Vốn ngân hàng tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa

06:24 | 12/07/2024 Dòng chảy tín dụng
aa
“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Sau hơn 5 năm triển khai, chương trình OCOP đang giúp từng ngày thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.
Sắp diễn ra Tọa đàm "Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa" Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Người bạn tâm giao của doanh nghiệp

Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 5/2024, cả nước có 12.758 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên và 6.957 chủ thể OCOP. Tại nhiều địa phương, Chương trình OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh. Đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch; trở thành tiêu chí bắt buộc đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Xác định nông nghiệp là trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, thời gian qua NHNN đã có nhiều cơ chế, chính sách để đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn; trong đó có các sản phẩm OCOP. Các NHTM đã tích cực đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho các sản phẩm OCOP, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân phát triển sản phẩm lợi thế của địa phương, trở thành “bà đỡ” của nhiều sản phẩm OCOP vươn tầm trong nước và quốc tế.

Đến vùng đất Thanh Ba, Phú Thọ, chúng tôi được trải tầm mắt trên những đồi chè xanh bát ngát. Hơn 20 năm gắn bó với nghề và là một trong những người góp phần phát triển cây chè Thanh Ba, doanh nhân Bùi Thị Mão - Giám đốc Công ty TNHH chè Hoài Trung chia sẻ, từ một cơ sở sản xuất chè cá nhân mang tên Mão Hợi tại một nơi xa trung tâm huyện, đơn vị đã trở thành công ty có dây chuyền sản xuất khép kín với công suất lớn, tạo công ăn việc làm cũng như nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đến năm 2023, sản phẩm chè Đinh cao cấp Hoài Trung đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia. Đây cũng là sản phẩm đạt danh hiệu này.

Đoàn khách từ Nga xem mẫu sản phẩm tại Công ty TNHH chè Hoài Trung
Đoàn khách từ Nga xem mẫu sản phẩm tại Công ty TNHH chè Hoài Trung

Không chỉ là niềm vui của doanh nhân Bùi Thị Mão, sản phẩm chè Đinh của Hoài Trung còn là niềm tự hào của những người nông dân đang liên kết với đơn vị nói riêng và các hộ trồng chè trên địa bàn tỉnh nói chung. Có được thành quả này, bà Mão không thể quên “người bạn đồng hành” của doanh nghiệp, đó là Agribank chi nhánh huyện Thanh Ba, Phú Thọ.

Bà Mão kể, ngay từ những ngày đầu tiên thành lập doanh nghiệp, bà đã vay vốn từ Agribank Thanh Ba với số tiền chỉ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Cho tới nay, dư nợ của doanh nghiệp tại Agribank Thanh Ba đã lên tới 10 tỷ đồng và được duy trì trong suốt chục năm qua. Chính nguồn vốn từ ngân hàng đã giúp chè Hoài Trung từng ngày phát triển, đưa thương hiệu chè Đinh - “ngọc xanh” của Thanh Ba có mặt trên kệ siêu thị của các thị trường khó tính như châu Âu. Doanh thu của doanh nghiệp trong 6 tháng năm 2024 đã đạt 20 tỷ đồng ngang bằng với cả năm 2023 và dự kiến năm 2024 sẽ gấp 3 lần doanh thu 2023. “Không chỉ cung cấp nguồn vốn ưu đãi, ngân hàng còn đồng hành trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác, tư vấn doanh nghiệp sử dụng đồng vốn an toàn, hiệu quả. Agribank là người bạn tâm giao suốt đời của tôi”, bà Mão chia sẻ.

Không riêng chè Hoài Trung, rất nhiều sản phẩm OCOP khác trên địa bàn huyện Thanh Ba cũng nhận được sự đồng hành của các ngân hàng. Ông Nguyễn Chí Thành - Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba cho biết, bám sát định hướng, mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP, các ngân hàng trên địa bàn đã tăng cường giới thiệu, quảng bá các chương trình hỗ trợ về mặt lãi suất đến các cấp chính quyền địa phương, các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện. Qua đó các chủ thể OCOP có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nhờ có chương trình hỗ trợ, ưu đãi của các NHTM, các chủ thể đã phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn. Từ nguồn vốn vay, các hộ đã đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, duy trì và phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống; góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Không chỉ hỗ trợ vốn cho khâu sản xuất mà các ngân hàng còng tích cực đầu tư cho các chuỗi giá trị Ocop chẳng hạn như HDBank, với thế mạnh về các sản phẩm tài trợ chuỗi, ngân hàng này đang cho các chủ thể vay đến 85% dòng tiền thanh toán và công nợ tại các siêu thị; hỗ trợ nguồn lực, tư vấn tài chính và tận dụng mạng lưới đối tác để giúp chủ thể đưa đặc sản nông nghiệp vào chuỗi siêu thị thuận lợi hơn. Như với eZy Loans - cấp tín dụng cho nhà cung cấp chuỗi siêu thị của HDBank, việc cấp tín dụng được thực hiện online 100%, tiện lợi và nhanh chóng.

Đặc biệt, HDBank phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Agritrade) thuộc Bộ NN&PTNT và các đơn vị liên quan kết nối với các chủ thể uy tín ở từng địa phương, sàng lọc kỹ lưỡng các sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng để đưa vào Chợ phiên OCOP, thuận lợi cho người mua sắm trong từng phiên livestream.

Doanh nghiệp gặp khó vì sản phẩm bí đầu ra

Có thể khẳng định OCOP là một chương trình có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Các sản phẩm địa phương đạt chứng nhận OCOP ngày càng tăng nhưng việc phát triển sản phẩm OCOP còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự đảm bảo tính bền vững. Đặc biệt, khâu tiêu thụ các sản phẩm OCOP hiện đang gặp khó khăn ngay tại thị trường trong nước và xuất khẩu thì đầy gian nan.

Không thể phủ nhận việc đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại giúp khẳng định thương hiệu cho sản phẩm, tuy nhiên, theo các chuyên gia, lượng tiêu thụ sản phẩm OCOP ở các kênh phân phối này chưa lớn. Thậm chí có sản phẩm còn chưa thể tiếp cận được các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã làm ăn nhỏ lẻ vẫn lúng túng tìm đường vào siêu thị; trong khi nhà phân phối luôn hướng đến yếu tố bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng nên yêu cầu chi tiết các tiêu chí về chất lượng sản phẩm, sản lượng phải đủ lớn, được khách hàng tin dùng để không nằm quá lâu trên kệ hàng…

PGS. TS Mai Quang Vinh, Viện trưởng Viện Công nghệ xanh cho rằng về cơ bản, những sản phẩm OCOP 4 sao trở lên đều có nhiều cơ hội vào các hệ thống siêu thị. Điều quan trọng là các chủ thể có duy trì và tiếp tục nâng được chất lượng sản phẩm, dịch vụ lên hay không. Có thể, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực trong nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng không ít doanh nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, nguồn lực hạn chế nên khó duy trì trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn của các nhà phân phối cũng như chưa thích ứng kịp với xu hướng mới của thị trường.

Bên cạnh đó, một số địa phương vào cuộc còn chậm, thậm chí cá biệt vẫn có nơi chỉ triển khai chương trình mang tính hình thức hoặc theo đuổi thành tích mà không đi vào thực chất. Việc lựa chọn và phát triển sản phẩm OCOP không dựa trên những đặc trưng, lợi thế của địa phương. Nhiều sản phẩm mới chú ý đến mẫu mã, bao bì, chưa đầu tư về chất lượng. Đối với đầu ra, công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa phản ánh rõ nét những ưu điểm nổi trội và nét độc đáo, đặc sắc của sản phẩm OCOP để tạo hình ảnh, thương hiệu mới, gây ấn tượng đối với người mua.

Chính vì vậy, để chương trình đạt hiệu quả, phát triển bền vững, cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh khâu tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chương trình OCOP, nhất là sự vào cuộc đồng bộ từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp, sự chung tay của cả người nông dân.

Bà Nậm Trà - Chủ tịch – Tổng giám đốc Tập đoàn Phát triển Thịnh vượng Việt Nam:

Cần nâng tầm thương hiệu OCOP của các địa phương

ản phẩm OCOP của các địa phương dựa trên định hướng phát triển bền vững, tôn trọng các giá trị văn hoá lịch sử, thân thiện với môi trường và có tác động với xã hội nên rất cần sự đồng hành trong việc nâng tầm thương hiệu. Từ những đặc sản địa phương, những hương vị truyền thống trở thành một biểu tượng của văn hóa bản địa là một chặng đường dài, đong đầy nỗ lực, lo âu và cả hạnh phúc của những người thực hiện. Điều mà doanh nghiệp chúng tôi hướng đến là xây dựng một hệ sinh thái nông sản thương mại công bằng cho người nông dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các DNNVV.

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP hiện đang gặp một số khó khăn như văn hóa tiêu dùng đồ nhập ngoại lớn mạnh và quá phổ biến đẩy những mặt hàng quà tặng văn hóa dân tộc vào bức tranh thiếu nhu cầu. Các làng nghề, nghệ nhân, doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã tại địa phương chưa thực sự chú trọng vào phát triển thương hiệu sản phẩm, thiết kế bao bì đẹp mắt, cũng như thiếu công nghệ bảo quản, an toàn sử dụng so với tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chưa bắt kịp với thương mại số cũng như thiếu các đơn vị xúc tiến thương mại: B2B, B2C, B2B2C tập trung vào loại mặt hàng này. Chưa kể tới việc thiếu cởi mở nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ban ngành, địa phương và thiếu mạng lưới các đối tác trong nước lẫn ngoài nước.

Chính vì vậy, cần xây dựng mạng lưới cộng đồng mạnh mẽ; tạo cơ hội liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm OCOP; tăng cường tổ chức triển lãm, hội nghị, tọa đàm để quảng bá sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả việc thúc đẩy du lịch nông nghiệp, nông thôn để tạo cơ hội gặp gỡ khách hàng và kết nối với các đối tác tiềm năng…

Quỳnh Trang
Nguồn:

Các tin khác

Tín dụng hỗ trợ tích cực cho lâm, thuỷ sản

Tín dụng hỗ trợ tích cực cho lâm, thuỷ sản

Xuất khẩu các sản phẩm lâm, thuỷ sản cả năm 2024 của Việt Nam dự báo có thể đạt 61 tỷ USD, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong 9 tháng năm 2024 tỷ lệ xuất siêu của ngành nông nghiệp đạt 13,9 tỷ USD, chiếm 67% của cả nền kinh tế.
Tiếp vốn cho nông dân làm kinh tế

Tiếp vốn cho nông dân làm kinh tế

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã đứng ra ký kết ủy thác với Agribank Chi nhánh huyện Đại Lộc (Agribank Đại Lộc) cho hội viên nông dân vay vốn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Nhờ đó, đã giúp cho hàng nghìn hộ dân là hội viên nông dân trên địa bàn huyện Đại Lộc thoát nghèo bền vững, nhiều hộ vươn lên làm giàu.
Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội tăng trưởng gần 8,5%

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội tăng trưởng gần 8,5%

Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Đắk Lắk vừa tổ chức Phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý 3 và triển khai nhiệm vụ quý 4/2024.
Nhiều ưu đãi vốn cho nông nghiệp đô thị

Nhiều ưu đãi vốn cho nông nghiệp đô thị

Tại hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh gần đây, ông Hoàng Minh Ngọc, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, ngân hàng này đã đưa ra 6 gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp và hộ nông dân. Đơn cử, Agribank đang triển khai gói tín dụng ngắn hạn 20.000 tỷ đồng dành cho khách hàng lĩnh vực xuất nhập khẩu, lãi suất chỉ từ 2,6%/năm.
Agribank sát cánh cùng sự phát triển của doanh nghiệp

Agribank sát cánh cùng sự phát triển của doanh nghiệp

Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh trên con đường phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước.
“Tam nông” luôn là lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng

“Tam nông” luôn là lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng

Ngày 9/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Ngân hàng phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy “Tam nông” phát triển nhanh và bền vững.
Trợ lực tín dụng, KienlongBank dành nhiều ưu đãi cho bà con trồng lúa

Trợ lực tín dụng, KienlongBank dành nhiều ưu đãi cho bà con trồng lúa

Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho khách hàng trồng lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn, KienlongBank bổ sung nguồn vốn vay với nhiều ưu đãi, trợ lực giúp khách hàng nhanh chóng bắt đầu mùa vụ mới bội thu.
Mở hướng thoát nghèo ở Quảng Ngãi

Mở hướng thoát nghèo ở Quảng Ngãi

Với việc phát huy hiệu quả của những “cánh tay nối dài”, hoạt động tín dụng chính sách xã hội ở Quảng Ngãi trong những năm qua đã thu được những kết quả ấn tượng; đóng góp vào công cuộc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão, lũ

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão, lũ

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (bão Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 07 - 11/9 vừa qua. Với quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà còn vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
NHCSXH tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị thiệt hại do bão, lũ

NHCSXH tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị thiệt hại do bão, lũ

Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết, ngân hàng sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ người dân sớm phục hồi sản xuất

Hỗ trợ người dân sớm phục hồi sản xuất

Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Tín dụng chính sách: Khơi dậy khát vọng thoát nghèo ở Mù Cang Chải

Tín dụng chính sách: Khơi dậy khát vọng thoát nghèo ở Mù Cang Chải

Tuy vẫn nằm trong số những huyện nghèo nhất cả nước, lại có tới 96% là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng khát vọng thoát nghèo của đồng bào vùng cao Mù Cang Chải đang được đánh thức bằng việc thực hiện hiệu quả những chủ trương, chính sách thiết thực của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ từ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải.
Bước đi đột phá giúp ngân hàng tăng trưởng số lượng khách hàng

Bước đi đột phá giúp ngân hàng tăng trưởng số lượng khách hàng

Vượt qua trở ngại nhất định về địa lý và chi phí đầu tư, một số ngân hàng cổ phần đã tăng tốc thu hẹp “khoảng trống thị trường” tại khu vực nông thôn và các đô thị loại 2, cộng hưởng thế mạnh từ số hóa để bứt phá tăng trưởng số lượng khách hàng.
Ngân hàng sát cánh với đề án sản xuất lúa chất lượng cao

Ngân hàng sát cánh với đề án sản xuất lúa chất lượng cao

Một số mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận các kết quả tích cực sau vụ thí điểm đầu tiên. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn tài trợ quốc tế cam kết sẽ tài trợ đáp ứng nhu cầu tài chính cho tất cả các mô hình.
Hiệu quả vốn vay tam nông ở Ninh Sơn

Hiệu quả vốn vay tam nông ở Ninh Sơn

Đồng hành với bà con nông dân, Agribank Ninh Sơn luôn chú trọng đầu tư vốn vào lĩnh vực tam nông và thực hiện tốt các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn…
Xem thêm
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Ngân hàng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Ngân hàng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, trong giai đoạn tới, khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, để đảm bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế rất cần yếu tố đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, qua đó giúp tăng năng suất lao động, hỗ trợ cho tăng trưởng. Chính vì vậy, cùng hệ thống chính trị, ngành Ngân hàng tiếp tục xác định nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Với đa số đại biểu tán thành, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) được thông qua, kỳ vọng sẽ trở thành công cụ pháp lý quan trọng, thúc đẩy công tác phòng cháy, chữa cháy hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Tiếp tục ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay

Tiếp tục ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay

Ngày 27/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
thong doc nhnn nguyen thi hong lam viec voi cuc cong nghe thong tin

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng làm việc với Cục Công nghệ thông tin

Ngày 2/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng với Cục Công nghệ thông tin - NHNN. Tham dự buổi làm việc còn có Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, đại diện lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN và toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Cục Công nghệ thông tin.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 2511 1122024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 25/11-1/12/2024

Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024; NHNN ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay; Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia Chea Serey đã đồng chủ trì Hội đàm song phương giữa hai ngân hàng trung ương; Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO)…
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định

Hội nghị Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân.
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho 172.612 khách hàng vay

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho 172.612 khách hàng vay

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2024 đã cho 172.612 lượt khách hàng vay với số tiền là 630.385 tỷ đồng, tăng 7,55% so với số tiền đăng ký gói tín dụng từ đầu năm và bằng 99% so với số tiền thực hiện năm 2023 (tính đến ngày 11/11).
Ngành Ngân hàng Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Ngành Ngân hàng Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Những nỗ lực không ngừng của ngành Ngân hàng Quảng Ngãi trong việc chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đưa Quảng Ngãi trở thành địa phương tiên phong trong hành trình chuyển đổi số quốc gia
Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Indochina Capital (ICC) đã tổ chức thành công lễ khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences tại Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Trước những biến động của nền kinh tế, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang bất động sản với phân khúc căn hộ - ngôi sao sáng đang dẫn đầu thị trường. Trong đó, dự án The Opus One, thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park, được đánh giá là sản phẩm đầu tư hấp dẫn bậc nhất phía Đông TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
VinFast Theon S tái định nghĩa xe máy điện "đỉnh nóc kịch trần"

VinFast Theon S tái định nghĩa xe máy điện "đỉnh nóc kịch trần"

VinFast Theon S là lựa chọn lý tưởng cho khách hàng yêu thích sự hiện đại và tiện lợi khi sở hữu loạt công nghệ đẳng cấp cùng chính sách hậu mãi, ưu đãi hấp dẫn.
Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Ngày 18/11/2024, Chủ đầu tư TUTA Group chính thức ra mắt 171 căn dinh thự thương mại Royal Mansion sở hữu vị trí vàng tại ngã 6 trung tâm TP. Bắc Giang. Royal Mansion khẳng định năng lực, tâm huyết kiến tạo công trình biểu tượng của TUTA Group, góp phần thay đổi diện mạo đô thị Bắc Giang vươn tầm quốc tế.
Public Bank Vietnam triển khai giải pháp Ngân hàng lõi Oracle FLEXCUBE trên nền tảng ExaC@C

Public Bank Vietnam triển khai giải pháp Ngân hàng lõi Oracle FLEXCUBE trên nền tảng ExaC@C

Ngày 2/12, tại Hà Nội, Public Bank Vietnam và Tập đoàn Oracle đã ký kết chính thức khởi động dự án triển khai giải pháp Ngân hàng lõi (Core Banking) FLEXCUBE của Oracle.
Gia tăng hàng rào bảo vệ khách hàng

Gia tăng hàng rào bảo vệ khách hàng

Với tốc độ chuyển đổi số đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, hiện nay hơn 87% người trưởng thành ở Việt Nam đã có tài khoản tại ngân hàng và nhiều nhà băng có tỷ lệ giao dịch trên kênh số trên 95%.
MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

MB và KiotViet đã hợp tác cung cấp gói giải pháp toàn diện giúp các chủ hộ kinh doanh giải quyết nỗi lo về vốn và vận hành trong giai đoạn cuối năm 2024, đầu năm 2025.
Triển khai CMS toàn diện trên công nghệ đám mây bằng giải pháp của Visa

Triển khai CMS toàn diện trên công nghệ đám mây bằng giải pháp của Visa

Visa (NYSE: V) là công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới hiện đang thực hiện xử lý giao dịch thanh toán giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cơ quan chính phủ tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sứ mệnh của Visa là kết nối thế giới thông qua mạng lưới thanh toán sáng tạo, an toàn và đáng tin cậy, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Visa tin rằng mọi nền kinh tế đều cần có sự tham gia của tất cả mọi người từ mọi nơi trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân dù đến từ bất cứ nơi đâu, cũng như công nhận rằng khả năng tiếp cận tài chính là nền tảng vững chắc cho tương lai của sự lưu chuyển tiền tệ.
Góp phần hiện thức hóa giấc mơ an cư

Góp phần hiện thức hóa giấc mơ an cư

Với sản phẩm dịch vụ sáng tạo và giải pháp vượt trội dành cho khách hàng cá nhân, BIDV đã được tạp chí The Asian Banker trao giải thưởng “Sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam”. BIDV là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam 5 lần được The Asian Banker vinh danh ở hạng mục giải thưởng này.
“Rinh” ngay quà “đỉnh” tới 500.000 đồng khi mở tài khoản IVB Mobile Banking

“Rinh” ngay quà “đỉnh” tới 500.000 đồng khi mở tài khoản IVB Mobile Banking

Loạt voucher giảm giá taxi, tàu – xe, vé xem phim, vé máy bay, mua sắm trực tuyến tới 500.000 đồng là những ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng trong dịp sinh nhật IVB từ nay đến 29/12.
MoMo hỗ trợ người dùng xác thực sinh trắc học đảm bảo giao dịch thông suốt và an toàn

MoMo hỗ trợ người dùng xác thực sinh trắc học đảm bảo giao dịch thông suốt và an toàn

Các giải pháp của MoMo đơn giản hóa quá trình xác thực, tuân thủ Thông tư 40 của Ngân hàng Nhà nước.
Kiến tạo tương lai xanh

Kiến tạo tương lai xanh

Báo cáo thường niên BIDV năm 2023 với thông điệp chủ đạo “Kiến tạo tương lai xanh” là sự khẳng định của một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam trong nỗ lực chung tay kiến tạo kinh tế xanh thông qua việc tích cực, chủ động triển khai các chính sách, chương trình và thực hiện chuyển đổi để phát triển bền vững, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng Xanh.
Phiên bản di động