Giữ nguyên lãi suất: FED gửi thông điệp gì?

12:06 | 26/09/2015 Quốc tế
aa
Nhiều người nhấn mạnh rằng việc FED giữ nguyên lãi suất tại phiên họp 16-17/9 vừa qua là bởi (i) lạm phát còn quá thấp, (ii) nền kinh tế chưa thật sự phục hồi và (iii) tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, đáng quan ngại. Liệu đây có phải là các nguyên nhân chính hay FED đang nhắn gửi thông điệp gì khác tới thị trường?

Thông điệp chính thức…

Tuy có nhắc đến thực trạng lạm phát thấp nhưng nhìn chung, trong thông cáo báo chí ngay sau cuộc họp, FOMC vẫn giữ nguyên mức độ quan ngại với yếu tố này. So sánh thông cáo báo chí của 3 phiên họp gần đây nhất (17/6, 29/7 và 17/9) có thể thấy đánh giá của FOMC về tình hình nền kinh tế Mỹ (tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp, xuất khẩu, thị trường lao động...) cơ bản không đổi, không yếu tố nào bị đánh giá xấu hẳn đi, thậm chí có một số yếu tố được nhận định tích cực rõ nét hơn.

Bảng 1- Nhận định của FOMC về tình hình kinh tế,
so sánh giữa phiên tháng 6 và tháng 9/2015

Giữ nguyên lãi suất: FED gửi thông điệp gì?

Nguồn: http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/fomcprojtabl20150917.htm

Điểm mới nhất trong thông cáo lần này là việc FED thừa nhận tình hình kinh tế, tài chính toàn cầu gần đây có thể cản trở đôi chút hoạt động kinh tế Mỹ và cũng có thể đẩy thêm sức ép lạm phát đi xuống trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng yếu tố “quốc tế” đã được FOMC ghi nhận từ thông cáo tháng 3/2015 xuyên suốt tới nay. Theo đó, để xác định việc kéo dài mức lãi suất mục tiêu hiện nay tới khi nào, FOMC sẽ cân nhắc một loạt thông tin, bao gồm cả các thước đo điều kiện thị trường lao động, các chỉ số về sức ép lạm phát và kỳ vọng lạm phát cũng như các kiến giải về “diễn tiến tài chính và quốc tế” (thay vì chỉ là “diễn tiến tài chính” như trong các thông cáo trước đó). Tuyệt nhiên, không có một chữ “Trung Quốc” nào xuất hiện trong các bản thông cáo này.

Như vậy, thông điệp chính thức từ phiên họp FOMC có lẽ không phải là sự bi quan với tình hình phục hồi kinh tế Mỹ, mà là lo ngại chung đối với triển vọng kinh tế thế giới, và càng không thể hiện “sức mạnh, vị thế Trung Quốc” đối với việc điều hành chính sách của Mỹ.

Đằng sau câu chữ…

Trong buổi họp báo ngay sau phiên họp 17/9, chủ tịch FOMC, bà Yellen một lần nữa khẳng định tinh thần của bản thông cáo, theo đó phần lớn các thành viên FOMC vẫn đánh giá triển vọng kinh tế Mỹ theo chiều hướng tích cực. Bà cũng nhấn mạnh rằng các yếu tố bất định từ bên ngoài gia tăng có tác động nhẹ tới diễn tiến lạm phát nhưng không phải là yếu tố căn bản thay đổi quan điểm của FOMC. Trung Quốc được nhắc đến trong mối quan hệ chung với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực, chứ không phải là mối quan ngại chính của Hoa Kỳ.

Quả thực rất nhiều ý kiến cho rằng sự bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, đỉnh điểm là chuỗi sụt giảm giá chứng khoán và điều chỉnh tỷ giá liên tục từ tháng 6/2015, đã dẫn đến việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến thị trường có thể thấy việc chỉ số Dow Jones (DJIA) giảm mạnh hồi cuối tháng 8/2015 có nguồn gốc từ bản chất nội tại của thị trường Mỹ, Trung Quốc có chăng chỉ là cú hích chứ không phải là yếu tố nền tảng dẫn đến biến động trên thị trường Hoa Kỳ. Bởi một mặt, có thể thấy trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc liên tục giảm những năm gần đây, việc chỉ số Shanghai composite tăng đột biến từ mức 2083 điểm tháng 1/2014 lên tới 5166 điểm giữa tháng 6/2015 là biểu hiện rõ rệt của bong bóng tài sản và vì thế chuỗi điều chỉnh sâu sau đó là tất yếu. Mặt khác, chỉ số DJIA của Mỹ cũng đã tăng quá nhanh trong 5 năm vừa qua, với tốc độ trung bình 18.3%/năm, từ mức 7945 điểm vào tháng 2/2009 lên tới 18440 điểm tháng 2/2015 nên việc có giai đoạn điều chỉnh (như đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ) là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, đối với nghi vấn quyết định của FOMC bị lèo lái bởi sức ép từ thị trường tài chính, bà Yellen quả quyết rằng quyết định của hội đồng không bám vào bất kỳ một dữ liệu mới ra hay các chuyển động hàng ngày của thị trường tài chính.

Theo người đứng đầu FOMC,chu trình kỳ vọng tăng lãi suất mục tiêu mới là điều thực sự quan trọng chứ không nên quá chú ý vào thời điểm nào bắt đầu tăng. Để hỗ trợ thông tin này cho thị trường, từ đầu năm 2012, trong tóm tắt dự phóng tình hình kinh tế, các thành viên FOMC thể hiện quan điểm về diễn tiến chính sách tiền tệ cho 2-3 năm kế tiếp và dài hạn với những dấu chấm vô danh điểm mức lãi suất mục tiêu (hình 1).

Hình 1- Quan điểm về các bước chính sách phù hợp tại phiên họp 17/9/2015
(mỗi dấu chấm thể hiển điểm giữa của biên độ lãi suất mục tiêu hoặc mức lãi suất mục tiêu)

Giữ nguyên lãi suất: FED gửi thông điệp gì?

Nguồn: http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/fomcprojtabl20150917.htm

Thống kê các hình này từ cuộc họp tháng 1/2012 đến nay cho thấy qua các phiên họp, kỳ vọng về mức lãi suất mục tiêu cho các năm tiếp theo và trong dài hạn giảm dần. Tuy nhiên, cùng với việc lùi thời gian bắt đầu tăng lãi suất, độ dốc của các đường dự báo lãi suất tăng mạnh, thậm chí các đường dự báo chuyển từ dạng lồi (convexe) sang dạng lõm (concave) (xem đồ thị 3 và 4) Điều này có nghĩa là khi bắt đầu tăng lãi suất, FOMC có khả năng tăng liên tục và tăng bước lớn thay vì tăng từ từ từng bước ¼ điểm phần trăm như thường thấy trước đây.

Đồ thị 3- Dự báo mức lãi suất mục tiêu cho từng năm theo mỗi phiên họp FOMC

Giữ nguyên lãi suất: FED gửi thông điệp gì?

Đồ thị số 4- Dự báo chuyển biến của mức lãi suất mục tiêu theo mỗi phiên họp FOMC

Giữ nguyên lãi suất: FED gửi thông điệp gì?

Kết luận

FED đang đứng trước ba lựa chọn: (i) Tăng lãi suất mục tiêu vào phiên họp 27-28 tháng 10 hoặc (ii) Tăng vào phiên họp 15-16 tháng 12 năm nay hay (iii) Lùi việc tăng lãi suất mục tiêu sang 2016. Trong phiên họp 17/9 vừa qua, 13/17 thành viên bỏ phiếu thể hiện kỳ vọng tăng lãi suất trong năm 2015 (so với 15/17 hồi tháng 6), 3 thành viên kỳ vọng tăng trong năm 2016 (so với 2/15 hồi tháng 6) và 1 thành viên cho rằng có thể để đến 2017 mới thay đổi lãi suất mục tiêu.

Dường như, thông điệp gần đây của FED không phải là nhấn mạnh thời điểm tăng lãi suất mà chỉ gia tăng cảnh báo về việc lãi suất sẽ tăng và quan trọng hơn, FED cung cấp thêm các thông số, tiêu chí khách quan cũng như các nhận định chủ quan của thành viên FOMC để thị trường tham khảo, tự cân nhắc và điều chỉnh.

Việc FED quyết định giữ nguyên mức lãi suất mục tiêu, không có nghĩa là “thị trường đã thắng” và có thể “ngủ ngon” cho tới lần họp tiếp theo. Thực tế là thị trường đang “giải mã” thông điệp từ FED theo các góc độ khác nhau để điều chỉnh các hoạt động của mình một cách thích hợp.

Các nhà đầu tư thông minh đang hành động từng giờ từng phút, tận dụng cơ hội vãn hồi FED đang tạo cho, để chuẩn bị thích ứng với những thay đổi chính sách mới. Còn FED thì sẽ tiếp tục chờ đợi, quan sát và xem xét để ra quyết định trong phiên họp tiếp tới. Quả thực, khó lòng ấn định chắc chắn một quyết sách gì cho tương lai bởi thị trường và nền kinh tế biến chuyển liên hồi, vận hành theo các quy luật kinh tế, thị trường tất yếu.

Trần Thị Quế Giang
Nguồn: (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)

Các tin khác

Các quan chức Fed nhận thấy áp lực giá đã giảm

Các quan chức Fed nhận thấy áp lực giá đã giảm

Theo biên bản cuộc họp tháng Sáu vừa được công bố, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp gần đây nhất thừa nhận nền kinh tế Mỹ dường như đang chậm lại và "áp lực giá đang giảm dần", nhưng chọn cách chờ đợi thêm thông tin trước khi cắt giảm lãi suất.
Kinh tế ảm đạm cản trở  NHTW Nhật tăng lãi suất

Kinh tế ảm đạm cản trở NHTW Nhật tăng lãi suất

Kinh tế Nhật Bản suy giảm sâu hơn trong quý đầu tiên so với ước tính ban đầu, trong khi niềm tin kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cũng suy giảm trong tháng 6. Đó là một trở ngại lớn đối với kế hoạch tăng thêm lãi suất của NHTW Nhật Bản (BoJ), cho dù cuộc khảo sát hàng quý "tankan" cho thấy lạm phát dự kiến sẽ ở quanh mục tiêu 2% của BoJ trong những năm tới.
Thị trường hàng hóa: Bạc xanh suy yếu kéo dòng tiền chảy mạnh vào nhóm kim loại

Thị trường hàng hóa: Bạc xanh suy yếu kéo dòng tiền chảy mạnh vào nhóm kim loại

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực mua áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới trong phiên giao dịch 3/7. Nhóm nông sản, năng lượng và kim loại tăng giá trong khi nguyên liệu công nghiệp quay đầu giảm nhẹ. Chỉ số MXV-Index tăng 0,83% lên mức 2.292 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp.
Nhật Bản: Hoạt động dịch vụ sụt giảm lần đầu tiên sau gần 2 năm

Nhật Bản: Hoạt động dịch vụ sụt giảm lần đầu tiên sau gần 2 năm

Một cuộc khảo sát khu vực tư nhân cho thấy, hoạt động dịch vụ của Nhật Bản giảm lần đầu tiên sau gần 2 năm do nhu cầu trong nước hạ nhiệt, mặc dù niềm tin kinh doanh và các chỉ số tuyển dụng vẫn lạc quan.
ECB cần thêm thời gian để khẳng định lạm phát đang trên đà đạt mục tiêu 2%

ECB cần thêm thời gian để khẳng định lạm phát đang trên đà đạt mục tiêu 2%

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết tại cuộc thảo luận về chính sách tiền tệ mới đây rằng: Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần thêm thời gian để có thể khẳng định lạm phát đang trên đà đạt mục tiêu 2% và những diễn biến kinh tế tích cực cho thấy việc cắt giảm lãi suất không phải là điều cấp thiết.
Chỉ số giá hàng hoá MXV-Index chạm mức cao nhất 1 tuần

Chỉ số giá hàng hoá MXV-Index chạm mức cao nhất 1 tuần

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 2/7, ngoại trừ nhóm năng lượng, cả 3 nhóm nông sản, nguyên liệu công nghiệp và kim loại đều đóng cửa trong sắc xanh.
Mong muốn IBK và KBIZ tăng cường kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Hàn Quốc

Mong muốn IBK và KBIZ tăng cường kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Hàn Quốc

Chiều 1/7 (theo giờ địa phương) tại Seoul, Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KBIZ) và Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK), đề nghị IBK và KBIZ tăng cường quảng bá môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam tới doanh nghiệp Hàn Quốc và kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước hợp tác đầu tư.
Hàn Quốc: Lạm phát chạm mức thấp nhất 11 tháng trong tháng Sáu

Hàn Quốc: Lạm phát chạm mức thấp nhất 11 tháng trong tháng Sáu

Dữ liệu chính thức vừa được công bố cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của Hàn Quốc suy yếu hơn dự kiến ​​trong tháng 6, xuống mức thấp nhất trong 11 tháng, do áp lực từ phía cung giảm bớt.
Thị trường hàng hóa: Giá cacao tiếp tục lao dốc xuống mức thấp nhất 1 tháng

Thị trường hàng hóa: Giá cacao tiếp tục lao dốc xuống mức thấp nhất 1 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết phiên giao dịch 1/7, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Sắc xanh áp đảo bảng giá nhóm nông sản, năng lượng và kim loại đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index hồi phục 0,59% lên 2.264 điểm, trở lại vùng cao nhất trong 1 tuần qua. 
Nhật Bản hạ mức tăng trưởng GDP quý I do điều chỉnh dữ liệu ngành xây dựng

Nhật Bản hạ mức tăng trưởng GDP quý I do điều chỉnh dữ liệu ngành xây dựng

Theo báo cáo sửa đổi vừa được Chính phủ Nhật Bản công bố, nền kinh tế Nhật Bản trong quý I suy giảm nhiều hơn so với báo cáo ban đầu, làm mờ đi triển vọng phục hồi vốn đã được cho là mong manh.
Thị trường hàng hoá đóng cửa tuần giao dịch biến động mạnh

Thị trường hàng hoá đóng cửa tuần giao dịch biến động mạnh

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 24 – 30/6, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá trái chiều ở 4 nhóm mặt hàng, nhưng lực bán áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 1,19% xuống 2.251 điểm.
Lạm phát giảm tốc, cơ hội để Fed giảm lãi suất

Lạm phát giảm tốc, cơ hội để Fed giảm lãi suất

Lạm phát tại Mỹ tiếp tục giảm tốc trong tháng 5 do chi phí dịch vụ tăng khiêm tốn được bù đắp bằng giá hàng hóa giảm mạnh nhất trong 6 tháng. Điều đó đang mở ra cơ hội để Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.
Tắc nghẽn vận chuyển hàng hóa đường biển lan rộng sang châu Á

Tắc nghẽn vận chuyển hàng hóa đường biển lan rộng sang châu Á

Theo hãng nghiên cứu thị trường vận tải biển Linerlytica, 60% trong số các tàu đang chờ cập cảng thuộc về khu vực châu Á, trong bối cảnh vận chuyển hàng hóa đường biển toàn cầu đang tắc nghẽn ở mức đỉnh điểm trong vòng 18 tháng qua.
Nhật Bản: Lạm phát gia tăng khiến BoJ có thể sẽ sớm tăng lãi suất

Nhật Bản: Lạm phát gia tăng khiến BoJ có thể sẽ sớm tăng lãi suất

Dữ liệu vừa được công bố cho thấy lạm phát cơ bản ở Tokyo đã tăng tốc trong tháng Sáu, khiến kỳ vọng về việc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sớm tăng lãi suất rõ nét hơn.
Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục nhẹ

Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục nhẹ

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua (27/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa. Sắc đỏ chiếm ưu thế trên thị trường nguyên liệu và kim loại. Trong khi đó, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường năng lượng và nông sản. Chốt ngày, chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,01% lên 2.253 điểm.
Xem thêm
Thị trường tiền tệ 6 tháng đầu năm ổn định, tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế

Thị trường tiền tệ 6 tháng đầu năm ổn định, tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế vĩ mô tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024 ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; tăng trưởng vượt dự báo của các tổ chức.
Bước tiến quan trọng ngăn chặn lừa đảo

Bước tiến quan trọng ngăn chặn lừa đảo

Đó là khẳng định của Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về Quyết định 2345/QĐ-NHNN của NHNN.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tham dự sự kiện tại Hàn Quốc

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tham dự sự kiện tại Hàn Quốc

Từ ngày 30/6 đến 3/7/2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Hàn Quốc.
Hơn 13 triệu khách hàng đã hoàn thành xác thực sinh trắc học

Hơn 13 triệu khách hàng đã hoàn thành xác thực sinh trắc học

Theo thống kê, tính đến hết ngày 2/7, số lượng khách hàng đã hoàn thành xác thực sinh trắc học để sẵn sàng thực hiện giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng theo Quyết định số 2345/QĐ- NHNN là hơn 13 triệu khách hàng, số lượng giao dịch có giá trị trên 10 triệu đồng ghi nhận trong ngày 2/7 là 8,24%, cao hơn mức trung bình của tháng 6 (8%). Các ngân hàng khẳng định, giao dịch của khách hàng vẫn được thông suốt và mọi vướng mắc (nếu có, bao gồm khi quét NFC) đang được các nhà băng nỗ lực xử lý, đồng hành cùng khách hàng.
bao ve khach hang su dung dich vu ngan hang

Bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

Ngày 4/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng”. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo.
no luc ho tro khach hang xac thuc sinh trac hoc

Nỗ lực hỗ trợ khách hàng xác thực sinh trắc học

Từ ngày 1/7/2024, theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, người dân muốn thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng đều bắt buộc phải xác thực sinh trắc học khuôn mặt. Nhiều ngân hàng đã thông báo làm việc xuyên thứ Bảy, Chủ nhật để thu thập sinh trắc học tại quầy giao dịch, nỗ lực hỗ trợ khách hàng.
xac thuc sinh trac hoc giup bao dam an toan giao dich ngan chan lua dao

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo
xac thuc sinh trac hoc sau 17 co gi khac

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?
dam bao an toan ve thanh toan khong dung tien mat

Đảm bảo an toàn về thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 21/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội nghị.
huong toi nen kinh te xanh

Hướng tới nền kinh tế xanh

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là hướng đi tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Ngành ngân hàng, doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh.
than trong khi tham gia giao dich vang

Thận trọng khi tham gia giao dịch vàng

Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và chỉ đạo điều hành quản lý, giám sát thị trường vàng trong thời gian tới, NHNN khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.
chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024 mo rong ket noi va phat trien he sinh thai so

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”. Tham dự sự kiện có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
thong doc nhnn viet nam nguyen thi hong phat bieu tai su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội diễn ra sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đã phát biểu khai mạc.
trung tam thong tin tin dung quoc gia viet nam trien khai thong tu 15 chat luong hieu qua

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam triển khai Thông tư 15 chất lượng, hiệu quả

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN ngày 5/12/2023 để giới thiệu về Thông tư và Quyết định 573/QĐ-NHNN ngày 29/3/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.
hop bao cong bo su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng, ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán, ông Đoàn Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (NHNN) đồng chủ trì họp báo.
Bình Thuận: "Nâng chất" cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Bình Thuận: "Nâng chất" cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Giai đoạn 2014 - 2024, NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Thuận đã giải ngân cho 292.963 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 8.783 tỷ đồng. Đến ngày 30/4/2024, tổng nguồn vốn đạt 4.853,4 tỷ đồng, tăng 3.170 tỷ đồng (tăng 188,3%); tổng dư nợ đạt 4.841,8 tỷ đồng, tăng 3.165 tỷ đồng (tăng 188,8%) so với năm 2014.
Bình Định: Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm trên không gian mạng

Bình Định: Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm trên không gian mạng

Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm trên không gian mạng
Thừa Thiên Huế: Đối thoại, kết nối ngân hàng - khách hàng

Thừa Thiên Huế: Đối thoại, kết nối ngân hàng - khách hàng

Gần 100 khách hàng và lãnh đạo các TCTD có mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ ( Thừa Thiên Huế) cùng đại diện các sở, ban, ngành, hiệp hội doanh nghiệp đã tham dự hội nghị: “Đối thoại, kết nối ngân hàng - khách hàng”. Hội nghị do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND thị xã Hương Thủy đồng phối hợp tổ chức.
07.07: ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm

07.07: ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm

Ngày 07/07/2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại “Ngày vàng siêu ưu đãi”, giảm tới 40% phí nhiều sản phẩm bảo hiểm.
Săn dự án tiềm năng, nhà đầu tư tìm thấy “mỏ vàng” tại Thành phố Đảo Hoàng Gia

Săn dự án tiềm năng, nhà đầu tư tìm thấy “mỏ vàng” tại Thành phố Đảo Hoàng Gia

Mang về “lợi nhuận kép” cho nhà đầu tư, bao gồm dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh cùng tiềm năng tăng giá bền vững trong tương lai, Thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) tiếp tục là tọa độ nóng bỏng trên thị trường bất động sản ở thời điểm này.
Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Hưởng ứng không khí sôi động mùa du lịch hè 2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại “Vi vu muôn nơi, an tâm tận hưởng”, giảm phí các sản phẩm bảo hiểm du lịch từ ngày 01/07/2024 đến ngày 30/09/2024.
Sự khác biệt của dự án Peninsula Da Nang

Sự khác biệt của dự án Peninsula Da Nang

Theo Ardent Communities - thương hiệu quản lý bất động sản danh tiếng tại Mỹ, một tòa chung cư cao cấp được định nghĩa là tổ hợp những căn hộ sang trọng với các tiện ích đặc quyền tạo nên phong cách sống sung túc. Dự án Peninsula Da Nang có thực sự là một chung cư cao cấp như vậy?
BIDV cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho hơn 8.100 khách hàng FDI

BIDV cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho hơn 8.100 khách hàng FDI

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được vinh danh với giải thưởng “Vietnam Domestic FDI Bank of the Year 2024” (Ngân hàng phục vụ khách hàng FDI tốt nhất Việt Nam năm 2024).
Ngân hàng tăng cường hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học

Ngân hàng tăng cường hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học

Quy định bắt buộc áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học đối với một số giao dịch ngân hàng trực tuyến đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Đến nay, các ngân hàng đã và đang đẩy mạnh công tác hỗ trợ khách hàng hoàn tất cập nhật sinh trắc học tránh làm gián đoạn hoạt động giao dịch chuyển khoản trực tuyến trên 10 triệu đồng trở lên.
HSBC phát hành thẻ mở rộng cho vay tiêu dùng

HSBC phát hành thẻ mở rộng cho vay tiêu dùng

HSBC Việt Nam vừa cho ra thẻ tín dụng mới, với tham vọng mở rộng cho vay tiêu dùng, thông qua phát hành thẻ không tài sản đảm bảo, nhằm nắm bắt cơ hội tiêu dùng từ nhóm dân số trung lưu và khá giả đang tăng nhanh.
Trả góp dễ dàng, trúng vàng cực đã với thẻ trả góp Muadee by HDBank

Trả góp dễ dàng, trúng vàng cực đã với thẻ trả góp Muadee by HDBank

Nhanh tay mở thẻ, mua sắm cùng thẻ trả góp Muadee by HDBank để nhận ngay cơ hội trúng thưởng 1 lượng vàng SJC.
Bảo vệ khách hàng, ngăn ngừa rủi ro thanh toán

Bảo vệ khách hàng, ngăn ngừa rủi ro thanh toán

CMCN 4.0 tạo ra những giá trị to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với đảm bảo an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao với mọi quốc gia.
Hoàn, tặng tiền khi chi tiêu du lịch, giải trí qua Sacombank Pay

Hoàn, tặng tiền khi chi tiêu du lịch, giải trí qua Sacombank Pay

Từ ngày 01/7 - 31/8/2024, Sacombank triển khai chương trình "Đi chill nào - Có Pay khao" với hàng ngàn ưu đãi hoàn, tặng tiền khi khách hàng đặt vé xem phim, phòng khách sạn và mua vé tàu, vé xe qua ứng dụng Sacombank Pay.
MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022-2026, MB xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược.
TPBank hoàn tất áp dụng  xác thực khuôn mặt khi giao dịch

TPBank hoàn tất áp dụng xác thực khuôn mặt khi giao dịch

Nhờ công nghệ đi trước, quy trình nhanh chóng được chuẩn hóa cùng hệ thống thu thập khuôn mặt của khách hàng tại mọi kênh giao dịch, TPBank là ngân hàng đầu tiên đã thực hiện Quyết định 2345/QĐ-NHNN cho tất cả khách hàng từ ngày 20/6, trước ngày Quyết định có hiệu lực tới hơn 10 ngày.
Phiên bản di động