Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Cơ hội mở rộng cho vay tín chấp ngành lúa gạo

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Hàng nghìn nông hộ sản xuất lúa đã tiếp cận được các khoản vay không có tài sản đảm bảo từ các NHTM. Song cầu vay vốn tín chấp của bà con rất lớn. Do đó cơ chế cho vay tín chấp lĩnh vực lúa gạo đang được xem xét triển khai nhân rộng tại các mô hình liên kết chuỗi giá trị và các mô hình tham gia Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao.
aa
SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ Cho vay theo chuỗi: Rộng cửa cho doanh nghiệp tiếp cận vốn Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Dư nợ trăm tỷ không cần tài sản thế chấp

Theo thông tin từ KienlongBank, thời gian qua, ngân hàng này đã phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam triển khai chương trình cho vay tín chấp tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tại Kiên Giang, sau hơn 6 tháng triển khai (từ cuối tháng 9/2024 đến tháng 4/2025) ngân hàng này đã giải ngân 155,5 tỷ đồng cho 1.831 hộ nông dân, với hạn mức vay tối đa 500 triệu đồng/hộ, không yêu cầu tài sản đảm bảo.

Ông Đỗ Trần Thịnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang cho hay, theo kế hoạch phối hợp với KienlongBank chi nhánh Rạch Giá, từ nay đến cuối năm 2025, hai bên sẽ phấn đấu giải ngân khoảng 500 tỷ đồng vốn vay, hỗ trợ khoảng 7.000 hội viên Hội Nông dân được tiếp cận nguồn vốn. Trong khi đó, về phía ngân hàng, ông Lê Trung Hưng, Giám đốc KienlongBank chi nhánh Kiên Giang nhận định, ưu điểm lớn nhất của chương trình là quy trình nhanh gọn, không yêu cầu tài sản thế chấp, các khoản vay được xét duyệt dựa trên năng lực trả nợ, phương án sử dụng vốn và uy tín cá nhân (thông qua đánh giá của tổ vay vốn) nên đều rất chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích.

Ngoài Kiên Giang, hiện tại KienlongBank cũng đã cho vay hơn 27,4 tỷ đồng cho nông dân trồng lúa tại Bạc Liêu theo cách thức tương tự. Ngân hàng này cũng đã triển khai thêm gói tín dụng ưu đãi 1.000 tỷ đồng dành cho các chủ thể OCOP với hạn mức vay tín chấp lên đến 500 triệu đồng. Các địa phương khác, hiện cũng đang có nhu cầu và kiến nghị mở rộng chính sách cho vay tín chấp với hộ dân, hợp tác xã sản xuất lúa, sản xuất rau màu.

Theo quan sát của phóng viên tại một số địa phương, hiện nay nhu cầu vay tín chấp để đầu tư kho sấy và nâng cấp giống chất lượng cao của các HTX là rất lớn. Đại diện các hợp tác xã lớn như HTX Tiến Dũng (Cờ Đỏ, Cần Thơ), HTX Thuận Thắng (Thới Lai, Cần Thơ) cho biết, thời gian qua chính quyền địa phương và các NHTM cũng đã khảo sát nhu cầu vốn và đặt vấn đề triển khai các gói vay phục vụ HTX, nông hộ tham gia các mô hình liên kết với doanh nghiệp hoặc tham gia Đề án 1 triệu hecta lúa gạo chất lượng cao.

Về phía ngân hàng, Agribank đã cam kết sẽ triển khai cho vay không cần tài sản thế chấp đến 3 tỷ đồng dành cho các HTX sản xuất lúa gạo (tùy theo quy mô và hợp đồng liên kết). Ngân hàng cũng đã dành ra khoảng 30.000 tỷ đồng để thời gian tới cho vay các thành phần tham gia thực hiện Đề án 1 triệu hecta lúa gạo chất lượng cao vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện vẫn đang chờ ngành nông nghiệp và địa phương xác định xong vùng chuyên canh và danh sách các đơn vị liên kết chuỗi mới có thể ký hợp đồng, giải ngân.

Cơ hội mở rộng cho vay tín chấp ngành lúa gạo
Nhiều NHTMCP cung cấp dịch vụ cho sản xuất và kinh doanh lúa gạo

Cần thêm cơ sở pháp lý bảo lãnh vay tín chấp

Mặc dù đồng tình với việc mở rộng cho vay tín chấp đối với sản xuất lúa gạo nói riêng và nông - thủy sản nói chung, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, việc triển khai cho vay không có tài sản đảm bảo cần kết hợp chặt chẽ với chính sách bảo lãnh công khai, minh bạch từ ngân sách Nhà nước hoặc các quỹ hỗ trợ nông nghiệp, đồng thời gia tăng các chính sách bảo hiểm nông nghiệp để có cơ sở bảo vệ cho cả ngân hàng và nông dân.

TS. Trần Minh Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (Vietrisa) cho rằng, đối với các mô hình liên kết sản xuất lúa, các ngân hàng có thể xem xét nghiên cứu mô hình cho vay tín chấp thông qua cá nhân trong HTX. Theo đó, thay vì HTX đứng ra vay, có thể phân bổ hạn mức vay tín chấp cho các thành viên dựa trên cam kết bảo lãnh của doanh nghiệp liên kết và chính quyền địa phương. Việc phân bổ hạn mức này giúp gia tăng tính chủ động và trách nhiệm cho các thành viên HTX, đồng thời tháo gỡ một số nút thắt pháp lý khiến các mô hình kinh tế tập thể khó tiếp cận vốn vay.

Tuy nhiên, ông Cao Thăng Bình, chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của WB tại Việt Nam cho rằng, để các ngân hàng có thể gia tăng cho vay tín chấp thì khung pháp lý về bảo lãnh các khoản vay này cần rõ ràng. Trong đó, cơ chế kiểm soát rủi ro, các tiêu chí tín nhiệm, cơ sở dữ liệu sản xuất, hợp đồng liên kết và năng lực tài chính của khách hàng phải được đánh giá kỹ ngay từ giai đoạn thẩm định và xem xét hỗ trợ vốn.

Đại diện một số NHTM cũng nhận định rằng, việc cho vay nông nghiệp với tỷ lệ tín chấp cao, giải ngân theo nhu cầu dòng tiền từng thời điểm của dự án giai đoạn trước đã được thực hiện với nhiều mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Tuy nhiên, nhiều mô hình sau đó gặp khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

Vì thế, nếu các bộ, ngành, địa phương muốn các ngân hàng nhân rộng các khoản vay tín chấp với Đề án 1 triệu hecta lúa gạo hoặc các chuỗi liên kết giá trị nông sản thì ngoài việc hoàn thiện các cơ chế pháp lý chung về bảo lãnh, kiểm soát rủi ro, ràng buộc trách nhiệm của các bên trong chuỗi giá trị thì cần chủ động hợp tác với từng NHTM để phối hợp xây dựng những quy chế, cơ chế, hướng dẫn triển khai các khoản vay phù hợp, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn và hạn chế tối đa rủi ro cho cả ngân hàng và các mô hình được nhận các khoản vay tín chấp.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

Tiếp tục dẫn dắt xu hướng tài chính xanh và hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 2.000 tỷ đồng với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) - nhà sản xuất điện hàng đầu thuộc Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng tổng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng, theo Quyết định số 1195/QĐ-QLGS6 ngày 5/6/2025. Đây là bước tiến quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để LOTTE Finance mở rộng và phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh trong năm 2025.
HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dụng ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Tăng cường dòng vốn rẻ hỗ trợ nền kinh tế

Tăng cường dòng vốn rẻ hỗ trợ nền kinh tế

Hiện các ngân hàng đang tích cực tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. Theo đánh giá của các chuyên gia, lãi suất thấp không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư mới, qua đó lan tỏa hiệu ứng tích cực tới nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 5/2025, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,52%, cao hơn đáng kể so với mức 2,41% cùng kỳ năm 2024. Dòng vốn tín dụng mở rộng nhanh đã góp phần tích cực vào tổng đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra.
Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Với chị Kiều, và cả gia đình, số tiền từ Bảo hiểm Agribank không chỉ là một khoản tiền đền bù mà là một tia sáng, một sự sẻ chia đúng lúc, mang theo niềm tin về những giá trị của bảo hiểm trong cuộc sống.
Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Chiều 5/6, tại Khách sạn Central, TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 7 tổ chức Hội nghị khơi thông nguồn vốn ngân hàng - doanh nghiệp, nhằm tìm giải pháp gỡ khó cho dòng vốn tín dụng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
Tín dụng ưu đãi cho người trẻ an cư, lạc nghiệp

Tín dụng ưu đãi cho người trẻ an cư, lạc nghiệp

“An cư lạc nghiệp” là câu thành ngữ quen thuộc phản ánh quan niệm và triết lý sống bền vững của người Việt, đặc biệt với giới trẻ trong độ tuổi xây dựng tương lai. Việc sở hữu một tổ ấm ổn định chính là nền tảng vững chắc để an tâm phát triển sự nghiệp. Thấu hiểu được điều này, các ngân hàng đang rốt ráo triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho vay mua nhà, trong đó có chương trình tín dụng dành riêng cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội.
Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội (KTXH) tiếp tục phục hồi và phát triển sau đại dịch, việc nâng cao hiệu quả các chính sách an sinh, đặc biệt là tín dụng chính sách xã hội (CSXH), đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của nhiều địa phương.
Mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng

Mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng

Sự nhập cuộc tích cực từ các ngân hàng thương mại trong việc tháo gỡ khó khăn, khơi thông dòng tín dụng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh được kỳ vọng sẽ là động lực giúp các tiểu thương, hộ kinh doanh có cơ hội tiếp cận nguồn vốn dễ dàng với quy trình linh hoạt cùng mức lãi suất ưu đãi.