Tạo luật tự quản cho khu kinh tế
Xuất nhập cảnh tại khu kinh tế đặc biệt dự kiến được mang ngoại tệ gấp 3 lần | |
Đặc khu kinh tế và nỗi lo lạm quyền | |
Tạo lực hút đầu tư từ mô hình đặc khu |
Được mang USD gấp 3 lần quy định hiện hành
Trong Hội thảo góp ý dự án Luật Đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt tổ chức ở Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa qua, TS. Trần Du Lịch, thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, cho biết Bộ Chính trị đã chọn thí điểm 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là Vân Đồn (Quảng Ninh) để đón dòng đầu tư Trung Quốc, Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) trở thành một trung tâm dịch vụ cảng biển và Phú Quốc (Kiên Giang) trở thành một điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Luật Đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt, được xây dựng theo hướng “lướt qua” hết tất cả các luật khác, chỉ không được trái với hiến pháp.
Du khách cập cảng Bãi Vòng, Khu kinh tế đặc biệt Phú Quốc |
Trên thế giới đã có những mô hình thành phố kinh tế nằm trong chính quyền địa phương nhưng có luật lệ riêng như: Incheon của Hàn Quốc tập trung vào đón công nghệ nguồn của Mỹ nên luật pháp ở thành phố tương đồng luật pháp Mỹ. Thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc); thành phố Los Angeles thuộc Los Angeles County (hạt)...
Theo bản dự thảo Luật Đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt: Cá nhân được phép cầm USD tiền mặt gấp 3 lần so với quy định hiện hành (7.000 USD) mà không cần phải khai báo ở sân bay, bến cảng khi vào đơn vị hành chính – khu kinh tế đặc biệt; Chính phủ xem xét thành lập chi nhánh NHNN quản lý tiền tệ, ngân hàng, hoạt động ngoại hối trên địa bàn; Các giao dịch trong đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thanh toán bằng VND; Hai cơ quan thuế và hải quan sẽ được gộp lại làm một để tạo điều kiện tối đa cho người dân làm ăn và sinh sống trong đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt… Đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt có thẩm quyền ban hành văn bản, quy hoạch và kế hoạch đầu tư, bộ máy hành chính, tài chính công, điều hành và trách nhiệm.
Chính sách tiền tệ, ngân hàng và quản lý ngoại hối có tác động quan trọng đối với phát triển đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt, góp phần tạo điều kiện hỗ trợ các DN, nhà đầu tư theo định hướng và đặc thù. Đồng tình với các quy định về tiền tệ, ngân hàng đã đưa vào bản dự thảo Luật Đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt, đại diện NHNN chi nhánh TP.HCM, đề xuất bổ sung thêm Khoản 5 vào Điều 35 Luật Đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt với nội dung: Tùy theo từng thời kỳ, đặc điểm, mô hình và nhu cầu phát triển của đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt, thì thông qua chính sách tiền tệ để điều chỉnh lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá, tín dụng… để hỗ trợ các DN trong khu vực đặc biệt này phát triển.
Trực thuộc ai không quá quan trọng
“Điều khó khăn nhất trong quá trình xây dựng Luật Đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt là vẫn còn tư duy rằng đơn vị này trực thuộc đơn vị nào, như một cách chờ đợi cấp ngân sách”, TS. Trần Du Lịch nói. Nhà kinh tế này 20 năm trước đã từng được chính quyền TP.HCM giao tham gia xây dựng khu kinh tế đặc biệt Cần Giờ, Nhà Bè đã gặp rất nhiều các trở ngại về tạo lập một cơ chế riêng cho một đặc khu kinh tế trong địa phương.
Theo TS. Lịch, cần phải xây dựng Luật Đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt trở thành một luật phổ biến, sau đó đối với từng đơn vị, Quốc hội sẽ ban hành những quy định riêng cho từng đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt theo lợi thế riêng. Ví dụ, Phú Quốc muốn đẩy mạnh phát triển dịch vụ biển, thì ưu đãi miễn thị thực nhập cảnh là một “đặc sản” để thu hút khách du lịch quốc tế đến với đảo ngọc. Và với tính phổ quát, luật sẽ không phải sửa nếu những năm sau có một địa phương nào đó muốn áp dụng mô hình đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt khi 3 mô hình thí điểm hiện nay đã thành công.
TS. Lịch đề xuất, đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt nên do Thủ tướng thành lập và giao cho tỉnh quản lý theo luật, không nên đặt vấn đề “trực thuộc” mang tính hành chính. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ là người bổ nhiệm trưởng đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt, trong đơn vị này có các khu phố tự quản hoặc ấp tự quản. Như vậy, trưởng đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt sẽ thực hiện các nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao và một phần của chủ tịch UBND tỉnh nơi có đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt. Bên cạnh đó, hội đồng nhân dân tỉnh, nơi có đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt, nên cử 5-7 người chuyên trách đại diện cho nhân dân giám sát chính quyền đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt. Theo đó, trưởng đơn vị hành chính phải hoạt động theo Luật Đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt, như vậy sẽ giảm bớt được cơ chế xin - cho trong nền hành chính và mới tạo ra một mô hình mới thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Mô hình còn nhiều tranh luận Theo bản Hiến pháp 2013, tại khoản 2, điều 111 có nêu mô hình: “cấp chính quyền địa phương”, thì đã được thể chế hóa trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành bao gồm: UBND, HĐND. Thế nhưng tại khoản 1, điều 111 có khái niệm “chính quyền địa phương” thì vẫn chưa rõ, một số quan điểm đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm giải thích rõ điểm này, trong khi Hiến pháp không có khái niệm khu hành chính. Đây là nút thắt cơ bản để xây dựng Luật Đơn vị hành chính - khu kinh tế đặc biệt. |