WB: Việt Nam còn dư địa để thúc đẩy tăng trưởng
Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho biết, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 cao (đạt 8,0% năm 2022 so cùng kỳ) một phần nhờ vào hiệu ứng tăng trưởng thấp năm trước đó, tiêu dùng phục hồi sau Covid-19 và kết quả vững chắc của các hoạt động chế tạo chế biến định hướng xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm.
Đặc biệt lưu tâm đến khu vực tài chính, bà Dorsati Madani nhấn mạnh, khu vực này đã chịu áp lực gia tăng trong năm 2022. Chủ trương mở rộng chính sách tài khóa theo dự kiến ban đầu bị ảnh hưởng do những thách thức phát sinh trong thu chi ngân sách.
Bà Dorsati Madani cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam bởi những bất định gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu. Rủi ro theo hướng suy giảm bao gồm: tăng trưởng yếu hơn dự kiến ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng Euro), điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt, lạm phát trong nước gia tăng, bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và hộ gia đình đang bộc lộ những yếu kém và khu vực tài chính đang có nguy cơ dễ tổn thương.
Nguồn : Ngân hàng Thế giới |
WB tại Việt Nam cho biết: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm trước, do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chừng lại, giả cả "leo thang" ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và hộ gia đình.
Tăng trưởng dự kiến sẽ lên 6,5% vào năm 2024 khi các nền kinh tế đang là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phục hồi.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc WB tại Việt Nam nhận định: “Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, không như nhiều quốc gia khác. Thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn. Đồng thời, chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam phải đồng bộ để đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả”.
Đáng chú ý, báo cáo của WB đã chỉ ra bốn vấn đề có thể giúp Việt Nam phát huy được tiềm năng, đem lại thêm nhiều việc làm và tạo thêm nhiều giá trị gia tăng.
Theo đó, để hoàn thành mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần khai thác hiệu quả hơn nữa khu vực dịch vụ đa dạng để duy trì tăng trưởng năng suất bền vững. Điều này bao hàm phải thực hiện những cải cách nhằm nâng cao năng suất khu vực dịch vụ và đóng góp liên ngành để phục vụ tăng trưởng năng suất trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo chế biến và nông nghiệp.
Báo cáo cũng khuyến nghị xóa bỏ rào cản về thương mại và đầu tư nước ngoài, cải cách để đẩy mạnh cạnh tranh cũng như khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp trong nước.
Đồng thời, khuyến khích áp dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo từng bước về sản phẩm và quy trình; tăng cường năng lực và kỹ năng làm việc cho cả người lao động, cán bộ quản lý.
Báo cáo cũng đề xuất Việt Nam cần tập trung vào những dịch vụ có khả năng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa ở những ngành, lĩnh vực khác, cụ thể là lĩnh vực chế tạo chế biến.
“Nhìn chung, rủi ro đang được cân bằng, khó khăn ở trong nước và nước ngoài đòi hỏi phải ứng phó chính sách theo hướng thận trọng và dựa vào bằng chứng, dữ liệu. Trong đó bao gồm quản lý chặt liên hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, giám sát chắc khu vực tài chính. Thuận lợi bao gồm việc phục hồi tăng trưởng toàn cầu có thể nhanh hơn dự kiến và nâng xuất khẩu và vì vậy tăng trưởng có thể cao hơn dự tính cơ sở", bà Dorsati Madani nhận định.