Bao giờ dệt may hết cảnh “đói” đơn hàng?
Dệt may có triển vọng phục hồi sớm | |
Bước chuyển của các doanh nghiệp dệt may | |
Nỗ lực nhưng cần cẩn trọng |
Vẫn còn nhiều khó khăn
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng 4/2020 giảm 20% so với tháng 3. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu dệt may chỉ đạt 10,63 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị nhập khẩu cũng chỉ đạt 6,39 tỷ USD, giảm 8,76% so với cùng kỳ năm 2019. Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam lo ngại, hiện tượng này phải kéo dài đến hết tháng 6.
Theo các doanh nghiệp dệt may, trong thời gian tới, nhu cầu dự báo sẽ khó tăng trưởng. Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vintex) cho rằng, nhu cầu dệt may sẽ có phục hồi từ quý III/2020, bắt đầu bằng các sản phẩm cơ bản, giá trung bình thấp và thấp. Các doanh nghiệp có vị trí tốt hơn trong chuỗi cung ứng sẽ có đơn hàng trước. Tuy vậy, khả năng tổng cầu thế giới 2020 của dệt may vẫn giảm 20-25%.
Các năm tiếp theo, tiến trình hồi phục sẽ gắn liền với tỷ lệ có việc làm toàn cầu. Xu thế sử dụng sản phẩm xanh, lượng tiêu dùng ít đi sẽ là chủ đạo, dẫn hướng thị trường dệt may thế giới.
EVFTA kỳ vọng sẽ đem tới cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam |
Đi sâu vào dự báo sự trở lại của nhu cầu hàng hóa dệt may, ông Trường cho biết 3 yếu tố là hoàn cảnh kinh tế, nhận thức, niềm tin và thái độ sẽ có vai trò dẫn dắt quá trình phục hồi nhu cầu. Trong đó, hoàn cảnh kinh tế sẽ có vai trò quan trọng nhất với nhóm khách hàng đang gặp khó khăn về việc làm, kể cả khi còn đang được nhận trợ cấp xã hội thì họ cũng không có khả năng chi tiêu như khi có việc làm. Chính vì vậy, sắp tới, nhu cầu trang phục cơ bản (basic) như quần áo denim, áo dệt kim, áo jacket 2-3 lớp sẽ chiếm ưu thế thay cho suite, sơ mi, quần âu. Các mặt hàng cơ bản, giá rẻ sẽ phục hồi trước và chiếm tỷ lệ chủ đạo trong quý III, quý IV/2020. Khả năng phục hồi các mặt hàng cao cấp phụ thuộc vào tiến trình tạo việc làm mới tại EU và Mỹ, nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, có thể hy vọng về sự phục hồi các mặt hàng cấp trung trở lên vào dịp lễ Giáng sinh 2020.
Tiếp theo đó là ảnh hưởng của nhận thức. Qua thời gian cách ly, con người có dịp xem xét lại toàn bộ quá trình sống, chi tiêu, sử dụng các sản phẩm... và không ít người trong số đó sẽ phát hiện ra dường như mình tiêu dùng quá lãng phí. Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiệu chỉnh nhu cầu sau dịch bệnh. Nếu điều này diễn ra trên diện rộng, đại diện Vinatex nhận định, tổng cầu thế giới sẽ không tăng so với 2019 trong 3 - 4 năm tới vì nhận thức và hành động “thắt chặt hầu bao” của người tiêu dùng. Dự báo ảnh hưởng này sẽ dẫn tới nhu cầu trong năm 2020 giảm khoảng 20%, đến năm 2021 vẫn sẽ thấp hơn giao dịch của năm 2019 khoảng 10%, và đến năm 2022, nhu cầu mới trở về tương tự mức năm 2019.
Cuối cùng là niềm tin và thái độ của người tiêu dùng. Cảm giác không an toàn sẽ còn đè nặng lên tâm lý tiêu dùng trong ít nhất 5 năm tới. Điều này dẫn tới tỷ lệ tiết kiệm sẽ cao hơn so với trước kia và sẽ là nguyên nhân chính dẫn dắt tổng cầu hàng hoá cơ bản như dệt may bước vào 1 giai đoạn trầm lắng, không tăng trưởng. Về thái độ tiêu dùng cũng sẽ hướng tới gần hơn các sản phẩm bảo vệ môi trường, nhất là sau khi giãn cách xã hội, người ta thấy rõ sự cải thiện về chất lượng không khí và sự lành lại của lỗ thủng tầng ozone. Các sản phẩm không tái chế được, được sản xuất bằng công nghệ không sạch sẽ được thay thế rất nhanh trong thời gian khoảng 5 năm tới.
EVFTA đem đến cơ hội vàng
Tuy nhiên, dệt may Việt Nam có thể bứt tốc nhanh nếu hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) sớm được thực thi. Bộ Công thương dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 6-7% đến năm 2025 so với kịch bản không có hiệp định. Về sản lượng, nhìn chung EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030.
Việc EVFTA sớm thực thi là tin rất vui đối với đa phần doanh nghiệp dệt may để có thể nhanh chóng phục hồi sau dịch Covid-19. Song đến giờ chúng ta đều biết rằng điểm yếu “cốt tử” của ngành dệt may Việt vẫn là câu chuyện nguồn gốc xuất xứ. Phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng may mặc được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước ngoài khu vực EU. Do vậy, Bộ Công thương lưu ý, các doanh nghiệp dệt may cần chuẩn bị tốt nguồn nguyên liệu để tận dụng thời cơ này. Vinatex cho biết đang tập trung làm việc với các nhà cung cấp để chuyển nguồn nguyên liệu vào Việt Nam đáp ứng EVFTA như với các hãng Uniqlo, H&M, Zara. Đồng thời, làm các đơn hàng thử nghiệm, nhỏ, nhưng với yêu cầu cao. Mặt khác, Vinatex cũng tiếp tục làm mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế khi dự báo vẫn có nhu cầu cao cho đến hết quý II. Tất cả để duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động bình thường ngay khi thị trường trở lại.
Có 3 yếu tố là hoàn cảnh kinh tế, nhận thức, niềm tin và thái độ sẽ đóng vai trò dẫn dắt quá trình phục hồi nhu cầu. Trong đó, hoàn cảnh kinh tế sẽ có vai trò quan trọng nhất với nhóm khách hàng đang gặp khó khăn về việc làm, kể cả khi còn đang được nhận trợ cấp xã hội thì họ cũng không có khả năng chi tiêu như khi có việc làm. Chính vì vậy, sắp tới, nhu cầu trang phục cơ bản (basic) như quần áo denim, áo dệt kim, áo jacket 2-3 lớp sẽ chiếm ưu thế thay cho suite, sơ mi, quần âu. Các mặt hàng cơ bản, giá rẻ sẽ phục hồi trước và chiếm tỷ lệ chủ đạo trong quý III, quý IV/2020. Khả năng phục hồi các mặt hàng cao cấp phụ thuộc vào tiến trình tạo việc làm mới tại EU và Mỹ, nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, có thể hy vọng về sự phục hồi các mặt hàng cấp trung trở lên vào dịp lễ Giáng sinh 2020. |