Dạ Yến Thảo khoe sắc trong nắng xuân
1. Đến Đà Nẵng, nhiều người nghĩ ngay đến Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà hay nơi có một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh là Mỹ Khê, Non Nước... Ít ai nghĩ rằng trong thành phố này còn có một nông thôn rộng lớn nằm ven đô với đa dạng các hoạt động sản xuất và có đóng góp không nhỏ vào cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.
Với một vùng đất trung du, đồi núi trù phú phía tây Đà Nẵng, nơi đây phù hợp với phát triển đa dạng các ngành nghề từ tiểu thủ công nghiệp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp… Thế nhưng những năm trước, người dân nơi đây vẫn phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ ăn.
Song gần đây, với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vùng đất này như được hồi sinh từng ngày. Nhiều nguồn vốn từ ngân sách các cấp, vốn vay ngân hàng được đầu tư vào đây, tạo điều kiện cho khu vực này thay đổi diện mạo.
![]() |
Góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo |
Tuy nhiên, nơi đây vẫn còn không ít hộ nghèo, hộ khó khăn, hàng năm phải nhận sự hỗ trợ của chính quyền thành phố mỗi khi Tết đến, xuân về. Năm nay, Tết lại đang cận kề, nhưng người dân lại càng khó hơn lúc nào hết, bởi họ vừa trải qua cơn “đại hồng thuỷ” cách đây chưa lâu. Bão lũ để lại hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn cả về người và tài sản. Không ai ngờ rằng, một đô thị loại 1 lại có thể tan hoang đến vậy sau thiên tai lịch sử.
Song với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, ngay sau mưa lũ, chính quyền các cấp cùng với cộng đồng doanh nghiệp, đoàn thể trong thành phố đã chung tay hỗ trợ giúp người dân nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Trong đó, ngành Ngân hàng mà đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã có những hoạt động thiết thực, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ người dân tiếp cận nguồn vốn để khắc phục hậu quả thiên tai.
Tại làng nghề đá mỹ nghệ trang trí Hòa Sơn (huyện Hòa Vang), anh Nguyễn Thành Luân, chủ một cơ sở sản xuất đá chia sẻ, cơ sở hoạt động 8 năm qua, nhưng chưa bao giờ chứng kiến nước lũ khủng khiếp như vậy. Nhiều dụng cụ, máy móc ngập chìm trong nước bị hư hỏng.
Anh kể, trong lúc khó khăn, NHCSXH đã kịp thời hỗ trợ cho vay 100 triệu đồng, nhờ đó, máy móc thiết bị được sửa chữa đưa vào hoạt động trở lại, duy trì được việc làm cho 10 lao động tại xưởng. “Mình được vay nhanh, với thủ tục đơn giản, lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, nên rất yên tâm…”, anh Luân hồ hởi.
2. Anh Lê Ninh quê ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) vào Đà Nẵng lập nghiệp với nghề trồng hoa cây cảnh hơn 8 năm qua. Bao nhiêu công sức chuẩn bị cho vụ hoa Tết trên diện tích gần 6.000m2. Thế nhưng 2 cơn bão liên tiếp số 4 và số 5 hồi cuối năm qua đã làm tốc mái hơn 300m2 nhà màn trồng hoa Dạ Yến Thảo, dừa Cạn, xác pháo… Cùng với đó, hàng ngàn chậu cây giống đã vào chậu cũng bị ngập nước gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Anh Ninh tâm sự, ngay sau mưa lũ, cán bộ NHCSXH đã xuống tận nơi thăm hỏi, tư vấn và hỗ trợ miễn giảm lãi suất đối với khoản vay 200 triệu đồng.
![]() |
Tạo việc làm ổn định, giúp người dân vươn lên thoát nghèo |
Nhờ sự hỗ trợ kịp thời từ phía chính quyền, hội đoàn thể và NHCSXH, đến nay, việc kinh doanh hoa của gia đình anh Ninh dần ổn định. Nhìn những giàn hoa treo, đâu đâu cũng khoe sắc thắm với đủ màu rực rỡ, anh Luân phấn khởi khi đa số hoa trong vườn đều đã được các thương lái, chủ vựa đặt hàng mua. Anh hy vọng có một cái Tết đầm ấm sau bao lo toan vất vả…
Những nụ cười tươi tắn của của vợ chồng anh Ninh như những bông Dạ Yến Thảo đang khoe sắc trong nắng đầu xuân.
3. Trên chuyến xe trở về trụ sở NHCSXH huyện, Giám đốc Hồ Ngọc Cẩm, người có thâm niên hàng chục năm gắn bó với nông dân và người nghèo huyện Hòa Vang chia sẻ, dư nợ đến giữa tháng 12/2022 của phòng giao dịch là hơn 723 tỷ đồng, là một trong những chi nhánh cấp huyện có dư nợ thuộc top 5 trong hệ thống NHCSXH.
Những con số “biết nói” đó minh chứng cho sự nỗ lực của đơn vị trong việc giúp người dân tiếp cận nguồn tín dụng chính sách để phát triển sản xuất kinh doanh. “Hơn ai hết, những người làm tín dụng chính sách rất mong được tạo điều kiện để bà con vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương… Đó là niềm vui lớn hơn cả”, anh Cẩm bộc bạch.
Để phát triển và đẩy lùi cái nghèo, cái khó, những năm qua, Đà Nẵng dành sự quan tâm lớn cả về chính sách và nguồn lực, cùng với sự tham gia của các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân theo hướng bền vững. Các chương trình “5 không”, “3 có”, “4 an” được xây dựng và triển khai thực hiện đã mang lại nhiều giá trị nhân văn và tạo thương hiệu riêng cho Đà Nẵng, trở thành “Thành phố đáng sống”.
Đà Nẵng xác định, một trong các giải pháp quan trọng thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội là sử dụng hiệu quả nguồn lực tín dụng thông qua hệ thống NHCSXH. Từ đó, hàng chục ngàn lượt hộ vay vốn trên địa bàn từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.
Ông Hồ Kỳ Minh nhấn mạnh, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách. Sự gia tăng đáng kể của nguồn vốn ngân sách địa phương thể hiện sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
Từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, UBND các cấp của TP.Đà Nẵng đã cân đối ngân sách, chuyển 1.603 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu hàng năm về giảm nghèo nhanh và bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội của thành phố.
Khi nói về chất lượng và hiệu quả của tín dụng chính sách, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng ghi nhận, tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho hộ gia đình phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần cải thiện ổn định đời sống của người nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo; hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu của người dân về đời sống sinh hoạt; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích học sinh sinh viên vươn lên trong học tập, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nhiều hộ gia đình có chỗ ở ổn định.
“Các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần cùng thành phố hoàn thành vượt kế hoạch giảm nghèo hàng năm; một số chương trình cho vay đối với các đối tượng yếu thế hoàn lương, sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng thấm đẫm tính nhân văn... Vốn tín dụng chính sách góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, được làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng. Từ đó, từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo”, ông Triết khẳng định.
Các tin khác

Quyết liệt đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Đầu tư cho nông nghiệp, hướng đi mang lại hiệu quả

Kon Tum: Thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

"8WONDER" đưa maroon 5 đến Phú Quốc United Center

Ngân hàng “kim, chỉ”…

Khánh Hòa: Tín dụng chính sách thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo bền vững

Agribank Quảng Trị đồng hành cùng địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Ngân hàng lưu động tiếp thêm động lực cho người dân miền núi thoát nghèo

Thúc đẩy các gói tín dụng và bảo hiểm gắn với nông nghiệp - nông thôn

Nguồn vốn làm lại cuộc đời

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp

Agribank sát cánh cùng sự lớn mạnh của doanh nghiệp, doanh nhân

Cơ hội thoát nghèo cho đồng bào miền núi Phú Yên

Tín dụng và bảo hiểm hậu thuẫn vùng nguyên liệu

Đồng hành cùng nông dân nuôi cá sấu

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn
Quảng Nam giải ngân vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
