Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp sau dịch
M&A: Kích thích cho thị trường tài chính | |
Mua bán sáp nhập sôi động sau dịch bệnh | |
Doanh nghiệp cần sẵn sàng đón sóng M&A hậu Covid |
Doanh nghiệp hy vọng vào M&A
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/5/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13,89 tỷ USD, bằng 83% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 6,7 tỷ USD, bằng 91,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy có dấu hiệu chững lại so với năm 2019, nhưng các chuyên gia dự báo, hoạt động M&A trong thời gian tới đây sẽ phát triển mạnh mẽ và tăng dần lên.
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Trọng Thịnh, hoạt động M&A sẽ tạo ra những động thái mới, giúp doanh nghiệp tái cấu trúc hoạt động từ đó vượt qua được khủng hoảng, khó khăn trong giai đoạn hiện tại và phát triển tốt hơn trong tương lai. Trong thời gian vừa qua, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là với những doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất, đang phải cầm chừng. Vì vậy, M&A sẽ là một giải pháp tốt để đổi mới kinh doanh, có thêm nguồn lực, gia tăng khả năng chống chọi với bất trắc.
Ông Phạm Xuân Anh, Giám đốc khối ngân hàng đầu tư Công ty CP Chứng khoán MB chia sẻ, M&A là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp, một cách thức để doanh nghiệp có thể mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh của mình trong nỗ lực tạo ra các giá trị lớn hơn cho cổ đông, quản trị và giảm thiểu rủi ro.
Trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, đều có những cơ hội và thời cơ để doanh nghiệp có thể lớn mạnh hơn, mà M&A là một ví dụ rất tốt. Đơn cử như việc Masan mua lại VinMart, VinMart+ đã cho thấy đó là một chiến lược khôn ngoan, khi hệ thống VinMart đã có mạng lưới phủ rộng khắp toàn quốc, thương vụ này mang lại tỷ suất lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt nên M&A để tập trung vào một lĩnh vực trọng điểm, không nhất thiết phải đa ngành nghề. Điển hình như các doanh nghiệp châu Âu đã có tên tuổi vài trăm năm nhưng chỉ trung thành với một loại sản phẩm, trong khi đó doanh nghiệp Việt có xu hướng đầu tư dàn trải qua nhiều ngành nghề, dẫn đến không có nền tảng để phát triển, ông Phạm Xuân Anh cho biết thêm.
TS. Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Long Biên cho biết, thực tế cũng đã chứng minh, doanh nghiệp chỉ nên đầu tư vào mảng lợi thế tốt nhất của mình.
Chỉ M&A khi đã sẵn sàng
Ông Phạm Xuân Anh cũng cho rằng, lợi ích mà các thương vụ M&A mang tới là không thể phủ nhận, thế nhưng vẫn luôn có những rủi ro nhất định trong hoạt động này. Bản thân doanh nghiệp chỉ nên M&A khi đã thực sự sẵn sàng. Nếu vẫn thấy nguy cơ, không tự tin thì sẽ rất khó thành công.
Có nhiều yếu tố để đối tác quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Điểm đầu tiên chính là chất lượng tài sản. Chất lượng tài sản của doanh nghiệp tốt là điểm đầu tiên hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và là căn cứ để doanh nghiệp có thể dùng để đàm phán giá với nhà đầu tư. Ngoài ra, còn một loại tài sản vô hình quan trọng đó là văn hóa của doanh nghiệp. Chính nó góp phần rất lớn tạo nên giá trị doanh nghiệp mà các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp mua lại đánh giá rất cao.
Bên cạnh đó, là công tác quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, với bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp yếu kém nên dễ tạo ra lỗ hổng quản trị rất lớn cho doanh nghiệp.
Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều điểm sáng mới cho các doanh nghiệp muốn M&A. Cụ thể, Việt Nam đang kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt và có một hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Đặc biệt, việc phê chuẩn EVFTA là cơ hội lớn cho doanh nghiệp, nhất là các DN liên quan đến công nghệ 4.0, Fintech.
Tuy nhiên, TS. Đinh Trọng Thịnh cũng đưa ra cảnh báo tình trạng doanh nghiệp Việt sẽ bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm với giá rẻ, không những vậy, còn gây mất an toàn với một số lĩnh vực kinh doanh trọng yếu.
Tới đây, cần xem xét một số lĩnh vực khác, là những ngành dễ bị nước ngoài thâu tóm, có tác động xấu đến nền kinh tế để quản lý thật chặt. Nếu không nỗ lực của chúng ta trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, ký kết các hiệp định… sẽ không đạt được kết quả như kỳ vọng, ông Thịnh nhấn mạnh.
Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều điểm sáng mới cho các doanh nghiệp muốn M&A. Cụ thể, Việt Nam đang kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt và có một hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Đặc biệt, việc phê chuẩn EVEFTA là cơ hội lớn cho doanh nghiệp, nhất là các DN liên quan đến công nghệ 4.0, Fintech. Tuy nhiên, TS. Đinh Trọng Thịnh cũng đưa ra cảnh báo tình trạng doanh nghiệp Việt sẽ bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm với giá rẻ, không những vậy, còn gây mất an toàn với một số lĩnh vực kinh doanh trọng yếu. |