Thâm hụt ngân sách nghìn tỷ đô - lý do khác để Fed cắt giảm lãi suất
Thỏa thuận nới rộng nợ đạt được gần đây giữa Nhà Trắng và Nghị viện Mỹ cho phép thâm hụt ngân sách lên tới hàng nghìn tỷ đô la trong tương lai với việc tăng phát hành trái phiếu chính phủ, bổ sung vào khối nợ hiện đã ở mức 22,3 nghìn tỷ đô la.
Nỗ lực tài trợ cho khoản thâm hụt đó là rất khó khăn. Các nhà đầu tư sẽ cần phải sẵn sàng để hấp thụ dần số trái phiếu này và có thể muốn lợi nhuận lớn hơn chút nữa khi mua nợ.
Với tất cả những tính toán đó, Fed không thể có lựa chọn nào khác ngoài việc hạ lãi suất, trừ phi họ muốn quay lại mua trái phiếu kho bạc.
Trụ sở Fed |
Việc phát hành trái phiếu nợ sắp tới sẽ dẫn đến những căng thẳng trong nhu cầu được tài trợ cấp bách, Giám đốc điều hành của Credit Credit Suisse, Zoltan Pozsar nói. Ông gọi tình huống này là vấn đề tài chính bao trùm cấp độ cao của thị trường tiền tệ và cảnh báo đường cong lợi suất sẽ đảo ngược, trong đó lãi suất chính sách của Fed cao hơn lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm.
“Theo đó, phân tích kỹ thuật cho thấy đang thiếu các chính sách nới lỏng, nó nhấn mạnh sẽ chỉ còn lại một lựa chọn: cắt giảm lãi suất nhiều hơn”, ông nói. Việc giảm lãi suất qua đêm chuẩn sẽ cần phải “đủ mạnh để duy trì đường cong lãi suất khiến trái phiếu nắm giữ có thể thanh khoản mà không gây ra căng thẳng cho thị trường”.
“Các đường cong hiện vẫn bị đảo ngược sâu do lãi suất chuẩn, trái phiếu nắm giữ đang ở mức kỷ lục, và các ngân hàng tài trợ khoản vay đầu tư trái phiếu đang ở giới hạn thanh khoản trong ngày của họ”, ông nói thêm. “Nguồn cung mới sẽ không dễ hấp thụ và điều này sẽ khiến đường cong tiếp tục đảo ngược”.
Các thị trường đang kỳ vọng Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất, sau lần giảm 25 điểm cơ bản vào tháng Bảy và cũng là lần giảm lãi suất đầu tiên được cơ quan này thực hiện trong gần 11 năm. Những lý do cơ bản cho việc cắt giảm lãi suất vừa qua là: lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ lây nhiễm sang Mỹ, lạm phát thấp liên tục khiến các nhà hoạch định chính sách lo ngại đã kìm hãm mức sống người dân được cải thiện, và cuộc chiến thuế quan đang leo thang với Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều hiếm khi được đề cập là mức độ áp lực của tình hình nợ chính phủ, đặc biệt là khi Fed quyết định rời khỏi thị trường trái phiếu.
Rủi ro phía người nộp thuế
Credit Suisse ước tính Bộ Tài chính Mỹ sẽ phát hành 800 tỷ đô la nợ mới trước cuối năm nay và tăng số dư ngân quỹ lên 200 tỷ đô la, so với mức 167 tỷ đô la hiện tại.
Tại Fed, ngân hàng trung ương này vừa kết thúc chương trình giảm số trái phiếu nắm giữ trên bảng cân đối kế toán và thu tiền về đều đặn mỗi tháng. Pozsar gọi biểu hiện kết thúc chính sách thắt chặt định lượng này là hành động tốt đẹp, nhưng chưa phải giải pháp.
Giải pháp khả thi nhất để giảm bớt áp lực thị trường, ông nói, là cắt giảm lãi suất.
“Chúng tôi nhận ra rằng Fed không điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình của nhà đầu tư và người mua, trong bối cảnh chưa bao giờ có nguồn cung trái phiếu kho bạc lớn đến vậy trong suốt thời gian đường cong lãi suất đảo ngược và trái phiếu nắm giữ ở mức kỷ lục với các hạn chế về đòn bẩy tài chính!” Pozsar chia sẻ.
Người nộp thuế, tất nhiên, đang ở vị thế rủi ro trước tình trạng nợ của chính phủ gia tăng.
Thâm hụt chi tiêu chính phủ trong năm tài chính gần đây vào khoảng nửa nghìn tỷ đô la nhưng đến tháng 7 năm nay đã là 497,2 tỷ đô la và năm tài chính này chắc chắn sẽ vượt qua kỷ lục 523 tỷ đô la của năm 2018.
Trong thập kỷ bùng nổ nợ công vừa qua, người nộp thuế đã phải chi thêm 4,4 nghìn tỷ đô la tiền thuế.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần thúc ép Fed cắt giảm lãi suất nhiều hơn và chấm dứt thắt chặt định lượng, với lý do nếu không làm vậy sẽ gây bất lợi cho Mỹ trong cạnh tranh với các nền kinh tế toàn cầu khác, nơi các ngân hàng trung ương đã nới lỏng chính sách tiền tệ.
Nếu Fed không cắt giảm lãi suất, Pozsar nói, thị trường sẽ gặp rắc rối. Ông cho rằng lãi suất chuẩn sẽ phải ra khỏi phạm vi 2% đến 2,25% mà Fed đang xác định là mục tiêu lãi suất điều hành.