Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Cần thiết sửa đổi luật để xử lý nợ xấu và bảo vệ hệ thống tín dụng

LĐ
 - 
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ chiều 20/5 đã bày tỏ sự đồng thuận cao với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Nhiều ý kiến khẳng định, việc luật hóa các cơ chế xử lý nợ xấu và cho vay đặc biệt là bước đi cần thiết, góp phần củng cố niềm tin, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
aa

Luật hóa những quy định đã chứng minh hiệu quả

Nhấn mạnh việc Quốc hội xem xét thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng là rất cần thiết, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn Quảng Trị) cho rằng, hoạt động ngân hàng vốn gắn với rủi ro, việc phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Do đó, xử lý nợ xấu là công việc mang tính thường xuyên, nhằm đảm bảo sự luân chuyển vốn thuận lợi cho nền kinh tế.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị)
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị)

Theo đại biểu, hiện nay nợ xấu của hệ thống tín dụng vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng, tạo áp lực lớn cho lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt đặt trong bối cảnh hiện tại khi năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá để về đích cả nhiệm kỳ 2021-2025 và Chính phủ đã đề ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng ít nhất 8%, tạo thế, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để đất nước ta tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo.

Việc luật hóa 3 quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 (quy định về thu giữ tài sản bảo đảm, kê biên tài sản bảo đảm, hoàn trả vật chứng của vụ án hình sự) là vô cùng cấp thiết để bảo đảm cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định nhằm gia tăng hiệu quả xử lý nợ xấu, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân, từ đó tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều đại biểu trong thảo luận tại tổ đồng tình rằng việc đưa vào luật các quy định như thu giữ tài sản bảo đảm, kê biên tài sản trong vụ án hình sự hoặc vi phạm hành chính, hoàn trả vật chứng… là những đột phá thể chế quan trọng.

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (Đoàn Vĩnh Phúc) đánh giá, quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm không phải là mới mà đã được thí điểm hiệu quả trong Nghị quyết 42 và các văn bản dưới luật trước đó. Việc luật hóa toàn bộ quy định tại Điều 7 của Nghị quyết 42 sau khi điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn là hoàn toàn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng.

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc)
Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc)

Do đó đại biểu nhất trí với việc quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm tại dự thảo Luật nhằm bảo đảm việc thu giữ tài sản bảo đảm được thực hiện công khai, minh bạch, có sự giám sát, chứng kiến của cơ quan có thẩm quyền, tránh việc bên thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm lạm dụng quyền của mình. Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung nhấn mạnh, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý này sẽ có những tác động tích cực tới nền kinh tế, như gia tăng khả năng xoay vòng vốn cũng như tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng với chi phí hợp lý.

Đồng thời, đánh giá cao các quy định về kê biên tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, tang vật, phương tiện trong vụ việc vi phạm hành chính cũng là những đột phá về thể chế, bởi điều này thể hiện sự tôn trọng giá trị pháp lý của các giao dịch đã phát sinh hiệu lực. Đây là nền tảng để các ngân hàng yên tâm thực hiện chức năng trung gian tài chính huy động vốn trong dân cư, phục vụ phát triển kinh tế.

Đảm bảo nguyên tắc “có vay có trả”

Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn Quảng Ninh) nhấn mạnh, luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm không phải là hành động “ưu ái” ngành Ngân hàng, mà là bảo vệ nguyên tắc “có vay có trả” và lợi ích của người gửi tiền - những người chịu tác động trực tiếp khi tổ chức tín dụng không thu hồi được nợ.

“Bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức tín dụng cũng có nghĩa là bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, cũng như lợi ích của nhà nước. Hơn nữa, người đi vay, người bảo lãnh phải nhận thức đầy đủ khi dùng tài sản của mình để thế chấp, bởi vì nguyên tắc cao nhất là có vay phải có trả. Khi chúng ta có quan điểm rõ ràng về chuyện này, không có nguồn nào để trả nợ thì phải chấp nhận cho tổ chức tín dụng thu hồi tài sản bảo đảm. Trong trường hợp được pháp luật bảo vệ như vậy, người có tài sản bảo đảm nhận thức được thì họ không chây ì trong chuyện trả nợ, như vậy cũng tránh được các thủ tục tố tụng, cũng như không mất thời gian cho việc thi hành án. Khi tổ chức tín dụng thu hồi được nợ xấu thì không phải trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu, như vậy sẽ có thêm điều kiện để giảm lãi suất cho vay”, đại biểu Phạm Đức Ấn nói.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (Quảng Ninh)
Đại biểu Phạm Đức Ấn (Quảng Ninh)

Cũng theo đại biểu này, việc tổ chức tín dụng thu hồi được nợ xấu cũng đồng nghĩa với việc giảm trích lập dự phòng rủi ro, từ đó tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay - yếu tố then chốt giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh.

Liên quan đến quy định về sửa đổi thẩm quyền cho vay đặc biệt đối với khoản vay có lãi suất 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm từ Thủ tướng Chính phủ sang NHNN, đa số đại biểu bày tỏ sự đồng thuận cao.

Hiện thẩm quyền quyết định vấn đề trên thuộc Thủ tướng Chính phủ, thực tiễn cho thấy quy định này phát sinh thêm thủ tục, kéo dài thời gian. Trong khi đó, quyết định can thiệp cần đưa ra nhanh chóng, kịp thời để tránh những bất ổn trên thị trường, đảm bảo an toàn hệ thống.

Theo đại biểu Phạm Đức Ấn, thông thường các ngân hàng trong trường hợp phải vay đặc biệt rất khó khăn về tài sản đảm bảo và tình hình tài chính rất xấu, thời gian hỗ trợ phải kéo dài, không có khả năng trả lãi. Vì vậy, cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm, không có tài sản đảm bảo có thể giúp tổ chức tín dụng đó sớm ổn định để quay lại hoạt động bình thường. Trong khi đó, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị, bên cạnh phân quyền cho NHNN cũng cần bổ sung quy định để tăng trách nhiệm cho NHNN.

Tin liên quan

Tin khác

Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 15/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3528/UBND-NC về việc triển khai một số nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Ngày 16/6/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 16/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 16/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.
Đà phục hồi lan tỏa, hướng về mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Đà phục hồi lan tỏa, hướng về mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Dù có những biến động lớn từ kinh tế toàn cầu, bức tranh kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 đang dần định hình với những gam màu tươi sáng hơn. Sự ổn định, tích cực trong nhiều lĩnh vực cho thấy đà phục hồi ngày càng rõ nét, song những thách thức phía trước vẫn đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ hơn.
Chủ tịch nước ký Quyết định tặng quà cho người có công nhân dịp 27/7

Chủ tịch nước ký Quyết định tặng quà cho người có công nhân dịp 27/7

Ngày 13/6, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định số 1000/QĐ-CTN về việc tặng quà người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025).
Điểm tựa để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số

Điểm tựa để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số

Ngày 14/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã tham gia biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) với 441/445 tán thành (tỷ lệ tán thành 92,26%).
Thủ tướng yêu cầu triển khai phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu quả, không để ngắt quãng

Thủ tướng yêu cầu triển khai phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu quả, không để ngắt quãng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 12/6/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.
Kinh tế Việt Nam thể hiện sức bền trong “cơn bão thuế quan”

Kinh tế Việt Nam thể hiện sức bền trong “cơn bão thuế quan”

Trong bối cảnh những biến động thương mại toàn cầu do các mức thuế quan Mỹ đề xuất, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với thử thách kép: duy trì đà tăng trưởng ngắn hạn và củng cố vị thế dài hạn.
Sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025: Bước ngoặt lịch sử vì tương lai bền vững

Sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025: Bước ngoặt lịch sử vì tương lai bền vững

Ngày 12/6/2025, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh với sự đồng thuận gần tuyệt đối, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong công cuộc cải cách hành chính. Với 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố, quyết định này không chỉ tối ưu hóa quản trị quốc gia mà còn mở ra tương lai phát triển bền vững cho đất nước.
Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội chiều nay (12/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với lộ trình đột phá, mô hình này hứa hẹn nâng tầm vị thế kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức phức tạp về pháp lý, giám sát và rủi ro tài chính.