Cảnh giác hình thức lừa đảo vay tiêu dùng mùa dịch bệnh
![]() |
Phổ biến nhất là chiêu thức giả mạo mục đích hỗ trợ người dân vay vốn ưu đãi, nhận tiền hỗ trợ. Các đối tượng lừa đảo sau đó lấy thông tin cá nhân của các nạn nhân để thực hiện hàng loạt hồ sơ vay vốn nhằm chiếm đoạt tiền giải ngân từ các công ty tài chính. Hình thức này diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
Cụ thể, để thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng đã tiếp cận người nghèo, nông dân trình độ dân trí còn thấp để “vẽ” ra các khoản tiền trợ cấp như hỗ trợ dịch bệnh, tiền hỗ trợ người nghèo, người cao tuổi hay tiền của các tổ chức từ thiện. Muốn lấy được các khoản tiền này thì người dân phải đưa các thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… để các đối tượng đi làm thủ tục nhận tiền.
Tuy nhiên, người dân hoàn toàn không biết rằng, các giấy tờ tùy thân quan trọng của họ đã bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng để làm hồ sơ vay mua trả góp tại các công ty tài chính, sau đó mang các sản phẩm mua được bán lấy tiền chia nhau tiêu xài đồng thời cắt luôn liên lạc với các nạn nhân.
Thậm chí, kẻ lừa đảo còn dụ dỗ những người dân không biết chữ, ít hiểu biết và đưa họ đến các cửa hàng điện máy, trực tiếp ký vào các giấy tờ mà không biết rằng thực chất, đó chính là hợp đồng mua trả góp các thiết bị điện tử, di động. Với hình thức lừa đảo này, kẻ gian đã biến các nạn nhân thành “con nợ” và chiếm đoạt tiền của các công ty tài chính.
Trước vấn nạn này, các cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo người dân cần tuyệt đối bảo mật các giấy tờ và thông tin cá nhân, tránh để cho các đối tượng lừa đảo lợi dụng. Cần kiểm chứng các thông tin quảng cáo, cho vay trên mạng xã hội nhằm tránh sập bẫy các chiêu trò dụ dỗ nhận tiền ủng hộ COVID-19 mà trao giấy tờ tùy thân hoặc cung cấp thông tin cá nhân, bạn bè, người thân cho các đối tượng lừa đảo.
Các công ty tài chính tiêu dùng cũng liên tục phát đi cảnh báo người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác trước những lời đề nghị đáng ngờ như hỗ trợ vay vốn ưu đãi, nhận tiền trợ cấp xã hội, tiền từ thiện… từ các tổ chức không được cấp phép hoạt động chính thống. Qua đó, giúp khách hàng nâng cao cảnh giác, tránh “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.
Mới đây, công ty tài chính FE CREDIT cũng đưa ra khuyến cáo người dân, tuyệt đối cảnh giác với các đối tượng đề nghị hỗ trợ vay vốn ưu đãi, giúp làm hồ sơ nhận trợ cấp xã hội trong mùa dịch nhưng lại yêu cầu cung cấp giấy tờ tùy thân, hình ảnh chụp cận khuôn mặt, clip quay nhận diện khuôn mặt. Đồng thời, không công khai thông tin cá nhân lên các trang mạng nhằm đề phòng kẻ gian lợi dụng. Khi phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ người dân cần liên hệ ngay với số tổng đài của các công ty tài chính hoặc báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Trao đổi về vấn đề này, đại diện công ty tài chính FE CREDIT cho biết, khi có nhu cầu vay tiêu dùng, người dân cần thận trọng chọn lựa những công ty tài chính tiêu dùng uy tín được cấp phép hoạt động, có mạng lưới rộng khắp, thông tin địa chỉ liên hệ rõ ràng để làm hồ sơ vay.
“Đối với các khách hàng của FE CREDIT, nếu có nhu cầu vay, có thể liên hệ tới các hotline trên website chính thức www.fecredit.com.vn, nếu cần hỗ trợ trong quá trình vay hoặc có bất kỳ nghi ngờ gian lận nào, khách hàng hãy gọi ngay đến Tổng đài hỗ trợ 24/7 – 1900 6939 (bấm phím 3) để được hỗ trợ”, vị đại diện cho biết thêm.
Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, nhu cầu tài chính trở nên cấp bách, người dân sẽ thiếu cảnh giác mà cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng xấu, từ đó bị lợi dụng. Vì vậy, người dân cần tỉnh táo chủ động bảo vệ bản thân trước các hành vi lừa đảo. Không cung cấp, cho mượn/thuê hoặc mua bán thông tin cá nhân cho bất kỳ ai nếu thật sự không cần thiết để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân quan trọng và sử dụng trái phép.
Các tin khác

Thông tin tín dụng: Những điều có thể bạn chưa biết

Ưu đãi đặc biệt khi tham gia bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam tại Sacombank

Cẩn thận với các app tín dụng đen

Cẩn trọng hơn trong giao thương quốc tế

VietCredit chủ động phối hợp với công an Hà Nội chống tội phạm lừa đảo

Cơ hội đến Qatar xem FIFA World Cup 2022 cùng thẻ VPBank Visa

Cần làm gì khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi quấy rối “đòi nợ”?

Cảnh giác thủ đoạn mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn lừa đảo

Kinh nghiệm đầu tư vàng sinh lời

Agribank cảnh báo hiện tượng giả mạo ngân hàng để lừa đảo

Có bảo lãnh ngân hàng, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Kiểm tra tình trạng nợ dễ dàng với CIC Credit Connect

Tay hòm chìa khóa

Đảm bảo an toàn và bảo mật tối đa cho khách hàng

Các hình thức lừa đảo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Cải cách về quản lý vốn của ADB giúp khai mở 100 tỷ USD vốn tài trợ mới trong thập niên tới

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng
Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam
