Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt
CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32% | |
Sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP thể hiện cam kết mạnh mẽ đổi mới và hội nhập |
Cơ hội
Bà Phạm Thị Quỳnh Mai, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho biết, tính đến thời điểm này, đã có 5/10 nước thông qua hiệp định CPTPP và chỉ cần 1 trong số các nước còn lại thông qua hiệp định CPTPP là hiệp định sẽ có hiệu lực. Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2019. Về cơ bản, hiệp định này không khác so với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đó, ngoại trừ việc không tham gia của Hoa Kỳ.
Dệt may là một trong những nhóm ngành được hưởng lợi từ CPTPP |
Theo đó, hiệp định thông qua sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật nước sở tại. Hàng hóa xuất nhập khẩu từ các nước thành viên đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Hiệp định sẽ cắt giảm 100% dòng thuế. Trong đó, có 66% dòng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, 86,5% (dòng thuế còn lại) về 0% sau 3 năm. Không áp dụng thuế xuất khẩu ngoại trừ một số mặt hàng như xăng dầu, than đá…
Quy mô thị trường 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. Các DN Việt sẽ có cơ hội để khai thác mạnh thị trường xuất khẩu vào Nhật Bản, Canada, Mexico, New Zealand, Australia... CPTPP giữ nguyên nội dung của TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. CPTPP là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tiêu chuẩn cao và toàn diện; xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại.
Trong CPTPP, DN được nhập khẩu con giống đối với tôm, cua, nguyên liệu sản xuất hạt điều đã bóc vỏ đồng thời được nhập khẩu 60% nguyên liệu cà phê chưa rang. Về mặt hàng dệt may: áp dụng quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi và danh mục nguồn cung thiếu hụt.
Và thách thức
Bà Trần Thị Thu Huyền, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính cho biết, các FTA đều quy định lộ trình cắt giảm thuế nhưng điều kiện được hưởng ưu đãi thuế không đơn giản, DN muốn được hưởng thuế suất thấp phải đáp ứng các điều kiện về xuất xứ. CPTPP rất khác các FTA trước, chúng ta có đến 17 hiệp định đang đàm phán. Mỗi hiệp định có quy định về xuất xứ và thuế khác nhau nên phòng xuất nhập khẩu của các công ty rất vất vả để theo dõi thực thi các quy định của pháp luật cũng như các hiệp định này.
Đơn cử, trong hiệp định, hàng cũ được “tân trang” và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật phải được coi như hàng mới. Thứ 2, hàng xuất khẩu mang đi sửa chữa ở nước ngoài và nhập khẩu trở về Việt Nam thì được miễn thuế. Nội dung này đã được đưa vào quy định trong Luật Xuất nhập khẩu. Về phía Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu cho gần 400 mặt hàng, riêng mặt hàng xăng dầu, vàng và than giữ lại không cam kết xóa bỏ thuế.
Bên cạnh đó, CPTPP điều chỉnh nhiều vấn đề thương mại truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn phổ biến trong các FTA, nhưng cũng điều chỉnh những vấn đề thương mại phi truyền thống như thương mại điện tử, mua sắm của cơ quan Chính phủ, DN nhà nước, thương mại với mối quan hệ bảo vệ môi trường, bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động, chống tham nhũng.
Theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề quan trọng là DN cần sớm tìm hiểu lợi thế mà ngành hàng của mình được hưởng. Các DN phải liên kết với nhau, phải đổi mới quy trình sản xuất của mình, chuyển đổi áp dụng công nghệ để chen chân vào chuỗi cung ứng mà về độ mở cửa của thị trường, ngay khi hiệp định thông qua sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật nước sở tại. Hàng hóa xuất nhập khẩu từ các nước thành viên đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.
Trong khi đó, DN Việt chiếm hơn 95% là DNNVV nên có những khó khăn như không có nguồn lực, đội ngũ cán bộ không có kỹ năng, không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho DN, vì vậy trong nội dung bồi dưỡng tăng cường cho cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho DN,
Chính vì vậy, điều quan trọng nhất để DN vượt qua thách thức là cần tìm hiểu về hàng rào thuế quan, các định chế của các quốc gia khi bước vào thị trường trong khối CPTPP nhằm tập trung phát triển các ngành nghề có lợi thế. Khi thuế về 0%, các DN trong nước có nguy cơ thua ngay trên sân nhà do hàng hóa nước ngoài nhập vào với chất lượng tốt và giá rẻ. Do đó, muốn tồn tại và chiếm lĩnh thị trường, các DN cần đáp ứng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật... và có chiến lược phù hợp tùy theo lĩnh vực kinh doanh.