Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu 48 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
Doanh nghiệp dệt may kết nối để tối đa hoá lợi ích từ FTA Doanh nghiệp dệt may cần tăng cường liên kết Ngành dệt may, da giày Việt Nam hướng tới phát triển bền vững |
Thị trường trong nước 25 năm qua cũng tăng từ hơn 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023 và sẵn sàng chinh phục mục tiêu 48 tỷ USD cho năm 2025 sắp tới.; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD |
Cũng theo ông Vũ Đức Giang, thời gian gần đây các đơn hàng dịch chuyển về số lượng nhưng hầu như không có sự gia tăng về giá. Để có thể đón nhận các đơn hàng đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị, thích ứng bằng cách đổi mới công nghệ. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, tự động hóa để nâng cao năng suất, giảm chi phí lao động; đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu giao hàng nhanh chóng hơn.Ngoài các đơn hàng dịch chuyển theo chuỗi cung ứng, nỗ lực đa dạng hóa thị trường, đối tác khách hàng và sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm qua cũng đã phát huy hiệu quả. Hàng dệt may Việt Nam hiện đã xuất khẩu vào hơn 100 thị trường trên toàn cầu. Bên cạnh các khách hàng truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, khối CPTPP và các nước Asean, sản phẩm dệt may Việt Nam cũng đã tiến vào các thị trường mới như châu Phi, Trung Đông…
Đặc biệt, thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày, từ nay đến năm 2030, ngành sẽ chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững. Từ 2031 - 2035, phát triển bền vững một cách hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.