Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đàm phán Mỹ - Trung: Cơ hội thoát thế “cùng thua”?

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Trung Quốc và Mỹ sẽ bước vào vòng đàm phán thương mại quan trọng đầu tiên vào thứ Bảy (giờ Mỹ), nhằm tìm cách thoát khỏi một tình thế được các chuyên gia phân tích đánh giá là “cùng thua” cho cả hai nền kinh tế, trong khi vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về “thắng lợi” cho mỗi bên.
aa
Những nội dung chính trong thỏa thuận thương mại đầu tiên Mỹ - Anh Ông Trump đề xuất cắt giảm thuế quan đối với Trung Quốc trước thềm cuộc họp cuối tuần
Gặp gỡ Mỹ - Trung có phải là cơ hội thoát thế “cùng thua”?
Gặp gỡ Mỹ - Trung - cơ hội thoát thế “cùng thua”?

Nỗ lực tìm "tiếng nói chung"

Trung Quốc là tâm điểm trong cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động, cuộc chiến đã làm rung chuyển thị trường tài chính, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế diện rộng.

Mục tiêu của Washington là cắt giảm thâm hụt thương mại với Bắc Kinh và gây sức ép buộc Trung Quốc từ bỏ mô hình kinh tế trọng thương, hướng tới việc tái cân bằng tiêu dùng toàn cầu, điều này đòi hỏi Bắc Kinh phải thực hiện những cải cách trong nước sâu rộng và khó khăn.

Về phía mình, Trung Quốc kiên quyết phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào định hướng phát triển, xem việc nâng cao năng lực công nghiệp và công nghệ là thiết yếu để tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Bắc Kinh yêu cầu Washington dỡ bỏ thuế quan, làm rõ danh mục hàng hóa Mỹ cần Trung Quốc tăng nhập, và được đối xử bình đẳng trên trường quốc tế.

So với nhiệm kỳ trước của ông Trump, khoảng cách giữa hai bên hiện sâu sắc hơn, với nguy cơ đổ vỡ lớn hơn. Khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện thương mại Jamieson Greer gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Thụy Sĩ, giới phân tích không kỳ vọng vào bất kỳ kết quả đột phá nào.

Ngoài thuế quan đang ở mức ba chữ số mà thị trường coi như hình thức “cấm vận thương mại ngầm”, các chủ đề phi thương mại như kiểm soát fentanyl, hạn chế công nghệ và căng thẳng địa chính trị cũng sẽ làm phức tạp thêm tiến trình đàm phán.

“Không có kỳ vọng sẽ đạt được bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào trong cuối tuần này, ngoài việc xác định liệu hai bên có thể thống nhất về một lộ trình đàm phán và những chủ đề sẽ đưa vào nghị sự”, Scott Kennedy, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định.

Kịch bản khả quan nhất cho thị trường tài chính hiện nay là hai bên đạt được thỏa thuận giảm thuế từ mức hơn 100% hiện tại xuống ngưỡng có thể cho phép lưu thông hàng hóa hai chiều, dù vẫn còn đủ cao để gây tổn hại cho doanh nghiệp hai nước.

Ông Trump, người vừa công bố chi tiết thỏa thuận thương mại mới với Anh, đã phát tín hiệu rằng mức thuế trừng phạt 145% với hàng hóa Trung Quốc có thể được điều chỉnh xuống thấp hơn. Trên mạng xã hội, ông đề xuất mức 80%, vẫn cao hơn cam kết tranh cử năm ngoái 20 điểm phần trăm, song chưa rõ đoàn đàm phán Mỹ có chính thức đưa ra đề xuất này hay không.

Ryan Hass - Giám đốc Trung tâm Trung Quốc thuộc Viện Brookings dự báo, Bắc Kinh sẽ yêu cầu được hưởng cơ chế miễn trừ thuế quan 90 ngày như các đối tác khác từng được hưởng, để tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Tuy vậy, ông cũng thừa nhận khả năng đột phá là rất thấp.

“Quyết định tăng thuế trước đó mang tính đơn phương, nên việc giảm thuế hoàn toàn có thể mang tính đơn phương tương tự”, ông nói.

Mặc dù ít người kỳ vọng sẽ có miễn trừ, song nếu đạt được thỏa thuận giảm thuế, dù rất nhỏ và đồng thuận tổ chức các vòng đàm phán tiếp theo (có thể mở rộng sang vấn đề như fentanyl), đó vẫn sẽ là kết quả tích cực đối với giới đầu tư.

“Nếu đạt được một lệnh đình chiến tạm thời hoặc giảm thuế đối xứng, điều đó sẽ mở đường cho một tiến trình đàm phán toàn diện hơn trong tương lai”, Bo Zhengyuan - chuyên gia tư vấn tại Plenum Thượng Hải nhận định.

Giảm leo thang tạm thời và chiến thuật đàm phán

Dù cả hai bên có thể nêu bật động thái giảm thuế như một thắng lợi chiến thuật để trấn an công chúng trong nước, thì thực tế cho thấy các nhà máy Trung Quốc sẽ bắt đầu chịu ảnh hưởng nặng nề trong những tháng tới, trong khi người tiêu dùng Mỹ phải đối mặt với lạm phát giá cả và nguy cơ mất việc làm.

Căn nguyên của xung đột là sự mất cân đối trong cấu trúc thương mại toàn cầu, nơi thế giới phụ thuộc vào sản xuất giá rẻ và hiệu quả từ Trung Quốc, trong khi tiêu dùng chủ yếu đến từ tầng lớp trung lưu Mỹ sẽ không thể được giải quyết trong một cuộc họp hay một tuần lễ.

Tuy nhiên, thị trường có thể tạm yên tâm khi thấy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có cơ hội làm dịu tình hình, tránh nguy cơ căng thẳng thương mại lan rộng sang lĩnh vực tài chính và địa chính trị.

Chuyên gia Lynn Song - Kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc của ING dự đoán, bất kỳ sự giảm leo thang nào cũng chỉ đưa thuế quan về khoảng 60%, phù hợp với cam kết tranh cử của ông Trump. Dù vậy, mức này “vẫn đủ cao để loại trừ nhiều sản phẩm có thể thay thế”, song cũng là ngưỡng cho phép hàng hóa không có phương án thay thế được nhập khẩu với chi phí thấp hơn.

Trước thềm hội đàm, Reuters cho biết các cuộc trao đổi hậu trường đã vấp phải bế tắc liên quan tới vấn đề fentanyl, cấp bậc đoàn đàm phán, cũng như "giọng điệu" trong phát ngôn từ phía Mỹ.

Việc hai bên phát tín hiệu trái ngược về việc ai chủ động tiếp cận trước đã khiến Bắc Kinh có xu hướng duy trì lập trường cứng rắn trên truyền thông. Một tờ báo nhà nước thậm chí cảnh báo đây sẽ là một “cuộc đấu tranh lâu dài”.

Tuy nhiên, trong một động thái cho thấy Bắc Kinh đang giữ cánh cửa đối thoại, một blog liên kết với truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nhấn mạnh “việc đàm phán tại thời điểm này không gây thiệt hại gì” và Trung Quốc có thể “quan sát, thậm chí khơi gợi ý định thực sự của Mỹ”.

Giới phân tích nhận định nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thể hiện rằng Washington mới là bên nóng vội sẽ giúp Trung Quốc giữ thể diện trong nước, đồng thời củng cố vị thế trong đàm phán.

“Chúng ta không còn chờ xem ai sẽ nhượng bộ trước, mà đang theo dõi cách mỗi bên sẽ cố gắng khiến bên kia trông như thể đã nhượng bộ trước”, một nhà ngoại giao tại Bắc Kinh nhận định.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.
Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa hôm qua (10/6), sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi khởi sắc và đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.219 điểm.
Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ 3 trên 4 nhóm hàng nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần.
NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

Các nhà phân tích cho biết việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) bất ngờ cắt giảm mạnh lãi suất vào tuần trước sẽ khiến đồng rupee dễ bị mất giá hơn nữa.
Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khi các mức thuế của Mỹ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động giao thương, trong khi giá xuất xưởng tiếp tục giảm sâu, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng hai năm.
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được nối lại

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được nối lại

Các quan chức của chính quyền Mỹ sẽ gặp gỡ các quan chức Trung Quốc tại London, Anh vào thứ Hai để nối lại các cuộc đàm phán thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết.