Các ngân hàng trung ương đang quan tâm đến tiền kỹ thuật số
Hiện, NHTW của Trung Quốc, Thụy Điển, Bahamas và một số quốc gia khác cũng đang tiến hành thử nghiệm về vấn đề này, thậm chí một số còn tuyên bố có thể phát hành đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình. Trong khi một số NHTW khác, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đang theo dõi sát sao diễn biến.
Thay đổi quan điểm
Triển vọng về một đồng tiền kỹ thuật số có thể sử dụng được cho các giao dịch hàng ngày đã được trao vào tay của gã khổng lồ Facebook với cơ sở dữ liệu hơn 2 tỷ người dùng. Libra là một đồng tiền kỹ thuật số dạng stablecoin, một loại tiền kỹ thuật số có mức giá cố định và giá trị thị trường của chúng thường được gắn chặt với giá của một tài sản cố định, như USD. Đơn cử như đồng tiền ảo stablecoin phổ biến nhất hiện nay là Tether được neo với đồng đôla Mỹ. Cũng bởi giá trị ổn định nên các stablecoin được xem là phù hợp để làm phương tiện trao đổi hơn là những đàn anh, đàn chị đi trước của chúng như Bitcoin và Ethereum do giá trị liên tục biến động mạnh.
![]() |
Mặc dù đề xuất của Facebook đang phải đối mặt với nhiều rào cản, nhưng khái niệm về một loại tiền thay thế được sử dụng trên quy mô toàn cầu đã nhanh chóng được các cơ quan quản lý xem là mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia, quyền riêng tư, ổn định tài chính và khả năng thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW. Thậm chí tỷ phú Ray Dalio còn tuyên bố, nếu là NHTW, ông sẽ không cho phép phát hành bất kỳ đồng tiền kỹ thuật số tư nhân nào.
Thế nhưng không thể phủ nhận một thực tế là sau khi Facebook đề xuất ý tưởng của mình, quan điểm của các nhà NHTW về tiền kỹ thuật số đã có nhiều thay đổi. Còn nhớ Agustin Carstens - Tổng giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS - định chế được xem là NHTW của các NHTW) cho biết vào tháng 3 rằng, các nghiên cứu và thử nghiệm về tính khả thi của đồng tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành cho đến nay đã thất bại. Nhưng một tuần sau khi Facebook thông báo kế hoạch phát hành đồng tiền kỹ thuật số Libra, Carstens tuyên bố các đồng tiền kỹ thuật số có thể xuất hiện “sớm hơn chúng ta nghĩ”.
Cũng kể từ khi có thông tin về đồng Libra, bà Christine Lagarde - hiện đang là Chủ tịch NHTW châu Âu đã nói rằng, các NHTW nên mở cửa cho các công nghệ mới, bao gồm tiền kỹ thuật số. Thống đốc NHTW Anh Mark Carney cũng cho rằng, sự phát triển của công nghệ mang đến tiềm năng cho một thế giới mới, trong đó nổi lên là đồng tiền kỹ thuật số, thậm chí nhiều loại tiền tệ kỹ thuật số có thể thay thế đồng USD như đồng tiền dự trữ quốc tế.
Hiện một số hòn đảo ở Đông Caribe, bao gồm Grenada và St. Kitts và Nevis, có chung một NHTW đã tung ra loại tiền kỹ thuật số của riêng họ, hiện đang được người tiêu dùng và thương nhân thử nghiệm. Trong khi NHTW Trung Quốc có thể sẽ là NHTW lớn đầu tiên tung ra đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình. Sau 5 năm nghiên cứu về chủ đề này, PBoC cho biết vào tháng 8/2019 rằng, đồng tiền kỹ thuật số của họ “sắp được phát hành”.
Một số NHTW khác như Riksbank của Thụy Điển cũng đang nghiên cứu phát hành đồng tiền kỹ thuật số mang tên e-krona; Uruguay đã thực hiện một chương trình thí điểm có tên là e-Peso; Ngân hàng Dự trữ Nam Phi đang nghiên cứu tính khả thi của tiền kỹ thuật số; Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đang hợp tác với sàn giao dịch chứng khoán SIX để phát triển một đồng tiền kỹ thuật số phục vụ cho việc giao dịch và thanh toán giữa các thành viên của thị trường tài chính.
Tuy nhiên cũng có khá nhiều NHTW quay lưng với tiền kỹ thuật số. Fed là một trong số này. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, mặc dù Fed đang “theo dõi rất cẩn thận” sự phát triển của các đồng tiền kỹ thuật số, “đó không phải là điều mà chúng tôi đang tích cực xem xét”, và “nó làm nảy sinh nhiều vấn đề quan trọng mà chúng tôi thấy cần phải được giải quyết cẩn thận” như vấn đề an ninh mạng và liệu có cần thiết phải có một loại tiền tệ như vậy.
NHTW Nhật Bản và NHTW Nga cũng cho biết, họ không có kế hoạch phát triển tiền kỹ thuật số. Chủ tịch Bundesbank Jens Weidmann cũng tuyên bố vào tháng 10 rằng, ông đã không thấy nhu cầu cấp thiết về đồng tiền kỹ thuật số của NHTW.
Đồng tiền kỹ thuật số của các NHTW sẽ “thế nào?
Theo các chuyên gia công nghệ, nếu các NHTW có thể vượt qua những khó khăn về mặt kỹ thuật, đồng tiền kỹ thuật số có thể cho phép chuyển tiền nhanh hơn và rẻ hơn qua biên giới; nó cũng có thể giúp khắc phục những hạn chế của các hệ thống hiện có, đặc biệt là về bảo mật và khả năng phục hồi hệ thống.
Một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết, các loại tiền mới có thể cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ những địa chỉ an toàn hơn để tiết kiệm nếu cho phép họ được mở tài khoản tại NHTW; đồng thời có thể giảm các rào cản mà hiện đang khiến 1,7 tỷ người không tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng. Một số nhà kinh tế thậm chí cho rằng chúng có thể làm cho chính sách tiền tệ hiệu quả hơn khi được truyền tải trực tiếp thông qua lãi suất.
Đối với Trung Quốc, đồng tiền kỹ thuật số còn là một giải pháp khả thi để theo kịp và kiểm soát tốc độ số hóa nhanh của nền kinh tế hiện nay. Mặt khác, nó cũng có thể cung cấp cho chính phủ một công cụ bổ sung để giám sát.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích thì rủi ro cũng rất lớn. Đó là lý do tại sao hầu hết các NHTW đã tỏ ra rất thận trọng đối với các đồng tiền kỹ thuật số. Do người dân có thể mở tài khoản trực tiếp tại NHTW, các NHTW có nguy cơ sẽ cắt giảm số lượng các ngân hàng thương mại. Trong khi các NHTW có thể đối mặt với nhiều rắc rối khi cho phép người dân, doanh nghiệp được mở tài khoản trực tiếp tại NHTW. Chưa kể các vấn đề phát sinh khi quản lý hoạt động kinh doanh mới có thể làm suy giảm niềm tin của người dân đối với các NHTW.
Vậy đồng tiền kỹ thuật số do các NHTW phát hành (Central Bank Digital Currency – CBDC) sẽ thế nào? Giới chuyên môn cho rằng nó sẽ giống Libra hơn là Bitcoin.
Mặc dù phản đối các đồng tiền kỹ thuật số, từ Bitcoin cho đến Libra, do nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền và có thể được giới tội phạm sử dụng cho mục đích rửa tiền hoặc tài trợ cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, thế nhưng các NHTW đang rất quan tâm tới công nghệ đứng đằng sau các đồng tiền kỹ thuật số này, đó là công nghệ sổ cái blockchain. Điểm khác biệt là các NHTW dự tính sẽ sử dụng công nghệ này theo hướng có thể giám sát được thay vì thúc đẩy đặc tính ẩn danh như trong đồng tiền ảo Bitcoin.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã bày tỏ nghi ngờ về việc liệu công nghệ này có thể hỗ trợ một khối lượng lớn các giao dịch đồng thời hay không. Theo một quan chức của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), khả năng xử lý của công nghệ blockchain không đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch tại nước này trong những giai đoạn cao điểm. “Mạng lưới thanh toán của chúng tôi ghi nhận doanh số bán hàng trong ngày lễ độc thân (Single Day) lúc cao điểm đã xử lý 92.771 giao dịch mỗi giây, trong khi Bitcoin và Ethereum chỉ xử lý lần lượt 7 và 10 đến 20 giao dịch mỗi giây. Đồng Libra của Facebook cũng chỉ có thể xử lý 1.000 giao dịch mỗi giây. Đối với một đất nước lớn như Trung Quốc, không thể đạt được khả năng mở rộng xử lý giao dịch bằng cách hoàn toàn dựa vào blockchain”, vị quan chức này cho biết.
Hiện đang có hai hướng đi chính: bán buôn và bán lẻ. Đối với bán buôn, quyền truy cập vào tiền kỹ thuật số sẽ được giới hạn ở các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác và mục tiêu sẽ là làm cho các luồng thanh toán trong hệ thống tài chính hiện tại nhanh hơn và rẻ hơn. Còn trong các dự án bán lẻ, đồng tiền kỹ thuật số của NHTW sẽ được phát hành thông qua tài khoản tại NHTW của người dân, hoặc tài khoản tại các NHTM được NHTW cấp phép.
Các tin khác

GDP của Singapore tăng trưởng 0,4% so với cùng kỳ trong quý I

Fitch đặt Hoa Kỳ vào tình trạng triển vọng “tiêu cực”

Dầu thô nối dài đà khởi sắc, kim loại vẫn “đỏ lửa”

Lạm phát của Anh giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm

New Zealand tiếp tục tăng lãi suất, phát tín hiệu sẽ không thắt chặt thêm

Giá đồng giảm tạo đà bứt tốc cho năng lượng tái tạo Việt Nam

Hoạt động kinh doanh ở Mỹ tăng cao nhất trong vòng 13 tháng

Nhật Bản: Tâm lý kinh doanh tích cực hơn khi nền kinh tế phục hồi

Kim loại nối dài đà suy yếu, giá dầu khởi sắc

Lạm phát lõi tháng 4 của Singapore tăng 5%, vượt dự báo

Không có thỏa thuận mới nào về vấn đề trần nợ của Mỹ

Tiền lương thực tế năm tài khóa 2022 của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 8 năm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa

Israel tăng lãi suất lên cao nhất kể từ năm 2006

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
