Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đất nông lâm trường: Công tác quản lý quá yếu kém

Trần Hương
Trần Hương  - 
Ngày 22/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 – 2014.
aa

Ông KSor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát cho biết, trước khi sắp xếp diện tích các công ty nông nghiệp quản lý là 567.675 ha, sau sắp xếp (đến năm 2012), tổng diện tích là 630.834 ha (tăng 63.159 ha).

Đất nông lâm trường: Công tác quản lý quá yếu kém

Theo báo cáo, tổng giá trị tài sản của các công ty nông nghiệp là 39.773 tỷ đồng (trong đó tổng tài sản của Tập đoàn Công nghiệp cao su là 32.326 tỷ đồng),vốn chủ sở hữu 23.170 tỷ đồng, riêng các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su là 17.607 tỷ đồng, chiếm 86,09%. Các công ty thuộc Tổng công ty cà phê là 1.776 tỷ đồng, chiếm 8,68%; vốn điều lệ 10.970 tỷ đồng. Bình quân, mỗi công ty nông nghiệp có giá trị tài sản là 141 tỷ đồng, nếu tính cả đơn vị phụ thuộc, thì bình quân mỗi đơn vị có tài sản là 90 tỷ đồng.

Các nông, lâm trường hiện nay được Nhà nước giao quản lý với diện tích đất đai khá lớn 7.916.467 ha, song tổng nộp NSNN của các nông, lâm trường trong 10 năm chỉ đạt 1.809 tỷ đồng. “Hàng triệu ha đất mà trong 10 năm chỉ nộp ngân sách được 1.809 tỷ đồng, không bằng một nhà máy, tôi tính ra mỗi ha chỉ nộp về ngân sách có 90.000 đồng, tức là khoảng 10kg gạo”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách đặt câu hỏi, liệu có lợi ích gì ở đây không mà kinh doanh kém hiệu quả như vậy nhưng những người quản lý đất nông, lâm trường cứ khư khư giữ lấy. Đây cũng là mối hoài nghi của Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn khi cho rằng ngay cả đất nông, lâm trường do các đơn vị quân đội quản lý cũng có vấn đề.

“Được giao quản lý tài nguyên mà không có hiệu quả thì Chính phủ phải kiên quyết thu hồi. Giao cho đất rừng mênh mông như vậy mà tự do cho thuê, tự do cắt bán, rồi làm những gì trong đó cũng không ai biết, không ai kiểm tra được, không quy trách nhiệm được là không thể chấp nhận được”, ông Sơn nói.

“Tôi có thể cho rằng đất đai nông, lâm trường cơ bản là chúng ta không quản lý được. Phải yêu cầu kiên quyết thu hồi, giao lại đất cho dân canh tác”, ông Sơn yêu cầu.

Trưởng đoàn Giám sát, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Kso Phước dẫn ra hàng loạt dẫn chứng về sự bùng nhùng trong quản lý đất nông, lâm trường. Dù UBND các tỉnh, thành phố đã phê duyệt phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh, phương án sử dụng đất, kế hoạch, yêu cầu thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng sau chuyển đổi.

Nhưng, Đoàn giám sát nhận thấy, bản chất việc quản lý, sử dụng hầu như không thay đổi. Việc chuyển đổi mô hình công ty mới chỉ dừng lại trên đề án. Các công ty nông, lâm nghiệp mới chỉ chuyển đổi tên, chưa thực sự thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý, sử dụng đất đai theo các quy định hiện hành của luật pháp và theo phương án quản lý, sử dụng đất tại các đề án đã được phê duyệt.

Số đơn vị thực hiện đúng các quy định về thuê đất, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất rất ít. Mới có 112 nông, lâm trường đã thực hiện chuyển sang thuê đất, với diện tích 472.709 ha; trong đó có 4 nông trường với diện tích 56.045 ha và 48 lâm trường, diện tích 416.664 ha. Có 4 nông, lâm trường chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền, với diện tích 2.029 ha.

“Điều này thể hiện việc chấp hành các quy định của pháp luật về chính sách đất đai, chính sách tài chính đất đai và hoạt động của các cấp quản lý và DN nông, lâm nghiệp chưa nghiêm”, ông Phước nhấn mạnh.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Đảng bộ Cục Công nghệ thông tin có nhiều đóng góp với quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Đảng bộ Cục Công nghệ thông tin có nhiều đóng góp với quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 12/6/2025, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ chính trị và Kế hoạch 11-KH/ĐUNHNN ngày 14/5/2025 của Đảng ủy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ NHNN lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Đảng bộ Cục Công nghệ thông tin (Cục CNTT) đã tiến hành Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Thống đốc NHNN dự và chỉ đạo Đại hội.
Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội chiều nay (12/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với lộ trình đột phá, mô hình này hứa hẹn nâng tầm vị thế kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức phức tạp về pháp lý, giám sát và rủi ro tài chính.
Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Hà Nội thiết lập bộ máy cấp xã, phường theo mô hình mới

Hà Nội thiết lập bộ máy cấp xã, phường theo mô hình mới

Ngày 12/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp quan trọng của Tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn công tác sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên địa bàn Thành phố.
Đại hội Chi bộ Vụ Tài chính - Kế toán lần thứ I nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Vụ Tài chính - Kế toán lần thứ I nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp

Ngày 12/6, tại Hà Nội, Vụ Tài chính - Kế toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I nhiệm kỳ 2025-2027. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Đào Minh Tú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy NHNN, Phó Thống đốc Thường trực NHNN.
Giao diện mới Cổng Thông tin điện tử NHNN: Hiện đại, khoa học, dễ tiếp cận thông tin

Giao diện mới Cổng Thông tin điện tử NHNN: Hiện đại, khoa học, dễ tiếp cận thông tin

Ngày 10/6/2025, Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CTTĐT NHNN) chính thức ra mắt giao diện mới với thiết kế hiện đại, thân thiện, nội dung được nâng cấp toàn diện.
[Infographic] Chi tiết diện tích, dân số, quy mô kinh tế của 34 tỉnh, thành mới

[Infographic] Chi tiết diện tích, dân số, quy mô kinh tế của 34 tỉnh, thành mới

Sáng 12/6, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, kể từ ngày 12/6, ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
TP. Hồ Chí Minh “chạy thử” chính quyền hai cấp trên toàn địa bàn

TP. Hồ Chí Minh “chạy thử” chính quyền hai cấp trên toàn địa bàn

TP. Hồ Chí Minh chính thức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại 102 phường, xã mới sau sắp xếp. Trong tuần này, chương trình tập huấn để làm rõ vai trò, chức năng của mô hình chính quyền hai cấp sẽ được tổ chức.
Đề xuất đầu tư đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh hơn 120 nghìn tỷ đồng

Đề xuất đầu tư đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh hơn 120 nghìn tỷ đồng

Chiều nay (12/6), Chính phủ đã trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ. Với tổng mức đầu tư hơn 120.000 tỷ đồng, dự án không chỉ kết nối các trung tâm kinh tế, mà còn tạo động lực phát triển bền vững, thúc đẩy liên kết vùng và giảm áp lực giao thông đô thị.
Học viện Ngân hàng: Đoàn kết - đổi mới - kỷ cương xuyên suốt và liên tục

Học viện Ngân hàng: Đoàn kết - đổi mới - kỷ cương xuyên suốt và liên tục

Ngày 12/6, Đảng bộ Học viện Ngân hàng đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Ngân hàng lần thứ 24, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).