Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

“Điểm sáng” tín dụng ưu đãi ở vùng biên

Đắc Hùng
Đắc Hùng  - 
Tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm an sinh xã hội nơi vùng biên.
aa
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội Kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hà Nội

Đức Cơ là huyện nằm ở phía tây tỉnh Gia Lai, có vị trí quan trọng trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; với Quốc lộ 19 là trục giao thông chiến lược gắn Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, trên tuyến hành lang biên giới Việt Nam - Campuchia.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Đức Cơ đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm an sinh xã hội nơi vùng biên.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều người dân thay đổi cuộc sống vươn lên thoát nghèo như hộ gia đình chị Rơ Lan H’Bim, làng Hrang, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ. Trước đây gia đình chị thuộc diện khó khăn và cuộc sống chỉ thay đổi khi chị H’Bim tham gia vào Hội Phụ nữ và được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH. Có vốn ưu đãi, vợ chồng chị H’Bim đã đầu tư trồng 400 cây cà phê trên diện tích đất do bố mẹ để lại. Khi cà phê đã cho thu hoạch, gia đình đã tích lũy được ít vốn và tiếp tục mua thêm đất trồng điều và cao su. Nhờ cần cù, chịu khó, đến nay mỗi năm gia đình chị H’Bim có nguồn thu ổn định gần 200 triệu đồng.

Nhớ lại thời điểm được vay vốn NHCSXH cách đây gần 5 năm, chị Rơ Lan H’Bim xúc động chia sẻ: “Lúc khó khăn nhất, gia đình tôi được tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn của làng hướng dẫn vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện. Cầm số tiền lớn, hai vợ chồng cứ suy nghĩ mãi rồi quyết định trồng cà phê. Sau đó tích cực làm ăn rồi trồng thêm cao su và điều. Bây giờ kinh tế cũng đỡ hơn nhiều rồi”.

NHCSXH huyện Đức Cơ giải ngân vốn tại điểm giao dịch xã
NHCSXH huyện Đức Cơ giải ngân vốn tại điểm giao dịch xã

Hộ gia đình anh Bưng, một thanh niên người dân tộc Bahnar, sinh sống tại làng Yit Rông 2, xã Ia Din, huyện Đức Cơ. Cách đây vài năm, cuộc sống rất khó khăn, vợ chồng Bưng được đoàn thanh niên xã bảo lãnh để vay vốn từ NHCSXH. Từ số tiền vay 30 triệu đồng, vợ chồng anh Bưng đã mua một con bò về để nuôi và trồng 2 ha cà phê. Để phát huy nguồn vốn vay của ngân hàng và vươn lên thoát nghèo, anh Bưng luôn tìm tòi kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trên các phương tiện thông tin đại chúng và tham gia nhiều lớp tập huấn do địa phương tổ chức. Từ những kiến thức tiếp thu được, anh áp dụng vào thực tế nên đàn bò và vườn cây của gia đình ngày càng phát triển. Từ một con bò ban đầu, đến nay, đàn bò của gia đình đã có gần chục con. “Nhờ có nguồn vốn vay ban đầu của NHCSXH mà gia đình giờ đã có của ăn, của để và có thêm nguồn vốn đầu tư tái sản xuất. Đến nay, không những thoát nghèo mà còn là một gia đình thanh niên làm kinh tế tiêu biểu của làng, của xã với thu nhập gần 300 triệu đồng/năm”, anh Bưng chia sẻ.

Việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới đã thu hút cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Đức Cơ chung tay vào cuộc. Qua đó, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một “điểm sáng” và là một trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội.

Hoạt động tín dụng chính sách đã huy động các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương; nguồn vốn tín dụng chính sách tăng trưởng cả về khối lượng và chất lượng, đặc biệt nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH huyện Đức Cơ từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay tăng trên 10 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 448.950 triệu đồng, với 8.885 khách hàng dư nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách được đưa đến 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi và kịp thời.

Lãnh đạo NHCSXH huyện Đức Cơ cho biết, kết quả trên là nhờ tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện tốt nội dung ủy thác, thường xuyên tham gia giao ban với NHCSXH để nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc; tăng cường củng cố hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn; phối hợp lồng ghép chuyển giao khoa học, kỹ thuật cùng với giải ngân nguồn vốn vay giúp bà con biết cách đầu tư, tổ chức kinh doanh phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn. Nhờ vậy, các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Đức Cơ được triển khai sâu rộng và đi vào cuộc sống, thực sự mang lại hiệu quả, đem lại lòng tin cho người dân, góp phần hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo của địa phương.

Đắc Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Dòng vốn ngân hàng tiếp sức tam nông ở Khánh Hòa

Dòng vốn ngân hàng tiếp sức tam nông ở Khánh Hòa

Không chỉ là những con số tín dụng, dòng vốn tam nông của Agribank Khánh Hòa đã len lỏi vào từng xóm nhỏ, lan tỏa rộng khắp ở xứ sở Trầm Hương. Nhờ sự tiếp sức kịp thời từ ngân hàng, hàng nghìn hộ dân nơi đây đã viết nên câu chuyện đổi đời ngay trên mảnh đất quê hương…
HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

Tiếp tục dẫn dắt xu hướng tài chính xanh và hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 2.000 tỷ đồng với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) - nhà sản xuất điện hàng đầu thuộc Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng tổng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng, theo Quyết định số 1195/QĐ-QLGS6 ngày 5/6/2025. Đây là bước tiến quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để LOTTE Finance mở rộng và phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh trong năm 2025.
HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dụng ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Tăng cường dòng vốn rẻ hỗ trợ nền kinh tế

Tăng cường dòng vốn rẻ hỗ trợ nền kinh tế

Hiện các ngân hàng đang tích cực tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. Theo đánh giá của các chuyên gia, lãi suất thấp không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư mới, qua đó lan tỏa hiệu ứng tích cực tới nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 5/2025, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,52%, cao hơn đáng kể so với mức 2,41% cùng kỳ năm 2024. Dòng vốn tín dụng mở rộng nhanh đã góp phần tích cực vào tổng đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra.
Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Với chị Kiều, và cả gia đình, số tiền từ Bảo hiểm Agribank không chỉ là một khoản tiền đền bù mà là một tia sáng, một sự sẻ chia đúng lúc, mang theo niềm tin về những giá trị của bảo hiểm trong cuộc sống.
Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Chiều 5/6, tại Khách sạn Central, TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 7 tổ chức Hội nghị khơi thông nguồn vốn ngân hàng - doanh nghiệp, nhằm tìm giải pháp gỡ khó cho dòng vốn tín dụng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
Tín dụng ưu đãi cho người trẻ an cư, lạc nghiệp

Tín dụng ưu đãi cho người trẻ an cư, lạc nghiệp

“An cư lạc nghiệp” là câu thành ngữ quen thuộc phản ánh quan niệm và triết lý sống bền vững của người Việt, đặc biệt với giới trẻ trong độ tuổi xây dựng tương lai. Việc sở hữu một tổ ấm ổn định chính là nền tảng vững chắc để an tâm phát triển sự nghiệp. Thấu hiểu được điều này, các ngân hàng đang rốt ráo triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho vay mua nhà, trong đó có chương trình tín dụng dành riêng cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội.
Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội (KTXH) tiếp tục phục hồi và phát triển sau đại dịch, việc nâng cao hiệu quả các chính sách an sinh, đặc biệt là tín dụng chính sách xã hội (CSXH), đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của nhiều địa phương.