Cơ hội với ngành dược trong đại dịch Covid-19

10:23 | 15/12/2021 Doanh nghiệp
aa
Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố báo cáo về ngành dược, nêu một số thách thức cũng như cơ hội của ngành này giữa bối cảnh đại dịch Covid-19, đồng thời đề cập nhiều giải pháp để doanh nghiệp tận dụng và phát huy tiềm năng.
co hoi voi nganh duoc trong dai dich covid 19

Covid-19 mang lại cả cơ hội và thách thức

Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã cho thấy tầm quan trọng hàng đầu của việc chăm sóc sức khỏe và ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe theo những cách chưa từng có trong tiền lệ. Một mặt, nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành dược phẩm và các loại thuốc cải tiến trong việc đảm bảo an toàn và an ninh toàn cầu.

Mặt khác, nó cũng bộc lộ những lỗ hổng trong nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trước tác động của đại dịch, ngành dược cũng gặp những khó khăn nhất định khi đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu và vận chuyển tăng cao, sự thay đổi thói quen, nhu cầu sử dụng thuốc cùng với đó là các quy định phòng chống dịch bệnh siết chặt của Chính phủ, người dân hạn chế đến các cơ sở điều trị bệnh đã làm cho thị trường dược phẩm bị trì trệ nặng nề.

Nhưng bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch cũng mở ra cơ hội lớn thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành dược tái cấu trúc hoạt động vàchuỗi cung ứng, số hóa các quy trình, tăng cường công tác quản trị rủi ro, chuẩn bị sẵn sàng cho thời kỳ bình thường tiếp theo.

co hoi voi nganh duoc trong dai dich covid 19

Sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19: Một trong những tiến bộ của ngành dược phẩm trong đại dịch chính là công nghệ nano trong sản xuất vắc-xin mRNA Covid-19. Đây là một kỹ thuật mới đã được hai hãng Moderna và BiONTech phát triển thành công, mRNA mã hóa cho một protein được tìm thấy trên bề mặt của vi-rút buộc các tế bào của cơ thể sản xuất ra protein đó, từ đó thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại vi-rút Covid-19.Hiện nay, có 5 loại vắc-xin phòng Covid-19 đang được nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam, trong đó 2 loại vắc-xin do chính Việt Nam nghiên cứu phát triển đã bước đầu cho kết quả khả quan.

Sự tăng tốc của các thủ tục cấp phép thuốc: Do nhu cầu cấp thiết, một số nhà phát triển vắc-xin đã nén quá trình lâm sàng cho SARS-CoV-2 bằng cách chạy đồng thời các giai đoạn thử nghiệm và quá trình nộp hồ sơ đến các cơ quan y tế được tiến hành cùng lúc với quá trình thử nghiệm lâm sàng đã giúp cho vắc-xin Covid-19 được tăng tốc quy trình cấp phép trong chưa đầy một năm so với thời gian trước đây phải cần đến 10 năm.

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến ngày 26/11/2021, trên thế giới có 326 loại vắc-xin đang được nghiên cứu, trong đó 132 loại vắc-xin đang được thử nghiệm lâm sàng bằng các công nghệ khác nhau, có 24 loại vắc-xin đã được phê duyệt sử dụng ở các nước, trong đó có 8 loại được WHO cấp phép.

Có hơn 25 phương pháp điều trị đã và đang được tiếp cận. Đến thời điểm này, Việt Nam có 9 loại vắc-xin Covid-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp và Chính phủ cũng đang thúc đẩy việc tăng tốc sản xuất vắc-xin Covid-19 trong nước. Bên cạnh đó, quy trình phê duyệt nhiều loại thuốc khác cũng đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với trước đây.

Theo thống kê từ cơ quan chức năng và SSI, số lượng phê duyệt thuốc đã tăng lên từ 171 trường hợp trong 8 tháng năm 2020 lên 335 trường hợp trong 8 tháng năm 2021 và thời gian phê duyệt trung bình đối với một số loại thuốc đã giảm từ 22 tháng xuống 18 tháng.

Tăng cường sự hợp tác giữa các hãng dược phẩm trên toàn cầu: Đại dịch cho thấy ngành dược phẩm có thể vừa cạnh tranh vừa hợp tác như thế nào. Covid-19 tấn công, đe dọa toàn nhân loại, nhưng cũng cho thấy những nỗ lực toàn cầu, đoàn kết và sẻ chia để đẩy lùi đại dịch. Nhiều hãng dược đã cùng nhau hợp tác để sản xuất vắc-xin, mặc dù trước đó có thể là đối thủ của nhau.

Bên cạnh vắc-xin Covid-19 được nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng trong nước như Nano Covax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, vắc-xin do Công ty Shionogi (Nhật Bản) phát triển, Bộ Y tế đang hướng dẫn các đơn vị trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19 từ các quốc gia khác như Cuba, Ấn Độ… và có thư gửi WHO giới thiệu các đơn vị của Việt Nam tham gia chương trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA của WHO.

Đẩy mạnh số hóa trong ngành dược phẩm: Ngành công nghiệp dược phẩm đã áp dụng cách kỹ thuật số hóa trước khi đại dịch xảy ra, và Covid-19 đã tạo cú hích mạnh mẽ hơn cho tiến trình số hóa của ngành. Các công ty dược phẩm hàng đầu đang trang bị cho nhân viên của họ các công cụ kỹ thuật số giúp họ tiếp tục làm việc từ các địa điểm xa. Các công cụ kỹ thuật số cũng giúp các công ty truy cập dữ liệu đã phân loại theo yêu cầu mà không ảnh hưởng đến việc vi phạm tính bảo mật. Số hóa cũng giúp các chính phủ theo dõi các đợt tiêm chủng, dữ liệu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và quản lý các cơ sở y tế quốc gia một cách hiệu quả như việc triển khai ứng dụng PC Covid.

Kết quả khảo sát của Vietnam Report gần đây với các doanh nghiệp dược về tác động của Covid-19 đến ngành dược trong năm 2021 cho thấy 57,14% doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh xấu đi một chút; 14,29% doanh nghiệp đánh giá không bị ảnh hưởng và chỉ có 7,14% doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh tốt hơn một chút. Trong làn sóng Covid-19 lần thứ tư, khi mà nhiều tỉnh thành phải thực hiện giãn cách xã hội, có nhiều doanh nghiệp vẫn đạt công suất từ 100%-120%, thậm chí gần 140%, nhưng có những doanh nghiệp lại có kết quả kinh doanh thụt lùi, do phải đóng cửa, tạm ngưng sản xuất và công suất chỉ đạt từ 60%-80%.

co hoi voi nganh duoc trong dai dich covid 19

Bức tranh kinh doanh của ngành dược 9 tháng đầu năm 2021 cũng có sự phân hóa rất rõ nét với hơn 20 doanh nghiệp dược niêm yết trên sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính, có khoảng 50% doanh nghiệp có sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2020.

Động lực và tiềm năng tăng trưởng năm 2022

Việc nghiên cứu và đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến ngành và hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được lợi thế tiềm năng, giảm thiểu rủi ro và đưa ra chiến lược quản trị phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Khảo sát của Vietnam Report trên thang Li-kert 5 điểm với các doanh nghiệp dược chỉ ra tác nhân bên ngoài ảnh hưởng nhiều nhất tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới là:(i) Khả năng kiểm soát dịch bệnh; (ii) Biến động nguyên vật liệu đầu vào; (iii) Cạnh tranh thị phần giữa các doanh nghiệp; (iv) Các quy định, chính sách quản lý chất lượng về giá và quản lý trong ngành dược; (v) Tâm lý người tiêu dùng; (vi) Khả năng hồi phục của nền kinh tế; (vii) Các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết; (viii) Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong ngành. Trong các yếu tố này, có những yếu tố tạo động lực thúc đẩy, nhưng cũng có những yếu tố tạo rào cản, thách thức cho sự tăng trưởng của ngành dược trong thời gian tới.

Đánh giá về yếu tố nội tại, tốc độ ứng phó và sự thích ứng là yếu tố ảnh hưởng nhất đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt trong thời kỳ có nhiều biến động, tiếp theo là Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm; Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp; Khả năng quản lý rủi ro trong doanh nghiệp; Sự tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình vận hành; Hoạt động Marketing của Doanh nghiệp; Chất lượng nguồn nhân lực; Văn hóa doanh nghiệp.

co hoi voi nganh duoc trong dai dich covid 19

Kết quả đánh giá của chuyên gia và doanh nghiệp dược cho thấy khả năng kiểm soát dịch bệnh vẫn là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh dược trong năm tới. Mặc dù dịch bệnh hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện thêm những chủng mới nhưng với việc Chính phủ thúc đẩy hoàn thành bao phủ vắc-xin vào cuối năm 2021, bổ sung gói kích thích kinh tế mới, chuyển chiến lược từ Zero Covid sang “sống chung an toàn với dịch” theo Nghị quyết 128/NQ-CP sẽ giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành dược nói riêng phục hồi và tạo đà tăng trưởng trong năm 2022.

Biến động giá nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu hiện chiếm tỷ trọng khoảng 80-90% nhu cầu ở Việt Nam. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất dược phẩm, giá thành tăng cao so với cùng kỳ,nhất là thời điểm dịch bùng phát mạnh tại hai đất nước cung cấp chính nguồn nguyên liệu dược là Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo FE Healthcare, giá hoạt chất dược phẩm (API) sản xuất các loại thuốc Paracetamol, Azithromycin, Doxycycline v.v đều tăng, như giá của một API sản xuất Paracetamol đã tăng trên 140% trong một năm qua. Điều này đã gây áp lực lớn lên biên lợi nhuận hoạt động của các công ty dược phẩm.

Hiện nay, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã giảm giá xuất khẩu API so với những tháng đầu năm. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh sản xuất API thông qua hai chương trình khuyến khích liên kết sản xuất vào tháng 11/2020 và phê duyệt một chương trình khác vào đầu năm 2021 để thúc đẩy sản xuất API trong nước, góp phần tăng nguồn cung và giảm giá thành nguyên liệu dược, từ đó lợi nhuận của các doanh nghiệp dược Việt Nam có thể được cải thiện tốt hơn trong năm tới.

Tâm lý có tác động rất lớn đến hành vi của người tiêu dùng, khi có niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ của một công ty, họ sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng, và có thể mua nhiều lần về sau.Người tiêu dùng hiện nay thường ưu tiên lựa chọn thuốc ngoại và quen sử dụng các sản phẩm cũ theo hướng dẫn của bác sĩ, ngại thay đổi sang các sản phẩm mới. Khi dịch bệnh bùng phát mạnh, người dân cũng có tâm lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và lo sợ đến những nơi đông người như bệnh viện nếu vấn đề sức khỏe không thật sự cấp bách, điều này tác động tiêu cực đến doanh thu kênh ETC (kênh bán thuốc qua bệnh viện, bác sĩ) trong khi kênh này chiếm khoảng 70% thị phần của cả thị trường thuốc.

Trước khi có dịch bệnh, kênh ETC là động lực tăng trưởng chính của ngành dược, đạt mức tăng trưởng 10% trong năm 2019, nhưng đến năm 2020 chỉ đạt 5%, động lực tăng trưởng của kênh này trong thời gian tới vẫn phụ thuộc vào biến số khả năng kiểm soát dịch bệnh. Người tiêu dùng cũng đã tăng lựa chọn kênh OTC (bán thuốc không cần kê đơn, chủ yếu ở các tiệm thuốc tư nhân), và động lực tăng trưởng của kênh OTC sẽ đến từ các sản phẩm như vitamin và sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Ngoài ra, động lực tăng trưởng cho thị trường dược phẩm còn đến từ cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam đang có tốc độ già hóa nhanh, người dân ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe những biến cố về ô nhiễm môi trường, thiên tai và dịch bệnh, dẫn đến mức chi tiêu cho y tế cũng gia tăng. BMI Research dự báo về độ lớn thị trường dược phẩm của Việt Nam sẽ đạt 7,7 tỉ USD vào năm 2021 và 16,1 tỉ USD năm 2026, với tỉ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam và sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới.

Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã ký kết và làn sóng mua lại và sáp nhập (M&A) trong thời gian qua, theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report sẽ là động lực tăng trưởng của ngành dược trong thời gian tới khi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển mạng lưới phân phối, tiếp cận thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn như EU-GMP, Japan-GMP và nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Nhiều công ty dược lớn nhất tại Việt Nam đã được mua bởi các cổ đông lớn nước ngoài và một số công ty nhỏ khác đang tìm đối tác, nhà đầu tư có thế mạnh tài chính, công nghệ.

Trước những cơ hội và thách thức của ngành dược, các chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report đánh giá triển vọng tăng trưởng của ngành dược trong năm 2022 sẽ có nhiều tín hiệu tích cực hơn so với năm 2021. Nếu như kết quả khảo sát về triển vọng của ngành dược trong năm 2021 được đánh giá là khó có những đột phá, phân hóa giữa các doanh nghiệp, thì kết quả khảo sát gần đây của Vietnam Report về triển vọng năm 2022 đã nổi bật hơn về triển vọng tích cực hơn so với năm 2021, với 62,50% chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá tăng trưởng sẽ khả quan, tốt hơn một chút, 12,50% lựa chọn tăng trưởng mạnh, tốt hơn nhiều và chỉ có 6,25% đánh giá tăng trưởng sẽ thấp hơn một chút so với năm 2021.

co hoi voi nganh duoc trong dai dich covid 19

Top 6 xu hướng trong thời kỳ bình thường mới

Ngành công nghiệp dược phẩm đã phải đối mặt với nhiều thách thức và thay đổi trong hai năm qua. Đại dịch coronavirus lan rộng và các đợt giãn cách xã hội đã khiến cho người tiêu dùng thay đổi thói quen và các tổ chức phải xem xét lại cách tiếp cận kinh doanh của mình để đảm bảo tình trạng thiếu hụt và hạn chế nguồn cung được khắc phục. Những tiến bộ về thuốc, khoa học công nghệ và sự hợp tác giữa các tổ chức đã khuyến khích các công ty áp dụng các phương pháp đổi mới. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành dược phẩm của Vietnam Report đã chỉ ra các xu hướng chủ đạo với ngành dược phẩm trong năm tới.

Phân khúc sản phẩm dẫn đầu tăng trưởng của ngành dược: Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng các phương pháp điều trị khác nhau cho Covid-19 và tác động gián tiếp của đại dịch sẽ làm tăng nhu cầu sản phẩm thuốc điều trị một số bệnh như rối loạn chất, sức khỏe tâm thần v.v.Ngoài ra, các dòng sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng sẽ tiếp tục tăng nhu cầu trong năm tới.

Bên cạnh vắc-xin, thiết bị phòng chống dịch,các sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng chống Covid-19, lĩnh vực tăng trưởng hàng đầu trên thị trường dược phẩm là ung thư học và miễn dịch học.Mặc dù, đại dịch đã làm chậm lại quá trình nghiên cứu và phát triển trong nhiều lĩnh vực ngoài vắc-xin, bao gồm cả ung thư học, nhưng điều này đang bắt đầu trở lại và ung thư vẫn sẽ là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) hàng đầu về mặt đầu tư, cùng với sự tập trung vào nghiên cứu khả năng miễn dịch.

Theo tổ chức IQVIA, khoa ung thư có thể sẽ bổ sung thêm khoảng 100 phương pháp điều trị mới và dự kiến ​​sẽ chiếm tỷ lệ tăng trưởng kép CAGR từ 9% đến 12% trong vòng 5 năm tới, và tăng chi tiêu toàn cầu gần 100 tỷ đô la lên 273 tỷ đô la. Đối với miễn dịch học, tăng trưởng sẽ đạt khoảng 10% CAGR và chi tiêu sẽ đạt khoảng 175 tỷ đô la vào năm 2025.

Gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe: Với sự xuất hiện của biến thể virus mới, năm 2022 có thể sẽ tiếp tục nhận những ảnh hưởng đáng kể từ Covid-19 tác động đến giá cả và việc sử dụng các dịch vụ. Trong báo cáo hàng năm của mình, công ty dịch vụ chăm sóc sức khỏe Vizient đã dự đoán tổng chi tiêu cho dược phẩm sẽ tăng 3,1% vào năm 2022. Thuốc điều trị ung thư sẽ chiếm khoảng 25% mức tăng, với việc tiếp tục chi cho liệu pháp dược phẩm liên quan đến Covid-19. Giá dược phẩm đặc biệt sẽ tăng với tốc độ 4,68% vào năm 2022, do khả năng chấp thuận các liệu pháp mới cũng như tăng giá đối với thuốc đặc trị được sử dụng để điều trị các bệnh tự miễn dịch.

Bên cạnh đó, Vizient cũng ước tính rằng với những xác nhận gần đây từ các hướng dẫn và tổ chức quản lý bệnh tiểu đường, chi phí của các tác nhân gây bệnh tiểu đường có ảnh hưởng sẽ tăng 2,63% trong năm tới. Những loại thuốc tiểu đường mới này đang có được những chỉ định đa dạng ngoài việc quản lý đường huyết, chẳng hạn như để ngăn ngừa các biến cố tim mạch và các biến chứng bệnh khác.

Tiếp tục đẩy mạnh marketing kỹ thuật số: Dưới tác động lây lan nhanh chóng của virus Covid-19, các công ty dược phẩm trên khắp thế giới đã phải hủy bỏ nhiều sự kiện trưng bày các sản phẩm, dịch vụ mới với khách hàng và các nhà đầu tư. Thay vì trực tiếp thăm hỏi khách hàng, nhiều doanh nghiệp chuyển sang bán hàng qua điện thoại, Zalo… và tổ chức sự kiện theo hình thức truyền phát như webinar, livestream hội thảo, đào tạo, talkshow lên Facebook, Youtube đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng và tiếp tục trở thành một trong những xu hướng mới trong tiếp thị dược phẩm trong thời điểm hiện tại.

Doanh nghiệp dược đã thay đổi cách tiếp cận khách hàng. Các chương trình hỗ trợ khách hàng được xây dựng trọng tâm theo dịch, ổn định giá bán, triển khai nhiều đợt tích điểm khuyến mại, tặng hàng; các công cụ marketing được thiết kế phù hợp với kịch bản bán hàng online, giúp trình dược viên chủ động trong công việc.

Marketing kỹ thuật số là một điểm yếu đối với nhiều tổ chức dược phẩm từ trước năm 2020. Nhưng vào năm 2021, các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe không thể thiếu sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ. Do đó, marketing kỹ thuật số sẽ trở thành một trong những xu hướng tiếp thị quan trọng nhất của ngành dược phẩmtrong những năm tới.

Tăng cường công nghệ cao trong nghiên cứu và phát triển: Sự chuyển đổi kỹ thuật số của ngành công nghiệp dược phẩm sẽ tiếp tục diễn ra hàng năm, với những đổi mới công nghệ được thiết lập để tác động đến sự phát triển của thuốc và chuỗi cung ứng. Trong tương lai sẽ có thêm nhiều công ty đầu tư vào kỹ thuật số để giúp họ thu thập dữ liệu và thông tin chi tiết, lấy đó làm cơ sở để thực hiện các chiến lược kinh doanh, đồng thời phục vụ cho quá trình nghiên cứu và phát triển. Thông tin chuyên sâu về kỹ thuật số sẽ giúp các tổ chức cải thiện khả năng tiếp cận và hỗ trợ bệnh nhân, giúp xác định các loại thuốc thích hợp trong các điều kiện cụ thể, rút ​​ngắn thời gian của quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường hiệu quả hơn.

Công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể xử lý dữ liệu lịch sử, đối thủ cạnh tranh và bên thứ ba, đồng thời học hỏi và thích ứng trong thời gian thực. Công nghệ AI đang giúp các nhà sản xuất giảm thiểu thời gian chết và lãng phí sản phẩm, cũng như cải thiện hậu cần về lưu trữ và phân phối sản phẩm an toàn. Điều này sẽ làm cho chi phí và quy trình hiệu quả và hợp lý hơn, giúp đưa thuốc ra thị trường sớm hơn và cải thiện kết quả của bệnh nhân.

Trong những năm tới, số lượng ngày càng tăng các nhà nghiên cứu dược phẩm sẽ sử dụng AI và Máy học (ML) để tăng tốc độ phát triển các phương pháp điều trị mới. AI là trung tâm của việc tạo ra và phân phối vắc-xin, nó sẽ tái xác định tương lai của R&D trong khoa học đời sống. AI toàn cầu trong thị trường chăm sóc sức khỏe dự kiến ​​sẽ đạt 31,3 tỷ USD vào năm 2025.

Tăng trưởng trong việc áp dụng thuốc tương tự sinh học: Thuốc tương tự sinh học (biosimilar) là thuốc có cấu trúc và chức năng tương tự với một thuốc sinh học. Không giống các loại thuốc khác, thuốc sinh học được sản xuất từ các vật thể sống như nấm men, vi khuẩn hay các tế bào động vật.

Sự phổ biến của các loại biosimilars đã ngày càng phát triển kể từ năm 2018 và thị phần đã tăng lên đáng kể. Tương tự sinh học là một loại thuốc sinh học có độ tương đồng cao và tương đương về mặt lâm sàng với thuốc sinh học hiện có. Biosimilars hiện đang được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết, đặc biệt là do giá cả giảm khiến những loại thuốc này có giá cả phải chăng hơn.Để cải thiện kết quả của bệnh nhân, điều quan trọng là các loại thuốc tương tự sinh học phải tiếp cận thị trường trên khắp thế giới để làm cho thuốc có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận hơn.

Cải tiến quy trình thử nghiệm lâm sàng: Các thử nghiệm lâm sàng chiếm thời gian đáng kể trong quá trình phát triển thuốc. Nhiều bệnh nhân thường xuyên bỏ dở trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Các công ty dược phẩm cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng những người bệnh phù hợp cho một nhóm, nhất là khi dịch bệnh bùng phát. Vấn đề này đặt ra cho công ty dược phẩm phải cải tiến quy trình thử nghiệm lâm sàng của họ và có những dự đoán về các công nghệ tốt hơn đang được triển khai để theo dõi nhanh các thử nghiệm lâm sàng về các loại thuốc mới tốt hơn.

Nhiều công ty sử dụng AI, và công nghệ tiên tiến khác để khuyến khích bệnh nhân tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng. Các thử nghiệm sẽ trở nên toàn cầu hơn bằng việc sử dụng hội nghị truyền hình, các ứng dụng di động và nhân viên dược phẩm sẽ kết nối ảo với bệnh nhân.

Một trong những thay đổi lớn nhất mà đại dịch mang lại trong ngành dược phẩm là nhu cầu chăm sóc sức khỏe lấy bệnh nhân làm trung tâm. Giờ đây, các chuyên gia y tế hiểu rằng không có phương pháp điều trị duy nhất nào có thể áp dụng cho những người mắc cùng một căn bệnh. Ví dụ như việc điều trị cho những bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ hơn của Covid-19 rất khác so với những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, khi dịch vụ chăm sóc bệnh nhân lấy bệnh nhân làm trung tâm được cá nhân hóa trở thành tiêu chuẩn, các cá nhân sẽ ngày càng kiểm soát được dữ liệu sức khỏe và hạnh phúc của họ, cho phép họ đưa ra các lựa chọn về lối sống, chăm sóc sức khỏe và điều trị đầy đủ thông tin hơn.

Bài học từ đại dịch và giải pháp tiếp theo

Đại dịch Covid-19 mang lại những tác động và sự tiến bộ công nghệ khoa học mạnh mẽ, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho doanh nghiệp, các tổ chức, và quốc gia trên thế giới. Sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng đầu cuối là những thành phần quan trọng trong ngành dược phẩm. Trong thế giới cạnh tranh ngày nay, thành công được xác định bằng cách quản lý chi phí hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng tối ưu nhất để giữ cho chi phí phục vụ và mức tồn kho thấp nhất trong khi vẫn duy trì mức độ dịch vụ cao nhất. Ngoài ra, quản lý chất lượng sản phẩm, tuân thủ các khuôn khổ quy định liên quan và sự an toàn của sản phẩm, tài sản và con người là những trách nhiệm bổ sung mà các hãng dược phẩm cần đáp ứng.

Một số công ty dược đầu ngành tại Việt Nam đã hướng tới tự chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào từ việc xây dựng cơ sở cung cấp nguyên liệu trong nước. Doanh nghiệp đã dự báo về khả năng các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất và phân phối có thể bị gián đoạn nếu các khu vực, các nhà máy bị phong tỏa trong trường hợp có ca nhiễm Covid-19, từ đó tăng sản lượng sản phẩm, tăng mạnh hàng tồn kho. Do công tác dự báo và chuẩn bị sớm nên doanh nghiệp luôn có hàng sẵn trong kho để phân phối, cung ứng cho các nhà thuốc.

Kết quả khảo sát của Vietnam Report về top 6 giải pháp mà các doanh nghiệp dược đã áp dụng trong đợt bùng phát đại dịch trong năm 2021: (i) Triển khai làm việc từ xa, áp dụng công nghệ vào quản lý; (ii) Tăng dự trữ hàng hóa và nguyên vật liệu thiết yếu; (iii) Tăng cường các hoạt động quảng cáo sử dụng công nghệ số; (iv) Tăng cường tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh; (v) Mở rộng chuỗi cung ứng và tìm kiếm thị trường mới; (vi) Cơ cấu lại mặt hàng chiến lược của công ty, đẩy mạnh các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

Top 6 giải pháp ứng phó trong đại dịch

co hoi voi nganh duoc trong dai dich covid 19

Trải qua những lần bùng phát dịch đã cho thấy doanh nghiệp dược phẩm muốn thành công trong thời kỳ đầy biến động, thay đổi liên tục này cần phải tăng cường các hoạt động quản lý rủi ro, tự động hóa chuỗi cung ứng, duy trì làm việc từ xa, áp dụng công nghệ trong quản lý và vận hành để thích ứng với sự thay đổi khó lường của dịch bệnh. Việc triển khai tự động hóa trong chuỗi cung ứng của ngành dược phẩm sẽ giúp cung cấp thuốc và vật tư y tế tiết kiệm chi phí, không trục trặc nhất là trong bối cảnh Covid-19 lây lan rộng với tốc độ nhanh đã đặt ra nhu cầu cung cấp thuốc, cung cấp oxy và vắc-xin nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Câu hỏi đặt ra đối với các doanh nghiệp dược phẩm là cần xây dựng những biện pháp nào để ứng phó với những thách thức và tạo ra giá trị mới, bền vững cho thời kỳ bình thường tiếp theo? Kết quả khảo sát gần đây của Vietnam Report với các doanh nghiệp dược đã chỉ ra top 7 giải pháp trọng tâm của các doanh nghiệp dược trong thời kỳ bình thường mới tiếp theo, cụ thể: (i) Đầu tư nghiên cứu thuốc mới và mở rộng dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn quốc tế; (ii)Tăng cường ứng dụng công nghệ, tự động hóa trong sản xuất và kinh doanh; (iii) Tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tài chính, chuỗi cung ứng; (iv) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (v) Thực hiện chiến lược phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; (vi) Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuốc, thiết bị y tế: (vii) Phát triển, mở rộng kênh OTC (bán hàng trực tiếp qua các nhà thuốc).

Top 7 giải pháp của doanh nghiệp

co hoi voi nganh duoc trong dai dich covid 19

Một trong những giải pháp mà các chuyên gia và doanh nghiệp đặc biệt chú trọng hơn so với các năm trước đó là vấn để thực hiện chiến lược phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy 3 yếu tố chính thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp dược đó chính là: (1) việc triển khai chiến lược phát triển bền vững có thể nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp với 60% lựa chọn; (2) 53,33% doanh nghiệp cho rằng do Chính phủ ban hành các quy định liên quan đến xây dựng ngành dược phát triển bền vững, hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp phải có hành động thích ứng; (3) doanh nghiệp có thể chủ động xác định các rủi ro và cơ hội bằng cách thực hiện chiến lược phát triển bền vững, được 46,67% lựa chọn.

Bên cạnh báo cáo kể trên, Vietnam Report cũng công bố Top 10 Công ty dược uy tín thuộc các nhóm ngành: Sản xuất dược phẩm; Phân phối, kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế; Top 5 công ty đông dược.

co hoi voi nganh duoc trong dai dich covid 19
co hoi voi nganh duoc trong dai dich covid 19
co hoi voi nganh duoc trong dai dich covid 19
M.Hồng
Nguồn:

Các tin khác

Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu 48 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu

Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu 48 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (1999 - 2025) và tổng kết hoạt động năm 2024 vừa được tổ chức tại Quảng Nam, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Từ chỗ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ bé so với Thái Lan, Indonesia, Philippines… đến nay ngành dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.
Vietnam Airlines khai trương phòng khách Bông Sen tại Cảng hàng không Phù Cát - Bình Định

Vietnam Airlines khai trương phòng khách Bông Sen tại Cảng hàng không Phù Cát - Bình Định

Ngày 15/12/2024 vừa qua, Vietnam Airlines chính thức khai trương Phòng khách Bông Sen tại Cảng Hàng không Phù Cát, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là một trong những tiện ích quan trọng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines tại sân bay Phù Cát, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hành trình bay.
Thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành xu hướng tất yếu

Thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành xu hướng tất yếu

Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2024 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố. Năm 2023 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên thương mại điện tử vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Masan Consumer xuất sắc đạt 3 giải thưởng lớn tại Employer Of Choice 2024

Masan Consumer xuất sắc đạt 3 giải thưởng lớn tại Employer Of Choice 2024

Masan Consumer nổi bật với các chương trình tưởng thưởng và đãi ngộ đột phá trên thị trường
MoMo hợp tác với Trung tâm RAR  - Bộ Công an triển khai bộ giải pháp xác thực điện tử

MoMo hợp tác với Trung tâm RAR - Bộ Công an triển khai bộ giải pháp xác thực điện tử

Việc liên kết với ứng dụng VNeID của Bộ Công an để cập nhật thông tin sinh trắc học, MoMo và Trung tâm RAR sẽ hợp tác nghiên cứu, triển khai các giải pháp số trong dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông vận tải...
Khánh Hòa đối thoại với doanh nghiệp: Hướng tới môi trường kinh doanh bền vững

Khánh Hòa đối thoại với doanh nghiệp: Hướng tới môi trường kinh doanh bền vững

Ngày 17/12/2024, các ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hoà; Nguyễn Tấn Tuân Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Hữu Hoàng Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì buổi đối thoại với hơn 150 doanh nghiệp đến từ các ngành nghề khác nhau.
Các doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Các doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Ngày 17/12, diễn đàn Mekong Connect 2024 chính thức khai mạc với Triển lãm “Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng cường liên kết, phát huy nội lực hướng tới phát triển bền vững”.
Doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam

Vừa qua, Công ty Mitsui & Co, Ltd. (Mitsui) của Nhật Bản đã công bố hoàn tất thỏa thuận để Mitsui trở thành cổ đông chiến lược của Tasco Auto. Khoản đầu tư được giải ngân thành nhiều đợt, đợt đầu tiên đã hoàn thành trước đó không lâu, để phát triển dịch vụ ô tô và hạ tầng giao thông thông minh tại thị trường Việt Nam.
Sun Life Việt Nam nhận giải thưởng "Công ty Bảo hiểm nhân thọ có dịch vụ khách hàng tốt nhất"

Sun Life Việt Nam nhận giải thưởng "Công ty Bảo hiểm nhân thọ có dịch vụ khách hàng tốt nhất"

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam (Sun Life Việt Nam) vừa được Tạp chí Tài chính Quốc tế (thuộc International Finance Publications Limited có trụ sở tại Vương quốc Anh) trao tặng giải thưởng “Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất – Việt Nam 2024”.
TP. Hồ Chí Minh: Bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực

TP. Hồ Chí Minh: Bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực

Ngày 16/12, bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 18/12 ngành công thương thành phố sẽ tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị tham gia “Chương trình bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)”.
Keppel hợp tác với AWS triển khai các giải pháp kết nối, hạ tầng bền vững và AI tạo sinh

Keppel hợp tác với AWS triển khai các giải pháp kết nối, hạ tầng bền vững và AI tạo sinh

Nhà điều hành và quản lý tài sản hàng đầu thế giới có trụ sở tại Singapore sẽ hợp tác cùng AWS nâng cao năng lực trung tâm dữ liệu và triển khai các giải pháp kết nối, năng lượng tái tạo, và các giải pháp AI tạo sinh
Festival Khởi nghiệp: Tinh thần khởi nghiệp lan tỏa mạnh mẽ

Festival Khởi nghiệp: Tinh thần khởi nghiệp lan tỏa mạnh mẽ

Chung kết Chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp quốc gia 2024 và Festival khởi nghiệp năm 2024 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia – VSMA tổ chức.
Payoo 2 năm liên tiếp nhận giải thưởng “Đối tác tiếp thị liên kết tốt nhất”

Payoo 2 năm liên tiếp nhận giải thưởng “Đối tác tiếp thị liên kết tốt nhất”

Hàng ngàn điểm bán hàng thuộc mạng lưới chấp nhận thanh toán của Payoo đã tham gia chương trình, mang đến cơ hội thanh toán hiện đại, an toàn và tiện lợi cho người dùng
Vĩnh Long xây dựng đội ngũ doanh nhân theo hướng bền vững, góp phần phát triển kinh tế

Vĩnh Long xây dựng đội ngũ doanh nhân theo hướng bền vững, góp phần phát triển kinh tế

Ngày 14/12, ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long khẳng định tỉnh cam kết tập trung xây dựng đội ngũ doanh nhân theo hướng bền vững, tạo môi trường bình đẳng, thông thoáng để mọi thành phần doanh nghiệp cùng phát triển, đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.
Xem thêm
Công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo mới tại Văn phòng NHNN, Vụ Dự báo Thống kê và CIC

Công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo mới tại Văn phòng NHNN, Vụ Dự báo Thống kê và CIC

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố và trao các Quyết định của Thống đốc NHNN về việc bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê; Chánh Văn phòng NHNN; Chủ tịch Hội đồng quản lý Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC); Phó Tổng Giám đốc CIC và giao Quyền Tổng Giám đốc CIC. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng dự, trao Quyết định và phát biểu giao nhiệm vụ cho các cán bộ được bổ nhiệm.
Đặt mục tiêu phục vụ 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Đặt mục tiêu phục vụ 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã diễn ra vào ngày 18/12
Bất động sản Việt một năm nhìn lại với nhiều “lát cắt”

Bất động sản Việt một năm nhìn lại với nhiều “lát cắt”

Những thay đổi to lớn trong năm 2024 về chính sách, xu hướng đầu tư hay bối cảnh kinh doanh là cơ sở để chúng ta tiếp tục giữ tầm nhìn lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Chủ động, sáng tạo đưa nghị quyết Công đoàn các cấp vào cuộc sống

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Chủ động, sáng tạo đưa nghị quyết Công đoàn các cấp vào cuộc sống

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - ông Phan Văn Anh đánh giá cao tính chủ động sáng tạo trong hoạt động của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.
2024 nam danh dau thanh cong hoat dong he thong ngan hang

2024 - Năm đánh dấu thành công hoạt động hệ thống ngân hàng

Ngày 14/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 09 15122024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 09-15/12/2024

Trong tuần qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính tiền tệ quốc tế, các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế, Nhóm công tác ngân hàng, các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; NHNN Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các TCTD, Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.
nhnn gap mat cuoi nam voi cac dinh che tai chinh tien te quoc te

NHNN gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế

Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế; Nhóm công tác ngân hàng, các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
Đồng Tháp: Năm 2024, dư nợ tín dụng ước tăng 10%

Đồng Tháp: Năm 2024, dư nợ tín dụng ước tăng 10%

Ngành Ngân hàng Đồng Tháp dự tính đến cuối năm 2024 tổng dư nợ tín dụng tại địa bàn tỉnh này đạt khoảng 117.510 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với đầu năm.
Góp sức phát triển kinh tế địa phương

Góp sức phát triển kinh tế địa phương

Là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi luôn dành 75-85% tổng dư nợ cho lĩnh vực này.
Vốn ngân hàng góp sức để Triệu Phong “thay áo mới”

Vốn ngân hàng góp sức để Triệu Phong “thay áo mới”

Trong thời gian qua, triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân và sự tiếp sức về nguồn vốn tín dụng của Agribank, chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Triệu Phong (Quảng Trị) mang lại kết quả tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Chiều 10/12, tại Hòn Thơm, Phú Quốc, Tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ khởi công dự án Tòa tháp Khát Vọng - Aspira Tower, với tổng mức đầu tư lên đến 13.000 tỷ đồng.
VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

Ngày 05/12/2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) đã vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Indochina Capital (ICC) đã tổ chức thành công lễ khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences tại Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Trước những biến động của nền kinh tế, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang bất động sản với phân khúc căn hộ - ngôi sao sáng đang dẫn đầu thị trường. Trong đó, dự án The Opus One, thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park, được đánh giá là sản phẩm đầu tư hấp dẫn bậc nhất phía Đông TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Với mục đích tối ưu và nâng tầm trải nghiệm khách hàng, từ 16/12/2024, BAC A BANK chính thức ra mắt ứng dụng Mobile Banking phiên bản mới với nhiều cải tiến về giao diện và tính năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.
VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.
Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB

Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB

Với thông điệp “Tự do tận hưởng”, thẻ SHB Mastercard Truly Free của SHB giúp khách hàng gạt bỏ những bận tâm về các loại chi phí và thoải mái trong chi tiêu, chắp cánh người trẻ Việt Nam sống tự do theo đuổi đam mê và tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.
Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Từ ngày 09/12 đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập Ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X-Digi: Cách mạng hóa hành trình dịch vụ khách hàng

KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X-Digi: Cách mạng hóa hành trình dịch vụ khách hàng

Ngoài tốc độ và sự tiện lợi khi cho phép các giao dịch tài chính diễn ra 24/7/365, nền tảng Ngân hàng số X-Digi của KienlongBank còn mang đến tính cá nhân hóa đặc biệt, phù hợp với nhu cầu của đa dạng phân khúc khách hàng, góp phần đưa đến các dịch vụ số toàn diện nhất.
Đồng hành chuyển đổi số cùng khách hàng, ngân hàng chinh phục trái tim của các tiểu thương

Đồng hành chuyển đổi số cùng khách hàng, ngân hàng chinh phục trái tim của các tiểu thương

Số hóa đang thay đổi diện mạo của ngân hàng, mang đến những dịch vụ thông minh, nhanh chóng và phù hợp hơn với nhu cầu của từng khách hàng.
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ

BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là đơn vị đầu tiên trong hệ thống ngân hàng vừa nhận được giải thưởng “Đầu tư sáng tạo bình đẳng giới”. Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Hành trình tiến tới Bình đẳng và Thịnh vượng & Lễ trao tặng UN Women WEPs Awards 2024” do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp thực hiện.
Eximbank EBiz – nền tảng bảo lãnh số cho doanh nghiệp thời 4.0

Eximbank EBiz – nền tảng bảo lãnh số cho doanh nghiệp thời 4.0

Eximbank EBiz mang đến giải pháp bảo lãnh trực tuyến, trên cơ sở công nghệ tự động hóa tiên tiến, bảo mật tối ưu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở ra kỷ nguyên tài chính số hiện đại.
Phiên bản di động