Chuyển biến cà phê chế biến trong nước
Thị trường cà phê ngày 18/10/2016 | |
Cần thiết lập thị trường bền vững |
Lý do được đưa ra là do thời tiết không thuận lợi; ngoài ra do giai đoạn này cà phê mất giá, nên một phần diện tích cho cây trồng này được nông dân chuyển đổi qua trồng điều, tiêu và một số loại cây khác. Vì vậy, giá cà phê nhân xô được giao dịch trong nhiều phiên gần đây có xu hướng tăng.
Cụ thể, tại một số tỉnh khu vực Tây Nguyên như Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng... đồng loạt tăng từ 300 – 500 đồng/kg, đạt mức giá từ 42.300 – hơn 44.000 đồng. Đây được cho là mức giá cao nhất tính từ gần 2 năm trở lại đây. Giá FOB cà phê giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh cũng tăng lên, duy trì quanh mức 1.937 USD/tấn cà phê rubusta.
Dù mới bắt đầu vào mùa vụ thu hoạch nhưng sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ này ước giảm mạnh |
Điều đáng nói, trên thị trường quốc tế, tình trạng giá tăng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung cũng diễn ra do các quốc gia có sản lượng cà phê lớn như Brazil, Indonesia... gặp phải thời tiết bất thường.
Cà phê rubusta được sử dụng nhiều trong chế biến cà phê rang xay, hòa tan, nên không ít chuyên gia đưa ra cảnh báo việc thiếu hụt nguồn cung có thể dẫn đến nguy cơ giá của các sản phẩm cà phê chế biến có thể bị đẩy lên. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), đối với chế biến cà phê hòa tan, hiện tổng công suất các nhà máy đã đạt khoảng 160.000 tấn/năm, tuy nhiên trên thực tế các nhà máy đều chưa khai thác hết công suất này.
Các DN như Vinacafe Biên Hòa, CTCP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Cà phê Ngon Việt Nam... là những DN sản xuất và có nhà máy với công suất lớn tại Việt Nam, nên nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến cà phê luôn cao.
Tổng giám đốc một DN chế biến cà phê cho biết, trước đó hầu hết các DN chỉ chủ yếu xuất thô nguyên liệu đi các nước, nhưng khi đã đầu tư vào chế biến thì phải tính toán kỹ để cân đối giá thành đầu vào-đầu ra để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi.
Mặc dù trước đó, lượng cà phê tiêu thụ trong nước chỉ chiếm khoảng hơn 10%, còn lại chủ yếu dành cho xuất khẩu, nhưng theo giám đốc kinh doanh của DN cà phê có trụ sở tại Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu tiêu dùng cà phê trong nước đang tăng nhanh đối với cả cà phê rang xay và cà phê hòa tan, đã thực sự tạo ra mảnh đất khai thác màu mỡ còn nhiều dư địa cho các công ty trong và ngoài nước nhảy vào lĩnh vực này.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cho rằng, cà phê chế biến sâu sẽ giúp nâng giá trị xuất khẩu cũng như thu lại lợi nhuận gấp 3 lần cho các DN sản xuất chế biến. Chính vì vậy, đây sẽ là lĩnh vực mà các DN trong ngành cần tập trung đầu tư, chú trọng trong chiến lược phát triển.
Đặc biệt, tại thị trường Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng cà phê rang xay không có nhãn mác, thương hiệu, khiến không ít người sử dụng khó tin tưởng ở chất lượng. Vì thế, nhiều DN đã xác định sẽ cho ra đời các dòng sản phẩm “đánh” vào thị phần còn bỏ ngỏ này.
Mặc dù vậy, theo ông Lương Văn Tự, Bộ NN&PTNT cần sớm ban hành quy hoạch chi tiết về mạng lưới chế biến cà phê gắn với vùng nguyên liệu, nhất là khuyến khích các DN tập trung vào chế biến sâu để nâng giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.