Biến thách thức thành cơ hội
Lực lượng lao động khi tham gia EVFTA: Chất lượng cao, cơ hội lớn | |
EU nhìn nhận tích cực về quan hệ với Việt Nam |
Khách quan nhiều thuận lợi
Trong những năm gần đây, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch lên đến 34 tỷ USD năm 2016; đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 11,1 tỷ USD năm 2016. Đặc biệt EU đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam.
Xuất khẩu vào thị trường EU vẫn là thách thức của nhiều DN Việt |
Hiệp định thương mại tự do liên minh châu Âu với Việt Nam - Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EV-FTA) được các chuyên gia đánh giá sẽ mang lại nhiều triển vọng mới cho cả Việt Nam và EU. Ngày 1/2/2015, EV-FTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản Hiệp định đã được công bố; dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2018.
Đối với cả Việt Nam và EU, có thể nói thương mại hàng hóa sẽ là lĩnh vực hứa hẹn nhất hiện nay do việc xóa bỏ thuế quan sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vốn đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa hai bên.
Có thể nói EU là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Các nhà đầu tư EU đã đầu tư vào 18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân Việt Nam. Ba lĩnh vực tại Việt Nam được các nhà đầu tư EU quan tâm nhiều là công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối và kinh doanh bất động sản.
Với tầm quan trọng về mối quan hệ giữa Việt Nam và EU, việc có một EV-FTA là vô cùng cần thiết, điều này giúp thúc đẩy, nâng cao và thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU. Nhưng tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa có FTA nào với các quốc gia trong EU. Vì vậy, một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với cả khối EU đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của cả Việt Nam và EU.
TS. Wolfgang Manig, Phó Đại sứ Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất lớn từ FTA. Lợi ích quan trọng nhất là việc bãi bỏ thuế và lưu thông tự do trên thị trường châu Âu. EU sẽ tự do hóa 71% lượng hàng nhập khẩu từ ngày thực hiện Hiệp định và 99% hàng nhập khẩu sẽ được miễn thuế sau 7 năm.
Dịch vụ và thương mại điện tử cũng sẽ được hưởng lợi đáng kể. Thương mại dịch vụ hiện nay đang chiếm 70% GDP ở châu Âu và 40% GDP ở Việt Nam. Cuối cùng, thỏa thuận sẽ thúc đẩy đầu tư. Một hình thức bảo hộ đầu tư mới sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư châu Âu.
Tận dụng tối đa lợi thế
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích đòi hỏi phải có quy trình pháp luật quyết đoán, hài hòa và nhanh hơn ở Việt Nam. Cải cách hành chính và giám sát tốt hơn là cần thiết để thực thi luật pháp. Những nỗ lực hiện tại để chống tham nhũng là bước đầu tiên, chừng nào còn chưa có giải pháp pháp lý đối với các quyết định của chính quyền trung ương, tỉnh và địa phương, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện.
Một trong những thiếu hụt lớn đó chính là thiếu năng suất. Lợi ích về thuế và miễn thuế chỉ có giá trị gia tăng trong nước so với nguyên liệu nhập khẩu từ nước thứ ba cao hơn giá trị cụ thể, phức hợp và xác định chi tiết của hàng hóa liên quan. Nguyên tắc gọi là “Quy tắc xuất xứ” (RoO) được đưa ra trong một biên bản đặc biệt của thỏa thuận.
Đối với Việt Nam, vấn đề thực sự của RoO là năng suất thấp của nền kinh tế Việt Nam, do thiếu kỹ năng mà nguyên nhân là thiếu hụt lớn trong đào tạo nghề. Mối đe dọa lớn nhất đối với Việt Nam là bẫy thu nhập trung bình. Sản xuất hàng hóa chế tạo trước mắt có thể tạo ra rất nhiều việc làm trong thời gian ngắn.
Nhưng như ngành dệt may và da giày của Trung Quốc cho thấy, các công ty sẽ thu hồi và tái đầu tư vào các khu vực rẻ hơn. Chỉ có học vấn bền lâu và đào tạo vững chắc sẽ tránh được việc Việt Nam tụt lại phía sau vì công nhân có tay nghề thấp chỉ có khả năng làm tăng giá trị ít ỏi cho một sản phẩm.
Thách thức liên quan đến ngành thủy sản cũng rất đang được quan tâm. Chỉ vài tháng trước, các chuyên gia thủy sản của EU đã kiểm tra kỹ lưỡng ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Thực tế số lượng tàu cá chưa đăng ký và số lượng lớn cá, tôm, cua và hải sản bị đánh bắt không đúng quy định và không báo cáo buộc Ủy ban châu Âu phải phát hành thứ gọi là “thẻ vàng”. Chừng nào mà Chính phủ Việt Nam chưa có những bước đi ngay lập tức và quyết đoán để đưa tình hình vào kiểm soát, thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với “tấm thẻ đỏ”.
Cuối cùng, hải sản Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu sang châu Âu. Khó khăn nữa đó chính là vấn đề sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón trong nông nghiệp của Việt Nam đã khiến việc nhập khẩu trái cây, thịt, gạo và rau quả của Việt Nam bị ngưng lại nhiều lần do vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ở châu Âu là tối quan trọng...
TS. Wolfgang Manig nhấn mạnh, Việt Nam sẽ được khuyến khích làm hết mình để tạo điều kiện cho việc ký kết FTA EU - Việt Nam sớm và kiềm chế mọi hành động có thể gây trở ngại cho việc thực hiện. Đã có những thách thức đáng kể phía trước như tăng năng suất bằng giáo dục và đào tạo tốt hơn, phê chuẩn và thực hiện sớm hơn các công ước ILO đã được thống nhất trong PCA và tuân thủ các quy tắc về môi trường… Chính phủ Đức vẫn cam kết sớm ký kết thỏa thuận nhưng quả bóng hiện tại đang ở trong sân chơi Việt Nam.