Bản quyền âm nhạc - câu chuyện chưa có hồi kết
VCPMC thu hơn 83 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc trong năm 2017 Vi phạm bản quyền âm nhạc: Không lẽ cứ để “biết rồi, nói mãi!” |
Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả - quyền liên quan trong lĩnh vực âm nhạc nói riêng, đặc biệt là trên nền tảng kỹ thuật số. Tại hội thảo, đại diện các tổ chức, cá nhân cùng thảo luận, chia sẻ nhằm làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến tác phẩm và bản quyền tác giả âm nhạc; đặc biệt là việc bán đứt tác phẩm, ý nghĩa của việc bán đứt tác phẩm và những rủi ro tiềm ẩn từ việc bán đứt tác phẩm đến quyền lợi của nhạc sĩ, chủ sở hữu quyền tác giả.
![]() |
Ồn ào bản quyền giữa Đỗ Hiếu và Noo Phước Thịnh được dư luận quan tâm |
Theo ông Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, các nhạc sĩ khi làm việc với ca sĩ cần có hợp đồng pháp lý rõ ràng, qua đó tránh được những tranh chấp và giảm thiểu rủi ro thiệt hại. Giữa nhạc sĩ và bên còn lại (ca sĩ, đơn vị tổ chức…) từ lâu vẫn còn nhiều khúc mắc.
Thời gian qua nổi cộm câu chuyện bản quyền âm nhạc giữa ca sĩ Noo Phước Thịnh và nhạc sĩ Đỗ Hiếu. Cụ thể, cách đây ít lâu, nhạc sĩ Đỗ Hiếu thông báo cấm ca sĩ Noo Phước Thịnh thể hiện 8 bài hit gắn liền với tên tuổi gồm: “Mãi mãi bên nhau”, “Gạt đi nước mắt”, “Hold me tonight”, “Đừng nhìn lại”, “Đến với nhau là sai”, “Cause I love you”, “Xin đừng buông tay” và “Như phút ban đầu”.
Các bài này được phát hành trong giai đoạn 2014 - 2018, phía ca sĩ Noo Phước Thịnh ký hợp đồng độc quyền khai thác, sử dụng trong 2 năm. Khi hết thời hạn, anh không gia hạn hợp đồng cũ hay thương lượng, thỏa thuận lại về chi phí quyền tác giả. Nhiều năm qua, theo Đỗ Hiếu, Noo Phước Thịnh chỉ liên hệ xin phép biểu diễn cho những chương trình lớn, bỏ qua nhiều đêm diễn nhỏ ở các tụ điểm như bar, club, lounge... Nhạc sĩ Đỗ Hiếu chủ động liên hệ ca sĩ Noo Phước Thịnh và quản lý, song đều nhận lại sự im lặng nên cảm thấy không được tôn trọng. Khi vụ việc vở lỡ, đôi bên mới tiến hành thương lượng nhưng không tìm được tiếng nói chung. Vì vậy, Đỗ Hiếu cấm ca sĩ Noo Phước Thịnh khai thác, sử dụng 8 bài hát này kể từ ngày 1/11/2023. Phía ca sĩ Noo Phước Thịnh sau đó cũng đã có những phản hồi chính thức…
Đây không phải là trường hợp tranh chấp đầu tiên giữa nhạc sĩ và ca sĩ trong lĩnh vực âm nhạc. Vậy tại sao những tranh chấp ồn ào này vẫn xảy ra và làm thế nào để hạn chế? Ông Đinh Trung Cẩn cho rằng, điều này phụ thuộc vào hợp đồng ràng buộc giữa 2 phía.
Theo đại diện VCPMC, phần lớn mối quan hệ giữa ca - nhạc sĩ là đồng nghiệp, thân tình gắn bó và trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Khi sáng tác một tác phẩm, nhạc sĩ sẽ giao cho đồng nghiệp mà không quan tâm đến giấy tờ hay ràng buộc. Điều này trở thành lỗ hổng về mặt pháp lý, gây ra phiền toái, tranh chấp trong và sau quá trình làm việc.
“Khi giao tác phẩm cho ca sĩ, điều tối thiểu phải có hợp đồng. Tất cả khi ra tòa đều yêu cầu cụ thể giấy tờ, không thể nói miệng đây là sáng tác của tôi, tôi bán 2 năm, thế anh lấy gì để chứng minh?”, ông Cẩn chia sẻ với báo chí, đồng thời nhấn mạnh các tác giả hiện nay phải ý thức trong việc quản lý tác phẩm của mình. Mỗi người phải tự bảo vệ cho chính mình, sau đó mới tới pháp luật. Bởi lẽ, tác phẩm là chất xám, thời gian và cả tình cảm, tâm huyết nên có thể xem đây là “tài sản”.
“Tôi không nói đến chuyện đúng sai, nhưng tác giả phải ý thức bảo vệ tác phẩm, kể cả là bạn ca sĩ rất thân với mình song trong công việc cần phải có hợp đồng. Pháp luật là phải có hợp đồng chứ không thiên về tình cảm được”, theo ông Cẩn.
Ngoài ra, nội dung hợp đồng cũng nên có sự ràng buộc cụ thể các điều khoản, chi tiết. Trong đó, điều mục chỉ biểu diễn hay dành chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội và kiếm tiền trên đó cũng là điều cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
Trong khi đó, ông Mai Thanh Huy - Chuyên viên pháp chế của VCPMC cho biết, trong thời gian qua VCPMC đã khởi kiện hơn 40 vụ, trong đó 20 vụ đã được giải quyết xong. Phần lớn các vụ đều xuất phát từ tranh chấp bản quyền. Nhiều trường hợp tác giả chỉ thỏa thuận qua miệng, tin nhắn hay gọi điện thoại… do đó khi phát sinh mâu thuẫn sẽ khó giải quyết được vấn đề về mặt pháp lý.
Ông Huy đưa dẫn chứng một số tác giả vì không nắm rõ luật, đặt nặng tình cảm nên vĩnh viễn mất quyền tác giả đối với tác phẩm về tay người khác. Trong đó, không hiếm trường hợp bên nhận chuyển nhượng cố tình đánh tráo khái niệm trong hợp đồng. Dù chỉ mua tác phẩm trong 5 năm, song khi soạn thảo hợp đồng họ lại viết theo hình thức hợp đồng chuyển nhượng, sau đó mang đi đăng ký quyền sở hữu.
Chính sự mập mờ này của một số cá nhân, đơn vị gây khó cho cơ quan có thẩm quyền, gây tổn hại, mất mát cho tác giả - người chủ thực sự của tác phẩm.
Ông Benjamin NG - Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương - CISAC (Liên minh quốc tế các Hiệp hội tác giả và nhà soạn nhạc) cho rằng, sự phổ biến của các điều khoản “bán đứt”, đặc biệt là ở các quốc gia cho phép cơ chế "tác phẩm theo đơn đặt hàng" như ở Mỹ, đặt ra những thách thức đối với người sáng tạo. Còn theo quan điểm chung thì cơ chế “bán đứt” sẽ ảnh hưởng đến nhiều hình thức khai thác khác nhau như truyền hình, quảng cáo, video game và ghi âm âm nhạc.
Theo ông Benjamin NG, người sáng tạo nên thương lượng hợp đồng cẩn thận, xem xét thời gian, phạm vi và bồi thường cho công việc của họ. Các nỗ lực hợp tác trên phạm vi toàn cầu có thể thiết lập các tiêu chuẩn bảo vệ quyền của người sáng tạo trên toàn cầu. Đồng thời tăng cường nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người sáng tạo điều hướng các điều khoản hợp đồng một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của họ.
Các tin khác

Ngày hội văn hóa SHB & T&T Group: Bản hòa ca khát vọng đón kỷ nguyên mới của đất nước

Hợp tác để du lịch Việt - Nhật ngày càng phát triển

Ngành Ngân hàng Khánh Hòa: Khối các Ngân hàng 1 ký kết giao ước thi đua năm 2025

Agribank Đắk Lắk - Nhà tài trợ bạc lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Emirates mở đường bay trực tiếp tới Đà Nẵng từ tháng 6/2025

Lễ hội Áo dài lần thứ 11 là cầu nối vươn cao và hội nhập thế giới

Rubie Marble mở rộng cầu nối du học quốc tế

Thúc đẩy trao đổi khách 2 chiều từ đường bay thẳng Hà Nội - Quý Châu

Dạy học lý luận chính trị trong thời đại 4.0

Lễ hội: “Buôn Ma thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí

6 ngày, hơn 11 triệu lượt khách: “Vũ trụ Vin” lại khiến “thiên hạ phải trầm trồ”

Du lịch "bội thu" trong dịp Tết Nguyên đán 2025

Gần 1 triệu lượt khách du lịch tới Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán 2025

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Tín dụng ngân hàng tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng “hạt nhân” đồng bằng sông Hồng

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
