Xử lý nợ xấu: Hạt nhân của tái cơ cấu ngân hàng
Tham dự Hội thảo có Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương mại, các chuyên gia, học giả trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng...
|
Quang cảnh buổi Hội thảo |
Những tín hiệu đáng mừng
Đánh giá về quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thời gian qua, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, Giám đốc trường đào tạo BIDV nhận định: Sau quá trình tái cơ cấu, đến nay năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện một bước, nhất là những chỉ tiêu quan trọng. Đặc biệt, niềm tin vào hệ thống ngân hàng ngày càng tăng cao.
Mặc dù khẳng định, trong bốn lĩnh vực kinh tế tái cơ cấu (TCTD, DNNN, đầu tư công, nông nghiệp), thì việc tái cơ cấu các TCTD được xem là đạt hiệu quả rõ rệt nhất, song ông Lực cũng cho rằng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trong đó vấn đề xử lý nợ xấu là quá trình phức tạp, lâu dài. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng không thể thành công trọn vẹn nếu các lĩnh vực tái cơ cấu khác không đồng bộ.
VAMC được xem là một công cụ xử lý nợ xấu quan trọng để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết, kể từ khi ký hợp đồng mua khoản nợ xấu đầu tiên của Agribank, tính đến nay đã có 39 TCTD bán nợ cho VAMC với 23.206 món nợ của 15.257 khách hàng, tổng dư nợ gốc là 224.869 tỷ đồng, giá mua là 190.807 tỷ đồng.
Đối với các TCTD, VAMC đã góp phần đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của TCTD, kéo dài thời gian trích lập dự phòng rủi ro từ 5-10 năm, giảm áp lực về tài chính cho TCTD. Đặc biệt TCTD có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn của NHNN, tạo nguồn kinh doanh; xem xét cho DN tiếp tục vay vốn nếu DN có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Nhờ đó đã góp phần khơi thông nguồn vốn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và tạo sự ổn định kinh tế, tạo niềm tin cho DN sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, VAMC cũng tích cực xử lý nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, đến nay đạt 9.827 tỷ đồng.
Đường vẫn còn dài
VAMC bước đầu đã có những nỗ lực đáng ghi nhận, nhưng nợ xấu là con đường dài. Chủ tịch VAMC cho rằng, khó khăn lớn nằm ở khâu xử lý nợ, đặc biệt là xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Quá trình phát mại tài sản thông qua đấu giá mất nhiều thời gian, quá trình thu hồi nợ cũng có nhiều rắc rối khi VAMC không có quyền chủ động xử lý những khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt, không có nhiều vai trò định đoạt tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu đã mua.
Vì vậy, năm 2016, VAMC quyết tâm mua bán nợ xấu theo giá thị trường; đi đôi với đó sẽ phân loại và xử lý các khoản nợ đã mua bằng trái phiếu đặc biệt; đấu giá, phát mại tài sản theo Thông tư 18 đồng thời góp vốn, chuyển nợ thành vốn góp để tái cấu trúc lại DN; cơ cấu các khoản nợ có khả năng phục hồi, triển khai nghiệp vụ bão lãnh cho khách hàng được vay vốn tại các TCTD; đầu tư nâng cấp cho thuê tài sản; tham gia tái cấu trúc TCTD.
TS. Lê Thị Thanh Tâm, Chủ nhiệm Bộ môn NHTM, Viện NH tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, VAMC là một "sáng tạo" của tiến trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng. Bà Tâm cũng cho biết thêm, nhiều ngân hàng có các công ty quản lý tài sản riêng, hỗ trợ cho ngân hàng mẹ trong việc xử lý nợ xấu. Nhưng quan trọng là hệ thống DN phục hồi còn chậm, khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế.
Ở góc độ NHTM, đại diện VietinBank cho biết: Công tác chỉ đạo, điều hành thu hồi nợ được quán triệt từ trụ sở chính đến các chi nhánh, đến từng cán bộ của chi nhánh. Công tác quản lý xử lý nợ được triển khai mạnh mẽ.
Đồng thời, VietinBank cũng đưa ra hàng loạt những giải pháp đồng bộ, quyết liệt như: đánh giá xếp hạng tín dụng và khả năng thu hồi nợ; điều chỉnh nhóm nợ phù hợp với từng khách hàng... từng bước đẩy lùi nợ xấu trong toàn hệ thống.
Các tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Ứng dụng công nghệ giúp thay đổi căn bản dịch vụ ngành Tài chính - Ngân hàng

Giải pháp ngân hàng bán vàng sẽ tác động tích cực lên thị trường

"Room” tín dụng vẫn hiệu quả
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ 31/3 – 6/4/2025

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên
