Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững
Đầu tư công 2025: Việt Nam giải bài toán tăng trưởng kinh tế bằng hạ tầng Bộ Tài chính kiến nghị giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công |
![]() |
Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) |
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), hiện tại quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 470 tỉ USD, xếp thứ 33 trên thế giới và đứng thứ 67 trong tổng số 141 quốc gia về chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Trong các chỉ số phát triển hạ tầng, Việt Nam đạt kết quả tương đối tốt về hạ tầng số, tuy nhiên các chỉ số về giao thông và năng lượng vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, mặc dù chỉ số phát triển hạ tầng trong lĩnh vực logistics có xu hướng cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Khi so sánh với các quốc gia cạnh tranh, hạ tầng trong nước vẫn chưa có sự bứt phá mạnh mẽ để cải thiện vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Điều này cho thấy cơ sở hạ tầng vẫn là một trong những điểm nghẽn lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
“Hiện tại, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam tốt hơn so với nhiều nước có thu nhập trung bình. Nhưng để có thể cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển trong khu vực, Việt Nam cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng để tạo ra đột phá” – ông Hùng khuyến cáo.
Theo số liệu của ADB, năm 2018, nền kinh tế trong nước khi đó thiếu hụt khoảng 100 tỉ USD đầu tư vào các ngành kinh tế, riêng lĩnh vực năng lượng thiếu hụt khoảng 8 – 9 tỉ USD. Ngược lại, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng số đã có những bước tiến rõ rệt, nhưng tổng thể cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế toàn diện vẫn đang trong tình trạng chưa tạo ra được động lực.
Việt Nam đã xác định một số định hướng chiến lược quan trọng về hạ tầng, thể chế và các đột phá chiến lược. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Tổng giá trị đầu tư công vào hạ tầng có xu hướng tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ giải ngân chỉ đạt khoảng 70% – 80% ngân sách.
Đến năm 2023, tỷ lệ thực hiện có sự đột biến nhưng trung bình hàng năm vẫn thiếu hụt khoảng 20% so với ngân sách, tương đương khoảng 1% GDP. Điều này cho thấy, nếu có thể giải ngân đủ nguồn vốn đầu tư công theo kế hoạch, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 1% mỗi năm.
Một số chuyên gia cho rằng, điểm đáng quan tâm là về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chỉ số ICOR (hệ số sử dụng vốn đầu tư) cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hiệu quả của đầu tư công hiện nay còn nhiều dư địa để cải thiện, không nhất thiết phải tăng thêm vốn mà chỉ cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng đã có thể tạo ra sự gia tăng đáng kể trong tăng trưởng GDP.
Việc phân cấp đầu tư công về cho các địa phương là một bước đi cần thiết, nhưng quá trình triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn. Những bất cập trong quy trình thủ tục giữa trung ương và địa phương khiến nhiều dự án bị kéo dài, làm giảm hiệu quả đầu tư. Do đó, cần cải thiện tính minh bạch trong sử dụng vốn đầu tư công, đồng thời nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện của các địa phương.
Bên cạnh những thách thức, khoảng cách lớn về hạ tầng và nhu cầu phát triển mạnh mẽ cũng tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam, nhất là sau khi Quốc hội đã phê duyệt tăng ngân sách đầu tư công từ 27 tỉ USD trong năm 2024 lên 36 tỉ USD trong năm nay.
![]() |
Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn (Ảnh: Ngọc Hậu) |
Các dự án hạ tầng quy mô lớn đã được xác định, trong đó có các dự án trọng điểm như dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 67 tỉ USD, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ và hệ thống đường bộ cao tốc trên toàn quốc. Những dự án này không chỉ tạo động lực tăng trưởng trong ngắn hạn mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Hiệu quả cải cách và triển khai là yếu tố quan trọng quyết định thành công của các dự án đầu tư công. Để cải cách hiệu quả, cần nhanh chóng ổn định bộ máy, rút ngắn thời gian thực hiện và đảm bảo tính minh bạch trong các quyết định đầu tư. Đồng thời, các dự án hạ tầng cần được thiết kế với chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh, nơi chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu, ông Nguyễn Bá Hùng cho rằng các dự án hạ tầng cần được xây dựng với chất lượng tốt để có thể vận hành bền vững trong thời gian dài. Hiệu quả trong giải ngân – từ giai đoạn chuẩn bị, phê duyệt đến triển khai – là yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công.
Đồng thời, việc Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù là cơ hội lớn để TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu trong đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, thành phố cần có các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong triển khai, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý để tránh tình trạng "vốn có nhưng không giải ngân được”.
Vì vậy, để huy động tài chính cho các dự án đầu tư công, Việt Nam cần có cách tiếp cận linh hoạt hơn thay vì chỉ dựa vào ngân sách nhà nước. Việc thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) là một giải pháp quan trọng để giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách, đồng thời tận dụng được nguồn lực từ khu vực tư nhân.
“Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn. Để thành công, Việt Nam cần đảm bảo tính minh bạch, nâng cao hiệu quả quản lý và thu hút nguồn lực tư nhân để tạo ra sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế trong giai đoạn tới” – chuyên gia Kinh tế trưởng ADB Nguyễn Bá Hùng khẳng định.
Các tin khác

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 14-18/4

Hà Nội đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng nút giao giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Lối mở về thể chế cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Nền tảng dữ liệu tài trợ thương mại “Công cụ đắc lực” xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Trình UBTVQH về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Đề xuất nhiều chính sách then chốt cho đường sắt tốc độ cao

Phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công
![[Infographic] Giữ đà ổn định, xuất nhập khẩu đạt 35,44 tỷ USD](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/18/15/k1-t420250418151156.jpg?rt=20250418151159?250418032557)
[Infographic] Giữ đà ổn định, xuất nhập khẩu đạt 35,44 tỷ USD

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Ngành thuế thu hồi được 22.352 tỷ đồng nợ thuế

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/4

Hoàn thiện khung pháp lý mới cho khoa học, công nghệ

Dự thảo luật quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tạo đột phá trong tự chủ và minh bạch

Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng 100% xe buýt xanh vào năm 2035
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu
