Chìa khóa thành phố tương lai: Phát triển thông minh và bảo tồn di sản
Tiếp cận thành phố thông minh | |
Chính quyền số và chiến lược xây dựng Thành phố thông minh | |
Hợp tác phát triển thành phố thông minh |
Hà Nội, cũng như rất nhiều thành phố khác của Châu Á, ngày một đối mặt với nhữngthách thức trong việc kết hợp giữa phát triển của đô thị với giữ gìn bản sắc văn hóa. Những năm gần đây, nhờ vào sự phát triển của tiến trình quốc tế hóa, chủ đề di sản văn hóa được đề cập đến nhiều hơn trong cách tiếp cận mới cho sự phát triển “thông minh” của thủ đô của Việt Nam. Đó cũng là chủ đề được đặt ra tại buổi hội thảo “ Các thành phố của tương lai và bảo tồn di sản” vừa diễn ra mới đây. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Ngày thiết kế Italy lần thứ ba trên toàn thế giới.
Ảnh minh họa |
Theo ông Michele De Lucchi, Đại sứ Thiết kế Italia tại Việt Nam năm 2019, chìa khóa cho một thành phố thông minh song vẫn gìn giữ và bảo tồn văn hóa chính là việc kết hợp với kiến trúc. Một thành phố với nhiều kiến trúc cổ và sở hữu khuôn viên rộng rãi như Hà Nội, các nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể cân nhắc đến tiêu chí “một địa điểm – nhiều chức năng”. Cụ thể như, một bảo tàng vừa có thể là nơi để khách du lịch tới tham quan, nhưng cũng có thể mang chức năng của một thư viện, có quán cafe và tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng. Đây là một mô hình đa năng và mang đến nhiều năng lượng cho cuộc sống.
Điều quan trọng chính là hoạt động quản lý phải được coi trọng, thực hiện quản lý minh bạch, công khai. Các văn phòng làm việc cứng nhắc nên được cải tạo thành một không gian thân thiện, kích thích sự sáng tạo, tương tác giữa con người với con người và thiên nhiên. Hãy thay đổi quan niệm để có thể nên tạo ra một sự kết nối hữu hình, hài hòa nhằm thay đổi chức năng của văn phòng với phát triển kỹ năng của con người.
Cũng giống như các thành phố khác, Hà Nội đang phải đối mặt với thách thức về bảo tồn văn hóa bởi những nhu cầu tăng trưởng. Trong những năm qua, lãnh đạo thành phố đã rất nỗ lực để thúc đẩy các hoạt động gìn giữ di sản. Là một quốc gia có kinh nghiệm trong vấn đề này, Italia rất vui mừng khi được tổ chức hội thảo “Các thành phố tương tai và sự bảo tồn”, tạo cơ hội để các chuyên gia Italia và Việt Nam trao đổi về các vấn đề đương đại và đưa ra những giải pháp thiết thực, Đại sứ Italia Antonino Alessandro cho biết.
Ở mọi quốc gia, di sản đồng nghĩa với tài sản, và với nhiều quốc gia thuộc vùng châu Á - Thái Bình Dương nó là một mảng chủ đạo cho sự phát triển kinh tế trong tương lai. Các di sản quan trọng có giá trị như những liên kết hữu hình với quá khứ, là nguồn lợi lớn thúc đẩy kinh doanh và du lịch.
Đặc biệt, khi du lịch được xem như một phần trong chiến lược phát triển chung thì việc xác định, bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên di sản là thiết yếu cho bất kỳ nỗ lực bền vững nào.
Một nghiên cứu đã so sánh sự tương phản trong hình thức chi tiêu giữa khách du lịch di sản với những khách không tham gia các hoạt động liên quan đến di sản. Và chỉ ra rằng khách du lịch di sản lưu trú lâu hơn, viếng thăm các địa điểm nhiều hơn gấp hai lần, và do đó, chi tiêu nhiều hơn 2,5 lần trong một chuyến đi so với những dạng khách khác, dẫn đến lợi ích kinh tế tính trên một chuyến tham quan lớn hơn rõ rệt.
Ngoài ra, lợi ích kinh tế từ việc bảo tồn và tái sử dụng các di sản việc như tạo việc làm, tái phát triển khu trung tâm, phát triển du lịch di sản, gia gia giá trị bất động sản, nuôi dưỡng doanh nghiệp nhỏ… Bên cạnh doanh thu từ công nghiệp điện ảnh, sự phát triển của các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, mối liên hệ giữa nghệ thuật trình diễn và hạ tầng lịch sử, khả năng ổn định dân cư, khả năng hấp thụ kinh tế của khu vực dân cư, khả năng sinh thuế...
Để phát triển Hà Nội trở thành “thành phố thông minh” cùng với những di sản kiến trúc rộng lớn, các công trình văn hóa lịch sử vô giá, trong đó có tính tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch, Hà Nội cần có “cách tiếp cận tốt nhất bao gồm việc giữ gìn bản sắc và nguồn gốc của các công trình lịch sử thông qua việc tái sử dụng và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu hiện đại”, một diễn giả khuyến nghị.