Nhiều địa phương có tỷ lệ cao người nhận trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân
Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực hơn 99,6 triệu thông tin nhân khẩu trong cơ sở dữ liệu do BHXH Việt Nam quản lý với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong đó, có hơn 89,5 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 98,9% tổng số người tham gia.
BHXH Việt Nam đã đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm không dùng tiền mặt: Tính riêng tại khu vực đô thị, ước đến hết năm 2024 có khoảng 80% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân (vượt 20% so với chỉ tiêu so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg).
Việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH có sự phát triển vượt bậc, từ 40% người hưởng nhận chế độ lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân (tháng 3/2024 - thời điểm triển khai Quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Bộ Công an) lên 74% (tính đến tháng 11/2024).
Thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH có sự bước tiến vượt bậc, |
Nhiều địa phương ghi nhận đạt tỷ lệ người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân cao như: Hà Nam (99,8%), Hà Tĩnh (99,5%), Hà Nội (99%), Hải Phòng (97,5%), Hưng Yên (97%), Bắc Ninh (93,7%), Vĩnh Long (92,7%), Bình Dương (91,9%), Điện Biên (91,6%)... Bên cạnh đó, vẫn còn một số địa phương chưa có nhiều chuyển biến trong việc tăng tỷ lệ người hưởng nhận chế độ qua tài khoản cá nhân như: Cao Bằng (39,1%), Thái Bình (38,6%), Thanh Hóa (35,3%), Ninh Bình (28,8%). BHXH Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo đối với BHXH các tỉnh có tỷ lệ người nhận các chế độ BHXH hàng tháng qua phương thức TTKDTM còn thấp nghiêm túc đánh giá nguyên nhân và khắc phục; nỗ lực triển khai thực hiện các giải pháp để thu hẹp khoảng cách đối với tỷ lệ trung bình cả nước.
Trong thời gian tới, để ngành Bảo hiểm triển khai công tác chuyển đổi số nhanh, sâu rộng hơn trong thời gian tới. Về nhiệm vụ cụ thể, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu, toàn ngành:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp với trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghệ thông tin, đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin hoạt động ổn định, an toàn và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.
Thứ hai, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất kịp thời mở rộng các dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đặc biệt là các dịch vụ liên thông, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ ba, đẩy mạnh, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06, đặc biệt là trong lĩnh vực đồng bộ, làm sạch, làm giàu dữ liệu.
Thứ tư, tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số cho công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành, thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu.
Thứ năm, đẩy mạnh truyền thông để người dân và doanh nghiệp hiểu, tin tưởng và sử dụng các dịch vụ số do ngành BHXH Việt Nam cung cấp; quảng bá hình ảnh BHXH Việt Nam "Hiện đại - chuyên nghiệp" đến toàn xã hội.