía sau, không để cái gì lại phía sau. Trong đó, đặc biệt là sự quyết đoán cách ly xã hội toàn xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên để nâng cao hiệu quả chống dịch. Cách làm dũng cảm này của Vĩnh Phúc đã mở ra một hướng đi mang tính đột phá trong công tác chống dịch của cả nước.
Trong gần nửa nhiệm kỳ này, có rất nhiều việc phải làm, đó là những việc vừa cấp thiết, vừa lâu dài. Trong đó, vừa phải phục hồi kinh tế, nỗ lực để tăng trưởng kinh tế tốt, vừa phải chú trọng công tác an sinh xã hội và phát triển lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục để đảm bảo không bỏ ai, không bỏ bất cứ cái gì lại phía sau.
Để làm được những việc đó, Vĩnh Phúc đã không lơi là cải cách, luôn lấy sự hài lòng của người dân, của doanh nghiệp làm mục tiêu, là nhiệm vụ, luôn tìm mọi cách tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, nỗ lực tiếp tục nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, hướng tới nâng cao vị thế của tỉnh trong các bảng xếp hạng PAR Index, đứng thứ 5 trong bản xếp hạng PCI và thuộc top tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất.
"Có thể nói, sau khi vừa cơ bản khống chế được dịch Covid-19, Vĩnh Phúc như một cơ thể còn yếu, rất cần thời gian hồi phục nhưng vẫn phải dàn đều thực hiện nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực, do đó đòi hỏi phải có một ý chí, nghị lực to lớn cùng những quyết sách đúng đắn, tinh thần kiên trì, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm của toàn Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân, của cả hệ thống chính trị trên địa bàn", lãnh đạo tỉnh chia sẻ.
Diễn biến doanh nghiệp 8 tháng đầu năm. |
Đến năng động, sáng tạo, cải cách mạnh tạo động lực phát triển
Vĩnh Phúc đã quán triệt thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, đồng thời hướng đến những nhiệm vụ mang tính bản lề như công tác cán bộ và cải cách hành chính; xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
Vĩnh Phúc không ngại đưa ra những hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc như cảnh cáo, khiển trách, đình chỉ, miễn nhiệm, khai trừ Đảng hoặc buộc thôi việc những cán bộ cố tình vi phạm pháp luật, vi phạm quy định, dù người đó là ai. Tỉnh đã xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, tham nhũng…
Nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đồng thời đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng. |
Nửa nhiệm kỳ qua cũng là khoảng thời gian Vĩnh Phúc đồng tâm, đồng chí tập trung triển khai các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện, đồng bộ thể chế phát triển.
Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục đều có sự phát triển vượt bậc, an ninh chính trị được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an ninh quốc phòng được củng cố…
Dù đã đạt được những kết quả tích cực, Vĩnh Phúc đã ở top 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước và được cả nước chú ý đến vì là một tỉnh có tư duy năng động, linh hoạt, sáng tạo trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, nhưng vẫn còn nhiều kỳ vọng chưa đạt được.
Để đạt được kỳ vọng và đạt được mục tiêu mà Nghị quyết Tỉnh đảng bộ đề ra, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Duy Thành cho biết: “Chúng tôi sẽ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đề ra. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh cải cách và tạo đột phá về thể chế, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khai thông các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế…”.
Đồng thời, tiếp tục tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển cho giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung hoàn thiện các chính sách: Nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động…
Kinh nghiệm và bài học được nhìn thấy từ trường hợp của Vĩnh Phúc, đó là: Nghiên cứu kỹ tình hình thực tế để đưa những vấn đề cần giải quyết nhất vào Nghị quyết. Lựa chọn vấn đề, ra Nghị quyết nhằm tạo đột phá. Khi có Nghị quyết thì phải quyết tâm đưa Nghị quyết trở lại cuộc sống bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Tổ chức triển khai Nghị quyết và các Chương trình, Kế hoạch với sự sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả bằng tư duy mới, tầm nhìn mới.