Các ngân hàng vào cuộc, hiện thực hóa giấc mơ ‘vay vốn rẻ’ của doanh nghiệp
Lãi suất cho vay ‘chạm đáy’, mua nhà bây giờ hay chờ đợi thêm?
|
“Mở năm mới - mở ra vạn điều mới”, chính vì vậy, đầu năm cũng là thời điểm các doanh nghiệp tích cực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2024 được các chuyên gia dự đoán là năm có nhiều động lực tăng trưởng với những tín hiệu tốt cả từ trong nước và yếu tố ngoài nước. Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% trong năm 2024 - năm Con Rồng. Mục tiêu do Việt Nam đặt ra cũng gần giống với kỳ vọng các tổ chức quốc tế như IMF, ADB, WB ước tính.
Dự báo GDP Việt Nam và các nền kinh tế mạnh ở Đông Nam Á năm 2024 (Nguồn: IMF, WB, Worldbox Intelligence) |
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2024 của Việt Nam cũng cho thấy bức tranh kinh tế sáng sủa. Điểm sáng nổi bật ngay từ tháng 1 phải kể đến sản xuất công nghiệp, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 19,3% so với cùng kỳ 2023.
Trợ lực nền kinh tế là sự ổn định của các doanh nghiệp. Sau giai đoạn khó khăn từ dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp đã bắt đầu quay lại hoạt động.
Riêng tháng 1 đầu năm, cả nước có 13.500 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 24,8% so với cùng kỳ 2023. Gần 13.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, gấp 2,2 lần so với tháng 12/2023 và giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2023, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tháng 1/2024 lên hơn 27.300 doanh nghiệp, tăng 5,5% so với cùng kỳ 2023.
Tình hình sản xuất công nghiệp tháng 1/2024 (Nguồn: Tổng cục thống kê) |
Con số doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động cũng cho thấy nhu cầu huy động vốn ngày càng tăng. Tổng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong tháng 4 đạt 31,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam cũng tăng mạnh 40,2% lên 2,36 tỷ USD. Những con số này cho thấy sự chuyển động tích cực của nền kinh tế.
Hoạt động đầu tư tháng 1/2024 (Nguồn: Tổng cục thống kê) |
Bắt nhịp với nhịp đập kinh tế, các doanh nghiệp trong nước cũng đã và đang nỗ lực bứt phá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 1 đạt hơn 524 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2024 (Nguồn: Tổng cục thống kê) |
Sự bứt phá mạnh mẽ của doanh nghiệp, dịch vụ, tiêu dùng tăng mạnh tháng đầu năm một phần có được nhờ sự đồng hành, hỗ trợ từ các tổ chức tài chính với các doanh nghiệp, người tiêu dùng.
Hỗ trợ doanh nghiệp, ngoài các chính sách của Chính phủ, còn là sự trợ lực về kinh tế của các ngân hàng. Đầu năm 2024, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Bên cạnh đó NHNN cũng “hé mở” khả năng cung ứng thêm vốn cho nền kinh tế, tiếp tục giao thêm hạn mức tín dụng nếu phù hợp.
Trước diễn biến đó, các ngân hàng thương mại cũng đã nhanh chóng chung tay góp sức bằng các hành động thiết thực. Hiện thực hóa đề xuất của phía đại diện doanh nghiệp khi đề nghị ngân hàng “hy sinh một phần lợi nhuận để giảm lãi vay”, nhiều ngân hàng đã có những động thái tích cực.
Vay vốn ưu đãi, kinh doanh siêu lãi
Ngân hàng Bản Việt (BVBank - mã chứng khoán BVB) là một trong những ngân hàng đầu tiên tung ra những gói ưu đãi lãi suất hấp dẫn nhất hỗ trợ doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu năm.
Gói vay lãi suất cực hấp dẫn 5%/năm nhằm đồng hành cùng khách hàng cá nhân và chủ doanh nghiệp đầu năm mới. Chương trình vay của BVBank không chỉ áp dụng đối với vay mua/ sửa chữa nhà đất để ở, mà còn hỗ trợ vay tiêu dùng cá nhân hoặc bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh.
Đây tiếp tục là một trong các nỗ lực của BVBank khẳng định cam kết mạnh mẽ “Chúng tôi bắt đầu từ BẠN” sau khi chuyển đổi hình ảnh thương hiệu mới.
Giao dịch viên BVBank tiếp đón khách hàng bằng nụ cười |
Nhằm cung cấp vốn rẻ, san sẻ những khó khăn với khách hàng cũng như góp phần phục hồi kinh tế, hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững, SHB đồng thời triển khai chương trình “Vay ưu đãi - Rồng phát tài”, dành 18.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng cá nhân vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu đời sống như mua nhà, mua xe ô tô… với lãi suất từ 6,79%/năm.
LPBank ra mắt chương trình vay vốn ưu đãi “Xuân đến vạn điều may - Lì xì ngay lãi suất” không giới hạn với gói vay lãi suất từ 6%/năm.
BIDV triển khai 2 gói tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn với tổng quy mô 200.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh và vay tiêu dùng, lãi suất ưu đãi từ 4,5-7%/năm. Trong đó BIDV nhấn mạnh các ưu tiên đối với lĩnh vực xanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Nam A Bank (NAB) vừa triển khai chương trình “Hạn mức sẵn sàng - Bứt phá kinh doanh” với hạn mức hàng nghìn tỷ đồng cho khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn, lãi suất ưu đãi.
Để vay vốn rẻ không còn là chuyện “trên tivi”
Việc các ngân hàng hạ lãi suất huy động, lãi suất cho vay đã không còn quá mới tuy vậy vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay là việc tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn. Do vậy, các ngân hàng thủ tục đơn giản đang là “điểm đến tiềm năng” của các doanh nghiệp.
Thấu hiểu điều này, BVBank là một trong số ít ngân hàng cam kết hỗ trợ khách hàng hết sức với thủ tục vay đơn giản, thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh chóng trong vòng 24 giờ. Biên độ lãi suất điều chỉnh giảm chỉ còn từ 2% mỗi năm.
“Chúng tôi mong rằng, chính những trải nghiệm thú vị trong từng giao dịch tại BVBank sẽ là điểm chạm để BVBank đến gần khách hàng hơn” - đại diện BVBank chia sẻ.
Còn SHB, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi một cách nhanh chóng, tiện lợi, ngân hàng đã và đang áp dụng các chính sách linh hoạt, tối giản về thủ tục, hồ sơ vay vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Nam A Bank cam kết 4 không để khách hàng dễ sử dụng nguồn vốn, như không áp dụng thu hộ phí định giá tài sản đảm bảo từ bên thứ 3, không phí cam kết rút vốn, không phí quản lý cam kết doanh số tài khoản…
Khi ngân hàng giảm lãi suất cho vay, doanh nghiệp được hưởng một số lợi ích, trong đó quan trọng nhất là giảm chi phí vay. Lãi suất thấp giúp doanh nghiệp làm giảm đi các chi phí tài chính và tăng lợi nhuận. Đồng thời với đó, giá thành sản phẩm hạ, giúp kích cầu tiêu dùng.
Lãi suất thấp cũng giúp giảm áp lực tài chính lên doanh nghiệp, giúp họ dễ dàng hơn trong việc đầu tư vào các dự án mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị mới hoặc mở rộng quy mô kinh doanh - đây cũng là một trong những lợi thế của doanh nghiệp khi tiếp cận được nguồn vốn vay giá rẻ.