Vĩnh Phúc sẽ chỉ còn lại 5 DN 100% vốn Nhà nước
Cổ phần hóa: Không phải có tiền là làm được tất | |
Chặn thất thoát tài sản nhà nước khi cổ phần hóa |
Theo kế hoạch Thực hiện Chương trình hành động số 39 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, từ nay đến năm 2020, Vĩnh Phúc tích cực cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN và chuyển đổi các trung tâm, đơn vị sự nghiệp có thu đến năm 2020.
Vĩnh Phúc thoái vốn mạnh tại công ty Môi trường đô thị Phúc Yên, đến năm 2019 sẽ bán hết vốn nhà nước tại DN |
Vĩnh Phúc sẽ chỉ có 5 DN mà Nhà nước giữ 100% vốn là Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Vĩnh Phúc, và 04 Công ty TNHH MTV Thủy lợi gồm: Lập Thạch, Liễn Sơn, Phúc Yên, Tam Đảo. 4 công ty này sẽ thực hiện xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
Trong năm 2017 sẽ thoái vốn nhà nước tại 03 DN, trong đó có CTCP nước sạch Vĩnh Phúc, tỷ lệ vốn tối thiểu dự kiến thoái là 61,59%. Hai DN là CTCP Môi trường và công trình đô thị Phúc Yên, sẽ thoái vốn trong năm nay, chỉ giữ lại 35% vốn nhà nước và đến năm 2019 sẽ bán toàn bộ vốn nhà nước tại 2 DN này. Đã phê duyệt giá trị DN để hoàn thành việc bán Công ty TNHH MTV Thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc.
Năm 2018 sẽ thoái vốn Nhà nước tại 02 DN là CTCP cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc, tỷ lệ vốn tối thiểu dự kiến thoái là 61,75% và CTCP Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc, tỷ lệ vốn tối thiểu dự kiến thoái là 40,48%. Đến năm 2019 sẽ bán hết toàn bộ vốn Nhà nước tại 2 DN này.
Tập trung triển khai và đẩy nhanh tiến độ CPH đơn vị sự nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt để hoàn thành trước 31/12/2017. Năm 2018 tiếp tục CPH 2 đơn vị sự nghiệp công lập nữa để chuyển đổi hoạt động theo mô hình CTCP. Các đơn vị sự nghiệp còn lại sẽ được củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động để khi đủ điều kiện sẽ trình Thủ tướng cho CPH chuyển đổi thành CTCP.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Duy Thành cho biết, để đổi mới cơ chế cơ chế vận hành của DNNN theo cơ chế thị trường, tỉnh có đã thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần, góp vốn vào DN khi CPH, thoái vốn nhà nước, thực hiện bán cổ phiếu phát hành lần đầu rộng rãi ra ngoài DN để huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và thực hiện tái cơ cấu kinh tế.
Tiếp tục thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các DNNN tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội sản xuất cung ứng dịch vụ công ích tại địa phương; lựa chọn cạnh tranh, công khai và xác định rõ giá thành, chi phí thực hiện, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, DNNN để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của DNNN.
Tỉnh không can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho DNNN, đối xử bất bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư kinh doanh, tài chính, thuế….
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, tỉnh quán triệt thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách về quản lý vốn, tài sản nhà nước, cơ chế cho thuê đất theo quy định của pháp luật, sử dụng hiệu quả chính sách thuế, phí và quản lý, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nhà đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau CPH.
Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước đối với DNNN; phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của DNNN.
Tỉnh đã và đang tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc hiện các kế hoạch, phương án CPH, thoái vốn nhà Nhà nước đã được phê duyệt, đảm bảo công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện. Bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động của DNNN theo nguyên tắc thị trường.
Phó Chủ tịch Lê Duy Thành cho biết, kế hoạch của tỉnh là phải xây dựng kế hoạch cơ cấu lại DNNN theo 5 năm và hằng năm, tích cực CPH, thoái vốn nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thu hút nhà đầu tư tư nhân vào để thay đổi quản trị một cách thực chất và thu hút nhà đầu tư có năng lực thực sự.
Các cơ quan chức năng trong tỉnh sẽ phải bám sát thực tiến kịp thời nắm bắt tiến độ và tình hình thực hiện định kỳ báo cáo lãnh đạo tỉnh, đề xuất phương án xử lý kịp thời... và tiếp tục đề xuất cụ thể số lượng đơn vị thực hiện CPH năm 2018 và những năm tiếp theo.
Có cơ chế khuyến khích các đơn vị công lập có nguồn thu lớn, chuyển từ đơn vị đảm bảo một phần kinh phí sang đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. Các tổ chức khoa học công nghệ, giáo dục, y tế công lập sẽ dần chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí hoạt động.
Tỉnh đã giao cơ quan thuế tổng hợp tình hình nợ ngân sách của các DNNN trước, trong và sau chuyển đổi để có biện pháp xử lý nợ của các DN gặp khó khăn về tài chính. Tập trung rà soát toàn bộ việc chấp hành chính sách thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn tỉnh, khẩn trương kiểm tra nghĩa vụ thuế của các đơn vị sự nghiệp có kế hoạch chuyển đổi cơ chế hoạt động.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tổng hợp tình hình công nợ của các DNNN chuyển đổi và đề ra những giải pháp tháo gỡ cho DN khó khăn về tài chính, áp dụng các chính sách của Nhà nước và vận dụng những hướng dẫn của ngành để sớm xem xét và đề xuất phương án xử lý nợ cho DN theo các quy định hiện hành của Nhà nước.