Đầu tư công 2025: Việt Nam giải bài toán tăng trưởng kinh tế bằng hạ tầng
Năm 2025: Thúc đẩy đầu tư công có giúp chứng khoán bùng nổ? Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 Nguyên tắc, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030 |
![]() |
Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi tổng chiều dài các tuyến đường cao tốc |
Cú hích 36 tỷ USD cho hạ tầng
Tuần qua, Quốc hội Việt Nam đã tạo nên một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế khi chính thức thông qua phương án tăng đầu tư công năm 2025 từ 6% lên 7% GDP. Quyết định táo bạo này đi kèm với việc nâng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7% lên 8%, thể hiện rõ quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước.
Theo ông Michael Kokalari, CFA, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, với việc tăng chi tiêu thêm 1% GDP, tương đương 5 tỷ USD, tổng vốn đầu tư công năm 2025 sẽ đạt mức kỷ lục 36 tỷ USD, tăng gần 40% so với năm 2024. Khoản đầu tư khổng lồ này được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Động thái này diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ được dự báo sẽ chậm lại sau mức tăng trưởng ấn tượng 23% trong năm 2024. Việc tăng chi tiêu đầu tư công được xem là một biện pháp bù đắp kịp thời, đảm bảo đà tăng trưởng kinh tế không bị gián đoạn.
Chính phủ cũng thể hiện quyết tâm cao độ trong việc giải ngân đầu tư công thông qua hàng loạt động thái mạnh mẽ như khởi động hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư cho các dự án "khủng" như tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam (67 tỷ USD) và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (8 tỷ USD). Vận hành tuyến metro đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 12/2024, mở ra kỷ nguyên mới cho giao thông đô thị. Ban hành 3 luật quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình phê duyệt dự án, đơn giản hóa thủ tục và khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng.
Việt Nam có đủ nguồn lực để hiện thực hóa tham vọng đầu tư công khi nợ chính phủ vẫn ở mức an toàn (dưới 40% GDP) và ước tính ngân sách chưa giải ngân có thể lên đến 40 tỷ USD.
"Nút thắt" lớn nhất hiện nay là những khó khăn về cơ chế, chính sách trong việc phê duyệt và triển khai các dự án quy mô lớn. Tuy nhiên, việc thông qua các luật mới được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo mục tiêu giải ngân được hoàn thành, ông Trần Hoàng Thế Kiệt, Chuyên gia phân tích ngành kho vận, VinaCapital cho biết.
Ưu tiên giao thông và năng lượng
Ông Michael Kokalari cho biết, hơn 80% vốn đầu tư công sẽ được tập trung vào cải thiện mạng lưới giao thông và phát triển ngành năng lượng. Mục tiêu đến năm 2030 là tăng gấp đôi chiều dài đường cao tốc, công suất sân bay và cảng biển, cũng như tăng gấp đôi khả năng sản xuất và truyền tải điện.
Bên cạnh tập trung vào dự án đường cao tốc như giai đoạn trước, đầu năm 2025, Chính phủ công bố đầu tư thêm một số dự án hạ tầng lớn đường sắt và cảng biển, cũng như thúc đẩy thời gian khởi công sớm hơn dự kiến. Điều này nhằm mục đích tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa hay di chuyển của lực lượng lao động, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Ví dụ, việc mở rộng mạng lưới đường cao tốc/đường sắt của Việt Nam sẽ cho phép các công ty FDI đặt nhà máy ở nhiều khu vực hơn để tiếp cận lực lượng lao động lớn hơn (lưu ý rằng 80% khối lượng hàng hóa ở Việt Nam được vận chuyển bằng đường bộ).
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (và sau đó là hai tuyến Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng) sẽ liên kết 9 tỉnh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lưu thông hàng hóa giữa hai nước (khoảng 40% lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc). Tuyến đường sắt này cũng có thể tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa của Việt Nam sang châu Âu thông qua Trung Quốc.
Thời gian gần đây, việc vận hành tuyến metro tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã góp phần rút ngắn thời gian di chuyển, kết nối hiệu quả giữa trung tâm thành phố, vùng ngoại ô và các khu công nghiệp. Để đẩy nhanh tiến độ, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm đơn giản hóa thủ tục đầu tư và huy động nguồn lực. Dự kiến năm nay, Hà Nội sẽ khởi công tuyến metro số 2 kết nối sân bay Nội Bài, trong khi TP. Hồ Chí Minh triển khai tuyến metro mới đến Cần Giờ.
Về cảng biển, Chính phủ điều chỉnh quy hoạch, bổ sung cảng Cần Giờ nhằm tiếp nhận tàu lớn, hướng tới mục tiêu tăng 50% công suất cảng biển vào năm 2030. Để nâng cao hiệu quả, cần khuyến khích đầu tư vào số hóa và tự động hóa tại các cảng.
Theo ông Trần Hoàng Thế Kiệt, trong lĩnh vực năng lượng, Quy hoạch điện VIII (PDP8) được phê duyệt tháng 5/2023, dự kiến tăng trưởng tiêu thụ điện 9%/năm. Tổng vốn đầu tư khoảng 135 tỷ USD để tăng gấp đôi công suất điện giai đoạn 2021-2030, tập trung vào khí LNG (37%), năng lượng tái tạo (27%) và than đá (19%). Bốn dự án LNG lớn và sáu dự án năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió ngoài khơi Bà Rịa - Vũng Tàu (1,6 GW), dự kiến triển khai trong 5 năm tới.
Các tin khác

Bất động sản miền Trung bất ổn sau “cơn sốt”

Thị trường căn hộ TP. Hồ Chí Minh sụt giảm nguồn cung mới

Thành lập Ban Quản lý Phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh

Thị trường bất động sản phía Nam: Kỳ vọng vào "siêu vùng kinh tế"

Hà Nội giao 38.507,1m2 đất thực hiện Dự án Khu đô thị Nhịp sống mới

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Tín hiệu tích cực về nhà ở xã hội ở Quảng Ngãi

Hà Nội đầu tư hơn 115 tỷ đồng thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà

Chủ tịch Hà Nội: Xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sáp nhập

Hà Nội đầu tư 502 tỷ đồng thành lập cụm công nghiệp làng nghề

Giá căn hộ sơ cấp Hà Nội tăng “phi mã”

Bất động sản Thái Nguyên: Cơ hội vàng và cảnh báo sốt đất cục bộ

Cơ hội vàng cho ngành lưu trú

Đề xuất Thủ tướng duyệt tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Giờ

Hà Nội khởi công dự án nút giao giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
