Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống TCTD

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước ta từ Đại hội Đảng lần thứ VI, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, căn bản và toàn diện phù hợp với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước.
aa
Ông Đặng Duy Cường được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi” nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập

Sự ra đời của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của ngành Ngân hàng và của đất nước

Năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) ra đời đã tạo nền tảng pháp lý căn bản hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ, phù hợp với nền kinh tế thị trường, định hướng xã nội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB) được tái lập và khơi thông.

Cũng trong giai đoạn này, cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế thế giới. Tuy hệ thống ngân hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng trực tiếp do chưa hội nhập sâu rộng với thị trường tài chính quốc tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nước, các hợp tác xã tín dụng đổ vỡ hàng loạt dẫn đến niềm tin của người dân vào các TCTD sụt giảm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, thực hiện cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế về việc hướng tới sử dụng những công cụ mang tính thị trường để điều hành nền kinh tế, NHNN chủ trương thành lập một tổ chức của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống TCTD.

Tháng 6/1999, NHNN đã thành lập Ban trù bị thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi gồm các đồng chí là lãnh đạo các đơn vị chức năng của NHNN. Đến tháng 9/1999, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi, đặt nền móng pháp lý đầu tiên cho chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam.

Tiếp đó, tháng 11/1999, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), tổ chức tài chính đầu tiên tại Việt Nam triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Sự ra đời của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

25 năm vì quyền lợi của người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD

Ngay sau khi thành lập, dưới sự chỉ đạo sát sao của NHNN và sự phối hợp đồng bộ của Bộ Tài chính, BHTGVN đã kịp thời chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị giải thể bắt buộc, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương.

25 năm qua, cùng với sự phát triển không ngừng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, BHTGVN đã nỗ lực triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần quan trọng duy trì sự ổn định và thúc đẩy hệ thống các TCTD Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tích cực tham mưu cho NHNN trong hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách bảo hiểm tiền gửi

Trong suốt chặng đường 25 năm, BHTGVN luôn tích cực tham mưu cho NHNN và các cơ quan liên quan xây dựng và sửa đổi các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý để triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi ngày càng hiệu quả, phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.

Từ khung pháp lý ban đầu là Nghị định 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ, BHTGVN đã tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc NHNN và các bộ, ngành tham mưu, xây dựng, trình Chính phủ và trình Quốc hội khóa 13 thông qua Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 vào năm 2012, tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam. Đồng thời, BHTGVN cũng tích cực tham mưu sửa đổi, bổ sung nhiều lần Luật Các TCTD, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của các TCTD Việt Nam. Gần đây nhất, Luật Các TCTD (sửa đổi) năm 2024 đã bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, trong đó đã trao cho BHTGVN quyền và trách nhiệm tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các TCTD Việt Nam.

Bên cạnh việc tham mưu hoàn thiện cơ sở pháp lý, BHTGVN đã tích cực tham mưu cho NHNN trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hạn mức bảo hiểm phù hợp với từng thời kỳ - đây là một trong những công cụ quan trọng trong việc thực hiện chính sách bảo vệ người gửi tiền. Trong 25 năm qua, hạn mức trả tiền bảo hiểm đối với một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã ba lần được điều chỉnh từ mức 30 triệu đồng (1999-2004) lên 125 triệu đồng từ năm 2021. Tại thời điểm 30/9/2024, hạn mức 125 triệu đồng bảo hiểm bảo vệ toàn bộ được 92,36% số người gửi tiền được bảo hiểm tại Việt Nam, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.

BHTGVN đã góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD thông qua các hoạt động nghiệp vụ then chốt

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, số lượng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cũng như số lượng người gửi tiền tăng lên nhanh qua từng thời kỳ. Đến nay, BHTGVN đang bảo hiểm cho hơn 123 triệu lượt người gửi tiền tại 1.278 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Hoạt động giám sát của BHTGVN trong nhiều năm qua giữ vai trò như một mắt xích trong quá trình theo dõi, giám sát hoạt động của các TCTD. Các báo cáo giám sát và kết luận kiểm tra của BHTGVN về các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã trở thành nguồn thông tin hữu ích cho NHNN trong việc đánh giá chất lượng hoạt động của các TCTD.

Bên cạnh đó, BHTGVN đã bước đầu tham gia vào quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém thông qua việc theo dõi và cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt tại các QTDND được kiểm soát đặc biệt; phối hợp với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố đề xuất phương án xử lý và tham gia quản trị quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, thí điểm cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt.

Công tác tuyên truyền chính sách ngân hàng nói chung và chính sách bảo hiểm tiền gửi nói riêng được BHTGVN triển khai một cách tích cực và đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức và niềm tin của người dân về bảo hiểm tiền gửi cũng như hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.

Năng lực tài chính, năng lực hoạt động có những bước tiến đáng kể

Sau 25 năm hoạt động, BHTGVN đã có mạng lưới hoạt động gồm Trụ sở chính và 8 chi nhánh khu vực ở các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước cùng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Đồng thời, từ nguồn vốn 1.000 tỷ được cấp ban đầu, hiện nay tổng tài sản của BHTGVN đã đạt trên 120 nghìn tỷ đồng, trong đó Quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt trên 115 nghìn tỷ đồng. Đây là nguồn lực quan trọng để BHTGVN thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi cần thiết và tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các TCTD.

Bên cạnh những hoạt động triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi trong nước, BHTGVN đã thiết lập và tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới, đăng cai nhiều hội nghị quốc tế về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, từ đó nâng cao vị thế của BHTGVN trong cộng đồng bảo hiểm tiền gửi quốc tế.

Với những kết quả và thành tựu đạt được trong 25 năm hoạt động, BHTGVN đã trở thành một công cụ hữu hiệu, góp phần tích cực củng cố niềm tin của người gửi tiền, duy trì sự ổn định và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững của hệ thống các TCTD Việt Nam, được NHNN và các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao.

Những yêu cầu đặt ra đối với BHTGVN trong thời gian tới

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước ta đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với yêu cầu cao hơn, nặng nề hơn và đặt ra nhiều vấn đề mới, nhiều thách thức phức tạp hơn cho ngành Ngân hàng, trong đó có BHTGVN với vai trò là tổ chức tài chính nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo cho hệ thống các TCTD Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Trong bối cảnh đó, để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trong giai đoạn phát triển mới, BHTGVN cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong 25 năm vừa qua và xác định rõ những thuận lợi, cơ hội cũng như những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, thách thức đặt ra để có chủ trương, định hướng, giải pháp phù hợp đưa BHTGVN ngày càng phát triển vững mạnh, hiệu quả hơn; đóng góp ngày càng tích cực hơn vào quá trình phát triển chung của Ngành và của đất nước, mà trước mắt là hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Chiến lược phát triển BHTGVN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó có một số nội dung trọng tâm sau:

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của NHNN tham mưu, trình Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi ngay trong năm 2025 để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Luật Các TCTD 2024 và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho BHTGVN nâng cao năng lực tài chính và tham gia có hiệu quả hơn vào các hoạt động nghiệp vụ giám sát, kiểm tra và cơ cấu lại các TCTD.

Tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động, đổi mới các nghiệp vụ BHTG phù hợp với thông lệ quốc tế; Chủ động nghiên cứu, đề xuất với NHNN các giải pháp để BHTGVN tham gia có hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD. Trong đó, cần tham gia từ giai đoạn can thiệp sớm, nâng cao vai trò của BHTGVN khi tham gia Ban kiểm soát đặc biệt và cử người quản trị điều hành quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hiệu quả để chủ động tăng cường năng lực tài chính, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm tăng cường tích lũy tài chính phục vụ công tác chi trả tiền gửi và tham gia cơ cấu lại TCTD.

Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đảm bảo hợp lý về cơ cấu, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo. Tiếp tục tăng cường mở rộng các hoạt động hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong khu vực và quốc tế.

TS. Đào Minh Tú, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam

Tin liên quan

Tin khác

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ

Chiều 20/6, Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 với chủ đề “Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ” để thể hiện rõ quyết tâm chính trị và phương hướng hành động của Chi bộ trong nhiệm kỳ mới, tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy NHNN, Thống đốc NHNN Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.
Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Một trong những vấn đề được đặt ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho kinh tế tư nhân. Trên thực tế, để kinh tế tư nhân bứt phá và trở thành trụ cột, một trong những vấn đề luôn được quan tâm đó chính là giúp tăng khả năng tiếp cận vốn để các doanh nghiệp phát triển. Đây là một bài toán lớn mà các doanh nghiệp nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) nói riêng đang rất cần được tháo gỡ.
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cập nhật những diễn biến mới nhất liên quan đến thị trường liên ngân hàng và ngoại tệ trong tuần từ ngày 9-13/6/2025.
Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Ninh công bố các nội dung thay đổi

Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Ninh công bố các nội dung thay đổi

Chính sách tiền tệ linh hoạt, bám sát thực tiễn đã góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ linh hoạt, bám sát thực tiễn đã góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Sáng 19/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã tham gia trả lời những vấn đề trọng tâm mà đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nâng cao vai trò của ngành Ngân hàng trong tăng trưởng kinh tế và chính sách hỗ trợ lãi suất 2%.
Chỉ nhận tiền mặt - “cửa hẹp” trong thời đại số

Chỉ nhận tiền mặt - “cửa hẹp” trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt không còn là xu hướng tương lai, mà là hiện thực của nền kinh tế hiện đại. Hộ kinh doanh nếu đi ngược lại dòng chảy chuyển đổi số, không chỉ đứng trước rủi ro pháp lý mà còn tự đánh mất lòng tin khách hàng, lỡ cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn.
“Cần câu” giúp người dân Khánh Hòa ổn định cuộc sống

“Cần câu” giúp người dân Khánh Hòa ổn định cuộc sống

Trong hành trình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở Khánh Hòa, những đồng vốn từ chương trình cho vay giải quyết việc làm đã thực sự trở thành “cần câu” hữu ích, giúp nhiều gia đình thoát khỏi cảnh khó khăn, ổn định cuộc sống. Từ đô thị đến các vùng nông thôn hay miền núi, nguồn vốn ưu đãi này đang từng ngày thay đổi diện mạo đời sống người dân, tạo dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững ở địa phương…