Chiến lược giao dịch thế nào cho hiệu quả trong tuần tới?
![]() |
Ông Phan Tấn Nhật, Giám đốc Phân tích, Công ty Cổ Phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho biết, VN-Index kết thúc tháng 10 ở mức 1.264.48 điểm, giảm 1,82% so với tháng 9. Phiên giao dịch đầu tháng 11 tiếp tục có diễn biến kém tích cực khi kết phiên giảm 9,59 điểm (-0,76%). VN-Index qua đó kết thúc tuần giao dịch ở mức 1.254,89 điểm, tăng nhẹ so với tuần trước, duy trì trên vùng hỗ trợ mạnh, tâm lý 1.250 điểm.
Độ rộng HOSE nghiêng về phục hồi, phân hóa mạnh trong thời điểm đón nhận báo cáo quý III, tích cực ở các nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng, ngân hàng, nguyên vật liệu... Trong khi kém tích cực ở nhóm viễn thông, tài chính, dầu khí. Thanh khoản giảm so với tuần giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh -19,88% tại HOSE.
Khối ngoại tuần này bán ròng với -7.652,27 tỷ đồng. Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2411 tăng +3,20điểm (+0,24%), đóng cửa tại 1.330,40 điểm. Chênh lệch +4,78 điểm so với VN30, các kỳ hạn xa hơn là VN30F2412VN30F2503 VN30F2506 chênh lệch từ +4,88 điểm đến +6,28 điểm so với VN30.
Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch -12,80% so với tuần trước, và vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên. Xu hướng ngắn hạn của VN30F2411 dự kiến sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240 điểm trong tuần tới. Khối lượng mở OI tuần này là 51.763 thấp hơn so với tuần gần nhất là 58.103 cho thấy xu hướng giảm bớt các vị thế nắm giữ.
Ông Phan Tấn Nhật cho rằng, xu hướng ngắn hạn VN-Index tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá quanh 1.245 điểm - 1.255 điểm, vùng giá cao nhất năm 2023, kháng cự gần nhất quanh 1.270 điểm. Xu hướng trung hạn VN-Index tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm, hướng đến vùng giá 1.300 điểm. Trong đó vùng giá 1.300 điểm, vùng kháng cự rất mạnh tương vùng vùng giá cao nhất đầu từ đầu năm 2024 và đỉnh giá tháng 06-08/2022.
Thị trường chỉ vượt qua các vùng kháng cự này khi có các yếu tố hỗ trợ vĩ mô tốt, kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội. Đồng thời các yếu tố bất định như căng thẳng địa chính trị thế giới hạ nhiệt. VVN-Index đã có 08-09 tháng biến động trong biên độ hẹp. Xu hướng tích lũy kéo dài đến nay chưa xác nhận cải thiện. Về điểm số, VN-Index cần giữ được vùng hỗ trợ quan trọng, tâm lý mạnh quanh 1.250 điểm - đường giá trung bình 200 phiên, vượt lên kháng cự mạnh 1.265-1.270 điểm mới có thể cải thiện.
Trong bối cảnh hiện nay, ông Nhật cho rằng, khoảng trống thông tin sau báo cáo Q3, bầu cữ Mỹ sắp diễn ra, thanh khoản thị trường kém. Nhà đầu tư nên duy trì tỉ trọng ở mức hợp lý. Tỉ trọng dưới mức trung bình có thể xem xét, chọn lọc giải ngân các mã cơ bản tốt, có quý III tăng trưởng tốt, kỳ vọng tiếp tục duy trì tăng trưởng trong cuối năm. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt.
Dự báo cũng như khuyến nghị cho nhà đầu tư trong tuần giao dịch tiếp theo, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VnDirect cho biết, thị trường diễn biến giằng co trong tuần qua trước áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và áp lực bán ròng của khối ngoại tại một số cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy một số tín hiệu tích cực.
Cụ thể, bức tranh kết quả kinh doanh Quý 3/2024 của thị trường cải thiện tích cực với doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng 8,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 18,7% so với cùng kỳ, vượt trội so với mức tăng trưởng của 2 quý đầu năm (số liệu chốt đến ngày 1/11/2024 với 1.058 doanh nghiệp đã công bố báo cáo Quý 3/2024, chiếm 97,5% vốn hóa toàn thị trường).
Bức tranh kết quả kinh doanh tươi sáng hơn sẽ phần nào cải thiện định giá thị trường và hỗ trợ tâm lý của nhà đầu tư. Đồng thời, tôi cho rằng áp lực tỷ giá có thể hạ nhiệt trong nửa sau của Quý 4 khi Fed tiếp tục lộ trình cắt giảm lãi suất điều hành và nguồn cung ngoại tệ tăng lên dịp cuối năm nhờ dòng vốn FDI và kiều hối tích cực.
Do đó, chúng tôi bảo lưu nhận định rằng vùng 1.240-1.250 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của chỉ số VN-Index. Các nhà đầu tư dài hạn có thể xem xét gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số VN-Index điều chỉnh về vùng hỗ trợ kể trên, ưu tiên những nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực trong 2 quý cuối năm bao gồm ngân hàng, bất động sản nhà ở và nhóm xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản, đồ gỗ).
“Thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng trong những tháng gần đây, chiến lược mua vào cổ phiếu ở vùng cận dưới kênh tích lũy quanh 1.240-1.250 điểm và chốt lời khi VN-Index chạm cận trên của kênh tích lũy tại vùng 1.290-1.300 điểm vẫn đang phát huy hiệu quả”, ông Hinh nhấn mạnh.
Ông Trần Minh Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu, Phân tích, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thì cho biết, thị trường ghi nhận tín hiệu tích lũy hồi phục tại vùng điểm 1.250 điểm sau nhịp điều chỉnh hơn 30 điểm vào tuần trước đó. Cụ thể, áp lực bán có xu hướng hạ nhiệt dần qua các phiên, đồng thời lực cầu bắt đáy có sự tham gia chủ động hơn giúp VN-Index tìm lại điểm cân bằng. Bên cạnh đó, nỗ lực phục hồi từ nhóm blue-chips cũng tạo điểm tựa nâng đỡ thị trường trong nhịp hồi lần này. Mặc dù thanh khoản trong tuần duy trì ở ngưỡng trung bình và chưa ghi nhận có biến động đáng chú ý cho thấy tâm lý chung vẫn còn thận trọng. Khối ngoại ghi nhận bán ròng liên tiếp trong tuần. Đáng chú ý vào phiên thứ ba (29/20), giá trị bán ròng khối ngoại tăng đột biến, trong đó riêng mã VIB, giá trị bán ròng ở phiên hôm đó lên tới hơn 5.500 tỷ đồng.
Ở phiên cuối tuần (1/11), nhóm vốn hóa lớn trở nên trầm lắng cùng diễn biến điều chỉnh lan tỏa diện rộng khiến chỉ số chung chìm trong sắc đỏ xuyên suất thời gian giao dịch. Điển hình là ở phiên chiều, thị trường trượt hơn 10 điểm do áp lực bán gia tăng chiếm ưu thế với 289 mã đỏ. Cùng với đó thì khối ngoại cũng bán ròng với tổng giá trị ròng đạt 301.85 tỷ, tập trung bán MSN, VHM, KDC. Kết phiên, VN-Index đóng cửa tại 1.254,89 điểm, giảm 9,59 điểm, tương đương 0,76%. Kết tuần, VN-Index tăng 2,17 điểm (+0,17%) so với tuần trước.
Phân tích kĩ thuật, ông Hoàng cho biết, VN-Index kết phiên cuối tuần với nến đỏ giảm điểm, gần như lấy đi hết nỗ lực phục hồi trong tuần vừa qua. Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI tiếp tục hình thành đỉnh nhỏ và hướng xuống trong khi MACD chưa hình thành đáy đầu tiên cho thấy diễn biến hiện tại của thị trường là tích lũy với những nhịp tăng giảm đan xen. Điều này thể hiện qua thanh khoản và giao dịch có phần trầm lắng trong tuần cùng sự thận trọng của nhà đầu tư khi dòng tiền thiếu sự dứt khoát, tạo ra hiện tượng lình xình trồi sụt. Thị trường đang thiếu sự đồng thuận của dòng tiền và thanh khoản, và với vệc áp lực bán vẫn đang là điểm trừ cản trở dòng tiền bứt phá, rủi ro rung lắc ở biên độ 5-10 điểm vẫn cần được tính đến và ngưỡng hỗ trợ gần nhất là 1.243 điểm, cũng là đường Senkou-span B của mây Ichimoku.
Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD mới hình thành một đáy nên việc VN-Index rung lắc cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên cả hai chỉ báo RSI và MACD đều ở vùng thấp tạo ra những điểm giải ngân với mức giá chiết khấu và đây có thể là cơ hội đối với nhà đầu tư. Nếu lực cầu có tín hiệu tham gia mạnh mẽ hơn vào tuần sau thì thị trường sẽ hồi phục lại mốc 1.270 điểm.
“Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư bình tĩnh, rà soát lại danh mục cổ phiếu và chỉ duy trì những mã chưa vi phạm ngưỡng cắt lỗ, đồng thời giữ được biên độ sideway, hoặc thậm chí là zig zag đi lên đồng thời thu hút được lực cầu ổn định. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên hạn chế mua đuổi khi chưa có tín hiệu xác nhận rõ ràng về xu hướng của thị trường ở thời điểm hiện tại”, ông Hoàng cho hay.
Các tin khác

Nhóm Cao su đồng loạt chạm sàn, VN-Index giảm 10,6 điểm

Dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2025

Dòng tiền mua suy yếu, VN-Index giảm thêm 6,35 điểm

Thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ tác động nhiều chiều đến Việt Nam

Thanh khoản sụt giảm, VN-Index giằng co trên ngưỡng 1.320 điểm

Những nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp từ đầu tư công

Áp lực chốt lời gia tăng, VN-Index giảm gần 6 điểm

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng gì từ “kỷ nguyên vươn mình”?

Nhóm ngành nào sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt trong năm 2025?

VN-Index hồi phục nhẹ, nhưng áp lực chốt lời đang rình rập

Thị trường quốc tế biến động, cơ hội nào cho chứng khoán Việt?

Chứng khoán giảm phiên thứ 4 liên tiếp: Tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn hay rủi ro dài hạn

Thị trường chứng khoán ngày 21/3: Cơ hội vẫn hiện hữu nhưng cần thận trọng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ
