Cảnh báo sớm, giảm rủi ro trong phòng vệ thương mại
Nhiều thị trường lớn đang tích cực phòng vệ Đề xuất sửa quy định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại |
Một số sản phẩm xuất khẩu từ gỗ thuộc nhóm hàng bị cảnh báo áp dụng phòng vệ thương mại |
Số liệu trên cho thấy với năng lực và sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều ngành, hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được và có chỗ đứng tại nhiều thị trường. Song, đi liền với đó là nguy cơ bị gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là các “đòn” phòng vệ thương mại mới.
Chỉ tính riêng trong tháng 3 và đầu tháng 4/2024, đã có ít nhất 10 vụ việc liên quan đến điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Bộ Công Thương đánh giá, số lượng các vụ việc này đang tăng nhanh gấp 3 - 4 lần so với cách đây hơn 10 năm, trong đó riêng thị trường Mỹ chiếm 23% số vụ việc.
Là một trong số doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ, bà Phan Thị Tuyết Mai, Chủ tịch Công ty TNHH TMTM cho biết, các chính sách thương mại tại các quốc gia biến động theo thời gian, là nguyên nhân khiến cho hàng Việt có thể vướng những “rào cản” khi xuất khẩu sang các nước.
Gần đây nhất, trước thông tin Cơ quan hải quan Canada (CBSA) sẽ gia hạn vụ việc điều tra lại (re-investigation) nhằm cập nhật các giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với một số mặt hàng đinh ốc carbon có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã khuyến nghị hiệp hội, doanh nghiệp liên quan cần rà soát lại việc xuất khẩu đinh ốc carbon sang thị trường Canada, chuẩn bị ứng phó trong trường hợp cần thiết; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, thủ tục điều tra phòng vệ thương mại của nước sở tại.
Trước đó, đơn vị này cũng đã công bố danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, bao gồm một số sản phẩm từ gỗ, vật liệu xây dựng…
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), việc cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp chủ động trong công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài và chủ động xây dựng chiến lược sản xuất, xuất khẩu, chuẩn bị nguồn lực; xây dựng kế hoạch ứng phó, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực do biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài gây ra. Do đó, các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các hệ thống cảnh báo về nguy cơ phòng vệ thương mại để chuẩn bị từ sớm.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp, ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, công tác phòng vệ thương mại cần tập trung vào việc chủ động theo dõi, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước; tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; tăng cường công tác chuyển đổi số thông qua việc xây dựng và vận hành các nền tảng cho việc thực hiện hiệu quả công việc của Cục như cơ sở dữ liệu, trang thông tin điện tử, quy trình xử lý vụ việc; tăng cường công tác thông tin, phổ biến kiến thức về phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất, doanh nghiệp.
Bên cạnh việc cảnh báo sớm từ các cơ quan chức năng về mặt hàng, ngành hàng có nguy cơ cao bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao hiểu biết về phòng vệ thương mại và kỹ năng sử dụng công cụ này. Đặc biệt, doanh nghiệp phải luôn duy trì hệ thống kế toán minh bạch, chặt chẽ và phù hợp.
Ngoài ra, một chuyên gia khuyến cáo, khi có vụ việc phòng vệ thương mại xảy ra, doanh nghiệp cần chủ động hợp tác với phía nước ngoài để ứng phó, giảm thiểu các thiệt hại. Đồng thời, cần xem xét đầu tư, nghiên cứu gia tăng hàm lượng giá trị nội địa của sản phẩm, giảm phụ thuộc cạnh tranh về giá mà chuyển sang cạnh tranh về chất lượng thông qua áp dụng công nghệ, cũng như đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc đối với các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.