Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đề xuất thêm nhiều quy định mới liên quan đến xử lý nợ xấu, mua, bán nợ

Hồng Sơn
Hồng Sơn  - 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động của công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng (TCTD) trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản với nhiều điểm đáng chú ý.
aa
Hành lang pháp lý mới để xử lý nợ xấu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Luật hóa Nghị quyết 42: Gỡ nút thắt xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Cần thiết sửa đổi luật để xử lý nợ xấu và bảo vệ hệ thống tín dụng

Đảm bảo nguồn lực xử lý nợ xấu phát sinh của TCTD

Đối với cơ sở thực tiễn và sự cần thiết ban hành Thông tư, căn cứ Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 7/11/2001 ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, các quy định pháp luật về hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (công ty quản lý nợ) không còn phù hợp.

Đồng thời tại khoản 6 Điều 111, khoản 4 Điều 118 và khoản 4 Điều 123 Luật Các TCTD năm 2024 có quy định giao Thống đốc NHNN quy định hoạt động của công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản.

Đề xuất thêm nhiều quy định mới liên quan đến xử lý nợ xấu, mua, bán nợ
Theo NHNN, việc tiếp nhận, xử lý các khoản nợ theo ủy quyền của AMC cần được mở rộng

NHNN cũng cho biết, trên thế giới, các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại (AMC) được thành lập theo nhiều mô hình khác nhau nhằm xử lý nợ xấu và tái cấu trúc tài sản của ngân hàng thương mại. Các AMC của ngân hàng thương mại thường hoạt động với mục tiêu xử lý nợ xấu nội bộ, thay vì mua nợ từ ngân hàng khác. Tại Hàn Quốc các ngân hàng lớn như KB Kookmin, Shinhan, Woori đều có AMC riêng để xử lý nội bộ. Tại Trung Quốc có một hệ thống AMC phát triển mạnh như ICBC, CCB, BOC đều thành lập AMC riêng để xử lý nợ xấu nội bộ…

Đáng chú ý, cơ quan quản lý đề xuất công ty quản lý nợ là công ty con của tổ chức tín dụng chỉ được mua nợ khi tổ chức tín dụng có công ty quản lý nợ đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Dự thảo Thông tư cũng bổ sung quy định về khoản nợ được xử lý trong hoạt động của công ty quản lý nợ. Theo đó, công ty quản lý nợ thực hiện quản lý nợ, khai thác tài sản theo ủy quyền của tổ chức tín dụng có công ty quản lý nợ đó đối với các khoản nợ là khoản nợ xấu bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán. Khoản nợ mà AMC thực hiện quản lý, khai thác theo ủy quyền là nợ xấu bao gồm cả nội bảng, ngoại bảng và việc xác định khoản nợ, nợ xấu nội bảng theo quy định tại Thông tư 31/2024/TT-NHNN.

Công ty quản lý nợ thực hiện mua, bán các khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính là khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán. Dự thảo Thông tư cũng lưu ý, đối với khoản nợ công ty AMC được mua, bán chỉ bao gồm các khoản nợ xấu nội bảng, ngoại bảng phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay cho bảo lãnh, khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính.

NHNN giải thích thêm, hoạt động của TCTD hiện nay đa dạng hơn so với thời điểm ban hành Quyết định 1390/2002/QĐ-NHNN. Do đó, việc tiếp nhận, xử lý các khoản nợ theo ủy quyền của AMC cần được mở rộng để đảm bảo có nguồn lực xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trong hoạt động của TCTD. Bên cạnh đó, hiện tại hoạt động mua, bán nợ, bán khoản phải thu của TCTD thực hiện theo quy định tại: Thông tư 09/2015/TT-NHNN và Thông tư số 20/2017/TT-NHNN.

Cục An toàn hệ thống các TCTD thấy rằng hoạt động của công ty quản lý nợ phụ thuộc vào các hoạt động mà TCTD được thực hiện, các khoản nợ mà công ty quản lý nợ xử lý là các khoản nợ phát sinh từ chính hoạt động của TCTD. Do đó, quy định về hoạt động mua, bán nợ, khoản phải thu của công ty quản lý nợ cũng cần được xây dựng thống nhất với các quy định tại Thông tư 09, Thông tư 20 đã nêu trên.

Trước đây, mục tiêu của việc thành lập công ty quản lý nợ là để xử lý các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng của TCTD. AMC giúp các TCTD thu hồi nợ khó đòi, tái cấu trúc các khoản vay và giảm tỷ lệ nợ xấu, góp phần làm sạch bảng cân đối kế toán của TCTD giúp TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Do đó, việc tiếp tục thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu của AMC là cần thiết. Việc quy định phạm vi khoản nợ được tiếp nhận, quản lý, xử lý theo ủy quyền; mua, bán là khoản nợ xấu phù hợp với mục tiêu chính của việc thành lập công ty quản lý nợ, giúp công ty quản lý nợ tập trung xử lý đối với các khoản nợ xấu. Việc ban hành các quy định mới nhằm tránh được việc TCTD lợi dụng hoạt động của công ty quản lý nợ để mua, bán nợ để làm thay đổi số liệu, tình hình nợ xấu của TCTD.

Làm rõ về hoạt động định giá tài sản bảo đảm

Điều 6 trong Dự thảo Thông tư quy định về Hoạt động quản lý nợ, khai thác tài sản theo ủy quyền của tổ chức tín dụng có công ty quản lý nợ đã làm rõ vai trò của các đơn vị này, đặc biệt trong việc hỗ trợ tổ chức tín dụng mẹ xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm.

Cụ thể, các công ty quản lý nợ được ủy quyền để tiếp nhận và quản lý các khoản nợ, bao gồm cả nợ có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm, nhằm thu hồi nợ thông qua các biện pháp như thu nợ trực tiếp từ khách hàng, xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, hoặc áp dụng các phương thức phù hợp với pháp luật. Các công ty này cũng được phép quản lý, cải tạo, sửa chữa, hoặc khai thác tài sản bảo đảm để bán, cho thuê, góp vốn, liên doanh nhằm thu hồi nợ.

Đề xuất thêm nhiều quy định mới liên quan đến xử lý nợ xấu, mua, bán nợ
Nhiều quy định mới trong hoạt động quản lý nợ

NHNN cũng cho biết, hoạt động định giá tài sản bảo đảm được thực hiện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng mẹ hoặc theo nhu cầu của khách hàng, nhưng công ty quản lý nợ không được trực tiếp thỏa thuận hoặc thu phí từ khách hàng để tránh vi phạm Luật Giá.

Về việc được tiếp nhận, quản lý, xử lý nợ; tiếp nhận, quản lý, xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc, cơ quan quản lý nêu rõ: Để xử lý khó khăn, vướng mắc cho các ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong việc xử lý nợ khi chưa có công ty AMC, Dự thảo bổ sung quy định: “Trường hợp công ty quản lý nợ là công ty con của ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc thì được tiếp nhận, quản lý, xử lý nợ; tiếp nhận, quản lý, xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc.”.

Có thể thấy, NHNN đưa ra các quy định này nhằm kế thừa Quyết định 1390, đồng thời bổ sung để khắc phục các vướng mắc thực tiễn, như nguy cơ vi phạm Luật Giá trong hoạt động định giá hoặc khó khăn trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng yếu kém. Quy định giúp đảm bảo tính minh bạch, pháp lý, hỗ trợ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, và tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu vẫn là thách thức lớn đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.

Hồng Sơn

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cập nhật những diễn biến mới nhất liên quan đến thị trường liên ngân hàng và ngoại tệ trong tuần từ ngày 9-13/6/2025.
Chỉ nhận tiền mặt - “cửa hẹp” trong thời đại số

Chỉ nhận tiền mặt - “cửa hẹp” trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt không còn là xu hướng tương lai, mà là hiện thực của nền kinh tế hiện đại. Hộ kinh doanh nếu đi ngược lại dòng chảy chuyển đổi số, không chỉ đứng trước rủi ro pháp lý mà còn tự đánh mất lòng tin khách hàng, lỡ cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn.
Sáng 19/6: Tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng

Sáng 19/6: Tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (19/6), tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 15-40 đồng so với phiên trước.
[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 19-25/6

[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 19-25/6

Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 19-25/6.
Sáng 18/6: Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng

Sáng 18/6: Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (18/6), tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 2-40 đồng so với phiên trước.
Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối quý 1/2025 với nhiều thông tin đáng chú ý.
Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (17/6), tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 5-40 đồng so với phiên trước.
Nam A Bank huy động thành công vốn vay từ Symbiotics, đẩy mạnh tín dụng xanh và phát triển bền vững

Nam A Bank huy động thành công vốn vay từ Symbiotics, đẩy mạnh tín dụng xanh và phát triển bền vững

Mới đây, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - HOSE: NAB) tiếp tục huy động thành công khoản vốn quốc tế từ Công ty Quản lý quỹ Symbiotics Investments SA (Symbiotics) nâng tổng số vốn huy động từ Symbiotics từ đầu năm đến nay đạt hơn 20 triệu USD, khẳng định uy tín trên thị trường vốn quốc tế với các đối tác hàng đầu.
Sáng 16/6: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Sáng 16/6: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (16/6), tỷ giá trung tâm tăng 18 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 19-58 đồng so với phiên trước.