10 thay đổi để tăng khả năng thu hút dòng đầu tư đang chuyển dịch
Dòng vốn đầu tư dịch chuyển | |
Câu chuyện dịch chuyển đầu tư | |
Việt Nam sẽ là điểm đến của làn sóng dịch chuyển đầu tư |
Các doanh nghiệp ngoại muốn nhìn thấy ASEAN và Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa vị trí của mình như một lựa chọn thực tế và hiệu quả cho ngành sản xuất chi phí thấp. |
Xu hướng dịch chuyển sản xuất
Nhận định trên được đưa ra sau khi có nhiều thông tin về sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ các thị trường vào khu vực Đông Nam Á, do những lợi thế của khu vực này bao gồm các nền kinh tế cũng như thị trường người dùng phát triển mạnh, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại và chi phí sản xuất tăng cao đang tác động lên các thị trường khác.
Như gần đây, khi Trung Quốc phát triển hơn về công nghệ, ngành sản xuất của quốc gia này được dịch chuyển sang các thị trường chi phí thấp hơn. Ví dụ như công ty lốp xe Trung Quốc Guizhou Tyres đã có kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe tại Việt Nam, tăng ngân sách đầu tư lên gần 500 triệu USD.
Hay trường hợp của Samsung Hàn Quốc, tập đoàn này đã chuyển việc sản xuất thiết bị điện tử nhiều hơn vào Việt Nam với hơn một nửa thiết bị di động hiện nay được lắp đặt tại đây.
Với các doanh nghiệp châu Âu, nhà sản xuất Dyson của Anh đang đẩy mạnh đầu tư vào Đông Nam Á để sản xuất phục vụ thị trường trong nước, trong khi vẫn duy trì các hoạt động sản xuất ở những nơi khác để phục vụ mục đích xuất khẩu…
Theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng là một hiện tượng diễn ra trong nhiều năm, do những thay đổi cấu trúc liên quan công nghệ sản xuất, chi phí nhân công và thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh.
Hơn một thập kỷ qua, ASEAN và Việt Nam được các tập đoàn đa quốc gia nhìn nhận như một lựa chọn sản xuất hiệu quả nhờ vai trò quan trọng của khu vực này trong chuỗi cung ứng hiện tại, cơ sở người dùng tăng trưởng và các mối liên kết chặt chẽ trong thương mại và đầu tư.
Trong dòng chảy đó, các quốc gia với mạng lưới sản xuất và cơ sở hạ tầng sẵn có như việt Nam được hưởng lợi chính trong sự dịch chuyển năng lực sản xuất.
“Tuy nhiên, để biến tiềm năng chuỗi cung ứng này thành hiện thực, khu vực này cần thể hiện được năng lực của mình trong mắt các doanh nghiệp quốc tế”, ông Hải lưu ý.
Điều gì thu hút dòng vốn?
“Những thay đổi về thương mại toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp phải xem lại các chiến lược về phát triển năng lực cũng như đầu tư chuỗi cung ứng”, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cho biết. “Nhưng chúng ta chưa thực sự chứng kiến những thay đổi này thể hiện ở những dịch chuyển trên diện rộng vào Đông Nam Á, Nam Á hay các khu vực khác trên thế giới”.
Theo ông Hải, thay đổi không thể xảy ra một sớm một chiều. Các doanh nghiệp từ Trung Quốc, châu Âu và Mỹ muốn nhìn thấy ASEAN và Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa vị trí của mình như một lựa chọn thực tế và hiệu quả cho ngành sản xuất chi phí thấp.
Theo đó, điều quan trọng đối với các công ty quy mô từ lớn tới nhỏ là làm thế nào ASEAN và Việt Nam có thể đạt được mức chi phí sản xuất cạnh tranh, công nghệ và đổi mới được ứng dụng như thế nào để cải thiện năng suất.
Quan hệ đối tác cũng là một yếu tố và nhà đầu tư luôn tìm câu trả lời cho băn khoăn liệu doanh nghiệp của họ có cảm thấy tin tưởng những đơn hàng của mình sẽ được đối rác xử lý đúng thời hạn và đúng ngân sách.
Để làm được điều đó, ngay lúc này các doanh nghiệp cân nhắc dịch chuyển chuỗi cung ứng cần phải đặt ra nhiều câu hỏi về năng lực sẵn có ở địa phương, nguồn nhân sự có kỹ năng và cân nhắc việc xây dựng mới hay hợp tác với các doanh nghiệp trong nước.
Còn ở tầm Chính phủ, các quyết định dẫn tới dịch chuyển dòng vốn đầu tư đòi hỏi sự hài lòng của các công ty quốc tế về khung pháp lý, những ưu đãi thuế và các cam kết khu vực thương mại tự do, cùng với chứng minh những cải thiện về cảng biển, đường sắt và cơ sở hạ tầng giao thông khác.
Điều này cũng đòi hỏi các Chính phủ ASEAN phải giới thiệu một lộ trình tiến tới những sáng kiến dài hạn để dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan đang tồn tại quanh dòng chảy hàng hóa giữa các nước ASEAN, phát triển lao động có tay nghề, an ninh mạng và dịch chuyển dữ liệu thương mại qua biên giới.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, việc giảm các hàng rào cung ứng có thể làm tăng GDP của ASEAN lên 9,3% và xuất khẩu 12,1%. |
Theo đánh giá của ông Hải, hiện vẫn còn nhiều thứ phải làm trong nội bộ ASEAN để cải thiện hơn nữa dòng chảy thương mại và đầu tư nội khối. Trong đó, đáng chú ý nhất là 10 lĩnh vực cần cải thiện đầu tiên, gồm: hạ tầng, khả năng tiếp cận công nghệ; trình độ lao động; thuận lợi hải quan…
“Việc đáp ứng và ứng xử nhanh chóng đối với những thách thức này từ phía các chính phủ và doanh nghiệp ASEAN sẽ quyết định liệu tiềm năng chuỗi cung ứng của khu vực có thể được hiện thực hóa đối với các doanh nghiệp quốc tế đang ở trong giai đoạn xem xét lại các lựa chọn của mình”, ông Hải nói.
10 thay đổi để thu hút dòng vốn đang chuyển dịch: - Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông; - Các chính sách để nâng cao tầm tiếp nhận công nghệ; - Nâng cao tay nghề lao động và chuyển dịch lao động có tay nghề; - Nâng cao quy định tối thiểu đối với hàng hóa yêu cầu Chứng nhận nguồn gốc; - Thiết lập hệ thống khai báo hải quan tự động tại tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN; - Đơn giản hóa và đẩy nhanh tốc độ khai báo hải quan với hàng hóa giá trị thấp; - Giới thiệu hệ thống thanh toán thuế điện tử qua biên giới; - Thống nhất tiêu chuẩn hàng hóa giữa các lĩnh vực tại các nước ASEAN để tránh chuẩn hàng hóa theo một nước riêng lẻ; - Các chính sách khuyến khích chia sẻ dữ liệu thương mại xuyên biên giới; - Kết nối hệ thống thanh toán của các nước ASEAN để tạo điều kiện thanh toán hiệu quả, khả thi, nhanh, thông suốt và chính xác. |