Cuộc xung đột Nga - Ukraine: Rủi ro lớn của kinh tế toàn cầu
Cơn gió ngược
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tạo thêm những bất ổn mới cho kinh tế toàn cầu, vốn đã chịu nhiều thiệt hại sau hai năm hoành hành của đại dịch Covid-19. Cuộc xung đột kéo theo các biện pháp trừng phạt của các quốc gia phương Tây đối với Nga khiến giá lương thực và năng lượng tăng vọt, đẩy lạm phát tăng cao, buộc các NHTW lớn phải tăng nhanh lãi suất để ứng phó, nhưng diều đó lại cản trở đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
“Cú sốc của cuộc chiến về nhu cầu và giá cả đã giáng xuống nền kinh tế toàn cầu, cùng với Covid-19 và các quyết định chính sách khác, đã tạo ra những cơn gió ngược này đối với tăng trưởng”, Robert Kahn - Giám đốc địa kinh tế vĩ mô toàn cầu tại công ty tư vấn Eurasia Group cho biết.
Đặc biệt cuộc chiến đã tàn phá nền kinh tế Ukraine, khiến nền kinh tế này bị thu hẹp 1/3, trong khi các biện pháp trừng phạt của các quốc gia phương Tây cũng gây nhiều khó khăn cho kinh tế Nga.
Nhưng theo các chuyên gia, thật khó để định lượng tác động của cuộc xung đột này đối với phần còn lại của thế giới. Cho đến nay các nước láng giềng châu Âu đã tránh được cú sốc năng lượng nhờ những nỗ lực xây dựng kho dự trữ nhiên liệu và kiềm chế nhu cầu năng lượng, trong khi mùa đông vừa qua tại châu Âu cũng rất ôn hòa khiến nhu cầu năng lượng không cao như những năm trước.
Bên cạnh đó mặc dù giá lương thực và năng lượng toàn cầu đã tăng vọt sau khi cuộc xung đột bùng nổ, nhưng nhiều chỉ số hiện đang ở dưới mức của một năm trước. "Chúng tôi thấy rằng giá năng lượng tăng nhiều hơn vào năm 2021 so với năm 2022, cho thấy chiến tranh và các lệnh trừng phạt không phải là động lực quan trọng nhất", các nhà phân tích Zsolt Darvas và Catarina Martins cho biết trong một nghiên cứu vào tháng 12 cho tổ chức tư vấn châu Âu Bruegel.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố hồi tháng 1 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,4% trong năm ngoái - chỉ thấp hơn một điểm phần trăm so với dự báo trước khi cuộc xung đột nổ ra cũng như trước khi các NHTW trên thế giới tăng nhanh lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Ẩn số khó đoán định
Điều đó đã khiến không ít người lạc quan kết luận rằng, kinh tế thế giới đã vượt qua tác động tiêu cực của cuộc xung đột này. Sự lạc quan này được phản ánh khá rõ nét tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay ở Davos, trong khi thị trường tài chính đang đặt cược rằng các nền kinh tế tiên tiến có thể tránh được suy thoái toàn diện.
IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm 2023, cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà kinh tế được Reuters khảo sát vào tháng trước. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu tăng trưởng kinh tế toàn cầu có theo đúng dự báo của IMF khi mà cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa có hồi kết nên vẫn là một nguồn rủi ro lớn, chưa kể nhiều ẩn số khác như lạm phát và sự thắt chặt chính sách tiền tệ của các NHTW.
Mặc dù cuộc xung đột này cũng góp phần thúc đẩy các quốc gia tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo được coi là ít bị tổn thương hơn trước các cú sốc địa chính trị trong tương lai. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến xuất khẩu dầu của Nga giảm sẽ sớm góp phần vào sự ổn định trong nhu cầu toàn cầu đối với nhiên liệu hóa thạch và do đó mang lại tiềm năng chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng xanh.
Nhưng điều đó đòi hỏi đầu tư vào năng lượng sạch phải cao hơn nhiều con số kỷ lục 1,4 nghìn tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực này trong năm 2022, theo ước tính của IEA. Nếu không kinh tế toàn cầu sẽ chịu rủi ro lớn khi giá năng lượng, kéo theo đó là lạm phát tăng cao, buộc các NHTW phải kéo dài hơn chu kỳ thắt chặt tiền tệ của mình.
Tác động của cuộc xung đột đối với thương mại toàn cầu cũng là một ẩn số khó đoán định. Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 và việc nhiều chính trị gia ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ thắng cử vốn đã khiến quá trình toán cầu hóa kéo dài hai thập kỷ qua bị gián đoạn. Giờ đây, câu hỏi đặt ra là liệu các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga có phải là khởi đầu cho một sự cố thủ hơn nữa trong thương mại quốc tế.
Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức khác nhận thấy rủi ro thương mại bị chia cắt thành các khối thương mại nhỏ, một kịch bản mà IMF đã mô hình hóa là làm giảm tới 7% sản lượng toàn cầu.
Các tin khác

GDP của Singapore tăng trưởng 0,4% so với cùng kỳ trong quý I

Fitch đặt Hoa Kỳ vào tình trạng triển vọng “tiêu cực”

Dầu thô nối dài đà khởi sắc, kim loại vẫn “đỏ lửa”

Lạm phát của Anh giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm

New Zealand tiếp tục tăng lãi suất, phát tín hiệu sẽ không thắt chặt thêm

Giá đồng giảm tạo đà bứt tốc cho năng lượng tái tạo Việt Nam

Hoạt động kinh doanh ở Mỹ tăng cao nhất trong vòng 13 tháng

Nhật Bản: Tâm lý kinh doanh tích cực hơn khi nền kinh tế phục hồi

Kim loại nối dài đà suy yếu, giá dầu khởi sắc

Lạm phát lõi tháng 4 của Singapore tăng 5%, vượt dự báo

Không có thỏa thuận mới nào về vấn đề trần nợ của Mỹ

Tiền lương thực tế năm tài khóa 2022 của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 8 năm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa

Israel tăng lãi suất lên cao nhất kể từ năm 2006

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
